- Mặc định
- Lớn hơn
Trong ngành nha, nhổ răng là một dạng tiểu phẫu, không mang tính rủi ro cao nên không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, đối với phụ nữ sau sinh, nhổ răng trong thời gian đang cho con bú có thể làm ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và bé. Vậy, người đang cho con bú nhổ răng được không? Mời bạn cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu thông tin chi tiết.
Đang cho con bú nhổ răng được không?
Nhổ răng cho phụ nữ đang cho con bú không được bác sĩ khuyến khích. Tuy nhổ răng là thủ thuật đơn giản, nhưng cần sử dụng thuốc gây tê, thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng sinh. Thành phần có trong các loại thuốc này sẽ làm ảnh hưởng chất lượng sữa mẹ, từ đó làm ảnh hưởng sức khỏe của trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, nếu thực sự cần thiết, mẹ bỉm vẫn có thể nhổ răng. Sau đây là các trường hợp mang tính cấp thiết:
- Răng bị sâu nặng không thể tiếp tục bảo tồn, làm ảnh hưởng khả năng ăn nhai thường ngày.
- Mẹ bỉm bị viêm nha chu nghiêm trọng, chất lượng xương hàm xung quanh bắt đầu bị suy giảm.
- Răng bị viêm tủy, hoại tử tủy và bắt đầu có biến chứng nguy hiểm.
- Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch gây đau nhức dữ dội cần phải nhổ để tránh biến chứng về sau.
Sau khi thăm khám kỹ lưỡng, bác sĩ sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng về việc mẹ bỉm đang cho con bú nhổ răng được hay không. Tất cả đánh răng đều dựa trên tình trạng sức khỏe của mẹ bỉm và em bé. Vì vậy, bạn cần trao đổi thật kỹ lưỡng với bác sĩ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Nhổ răng khi đang cho con bú có thể gây ảnh hưởng gì?
Tuy phụ nữ đang cho con bú có thể nhổ răng, nhưng cần đáp ứng được các yêu cầu cơ bản. Nếu không, nguy cơ gặp phải các biến chứng ngoài ý muốn sẽ rất cao. Cụ thể là.
Đau nhức, stress
Sau khi nhổ răng xong, bất kỳ ai cũng sẽ bị đau nhức vì thuốc tê hết tác dụng. Riêng ở phụ nữ đang cho con bú, điều này có thể làm cho tâm trạng căng thẳng, dễ cáu gắt và nổi giận.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, stress có thể làm ảnh hưởng chất lượng sữa mẹ, do cơ thể tiết ra Hormone Cortisol – 1 loại nội tiết làm ảnh hưởng dòng chảy của sữa trong cơ thể. Trong trường hợp này, sữa sẽ tiết ra chậm hơn, không đủ đáp ứng nhu cầu của trẻ nhỏ.
Bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc giảm đau
Các thành phần có trong thuốc giảm đau có thể gây ra 1 số tác dụng phụ như: Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,… làm cho sức khỏe của người mẹ đang cho con bú bị ảnh hưởng ít nhiều.
Trong 1 số trường hợp, người mẹ có thể quên đã cho con bú hay chưa hoặc thậm chí không có đủ sức lực để chăm sóc trẻ. Điều này gián tiếp làm cho sức khỏe của trẻ nhỏ bị ảnh hưởng.
Ảnh hưởng dinh dưỡng cơ thể
Vị trí vừa nhổ răng sẽ để lại 1 khoảng trống rất to, có thể gây sưng đau trong vài ngày. Vì vậy, các mẹ cần ưu tiên dùng các thực phẩm mềm, dễ nhai như: Súp, cháo, nước ép,…
Tuy nhiên, việc kiêng cử ăn uống sau khi nhổ răng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa của người mẹ, lượng sữa cũng ít đi, không đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ.
Nhổ răng khi đang cho con bú cần lưu ý gì?
Như vậy, thắc mắc đang cho con bú nhổ răng được không đã được giải đáp chi tiết qua các thông tin vừa rồi. Để vừa nhổ răng an toàn, vừa không làm ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc con nhỏ, các mẹ cần đặc biệt lưu ý 1 số vấn đề sau đây.
Vắt và lưu trữ sữa mẹ trước khi nhổ răng
Trước khi nhổ răng, đặc biệt là trong những trường hợp khẩn cấp, các mẹ cần vắt và lưu trữ sữa cho con. Ngoài ra, hãy cho trẻ bú trước khi nhổ răng, điều này có thể giúp các mẹ giảm bớt 1 ít lượng sữa cần dự trữ.
Tuy nhiên, việc vắt và lưu trữ sữa mẹ ở môi trường bên ngoài rất dễ làm cho sữa bị hỏng sau 1 khoảng thời gian. Nếu sử dụng lượng sữa này có thể làm cho trẻ bị nhiễm trùng. Vì vậy, các mẹ cần lưu ý vắt sữa và dự trữ sữa đúng cách theo khuyến nghị sau đây:
- Ở nhiệt độ thường, sữa mẹ sau khi vắt có thể bảo quản trong khoảng 6-8 tiếng.
- Ở ngăn mát tủ lạnh, sữa mẹ sau khi vắt có thể bảo quản trong khoảng 3-5 ngày, ở ngăn đông có thể bảo quản trong 3 tháng.
- Ở nhiệt độ 18 độ C, sữa mẹ sau khi vắt có thể bảo quản trong khoảng 6 tháng.
- Trước khi cho trẻ bú sữa dự trữ, các mẹ cần hâm nóng sữa bằng các dụng cụ chuyên dụng. Tuyệt đối không nên đun sữa mẹ trên bếp hoặc trong lò vi sóng.
Nên cho con bú trước khi uống thuốc giảm đau
Sau khi nhổ răng, các mẹ thường bị đau nhức ít nhất từ 1-2 ngày cho đến khi vết nhổ răng hoàn toàn hồi phục. Do đó, đây là khoảng thời gian mà các mẹ thường sử dụng thuốc giảm đau. Hãy lưu ý cho con bú trước khi uống thuốc giảm đau, vì các thành phần trong thuốc giảm đau có thể làm ảnh hưởng ít hoặc nhiều đến chất lượng sữa mẹ, gián tiếp ảnh hưởng đến trẻ nhỏ.
Không nên dùng thuốc giảm đau bừa bãi
Để không làm ảnh hưởng sức khỏe của con nhỏ và bản thân sau khi nhổ răng trong giai đoạn đang cho con bú, các mẹ tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc giảm đau khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Chỉ nên sử dụng thuốc giảm đau được bác sĩ chỉ định. Vì có rất nhiều loại thuốc có chứa thành phần làm ảnh hưởng chất lượng sữa mẹ, làm cho trẻ nhỏ khi bú cũng bị gián tiếp ảnh hưởng.
Nhổ răng tại nha khoa uy tín
Để đảm bảo an toàn, phụ nữ đang cho con bú cần nhổ răng tại các nha khoa uy tín. Những bác sĩ giỏi, có trình độ chuyên môn sâu rộng sẽ giúp các mẹ hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra khi nhổ răng.
Nhổ răng tại nha khoa uy tín giúp quá trình hồi phục diễn ra theo đúng lộ trình, nhờ đó, cơ thể người mẹ và con nhỏ sẽ nhanh chóng trở lại trạng thái tốt nhất. Ngoài ra, bác sĩ giỏi còn giúp các mẹ hạn chế bị đau nhức khi nhổ răng, hạn chế sử dụng thuốc giảm đau nên không làm ảnh hưởng chất lượng dòng sữa mẹ.
Với những thông tin vừa được chia sẻ trong bài viết vừa rồi, nha khoa Shark hy vọng đã có thể giúp bạn có được câu trả lời về thắc mắc phụ nữ đang cho con bú nhổ răng được không? Ở giai đoạn đang cho con bú, cả cơ thể người mẹ và trẻ nhỏ đều rất nhạy cảm, vì vậy cần lưu ý chăm sóc sức khỏe tốt, nhổ răng tại đơn vị uy tín để hạn chế các rủi ro không đáng có. Để có thêm nhiều kiến thức chăm sóc răng miệng khi đang mang thai hoặc cho con bú, hãy liên hệ với nha khoa Shark – Nha khoa thẩm mỹ chuẩn quốc tế hàng đầu Việt Nam. Bạn sẽ có cơ hội trao đổi trực tiếp với các chuyên gia giàu kinh nghiệm.
Bình luận bài viết