Người bị huyết áp cao có nhổ răng được không?

Người bị huyết áp cao có nhổ răng được không?

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Huyết áp cao là bệnh lý thường gặp, gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe. Đã có nhiều người thắc mắc rằng huyết áp cao có nhổ răng được không? Nhổ răng cho người bị cao huyết áp rủi ro như thế nào? Trong bài viết sau đây, nha khoa Shark sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này.

Người bị huyết áp cao có nhổ răng được không?

Người bị huyết áp cao có nhổ răng được không?

Người bị huyết áp cao vẫn nhổ răng được nếu bệnh lý và chỉ số huyết áp được kiểm soát tốt. Ngoài ra, để xác định người bị huyết áp cao có nhổ răng được không còn cần xem xét 2 yếu tố:

  • Thứ nhất, nha khoa đáp ứng đủ điều kiện để nhổ răng an toàn.
  • Thứ hai, người bị cao huyết áp đã biết và chấp nhận các rủi ro có thể xảy ra sau khi nhổ răng.

Như vậy, nhổ răng cho người bị cao huyết áp cần phải đáp ứng được các điều kiện khách quan lẫn chủ quan. Đây chính là yêu cầu tối thiểu để đảm bảo an toàn cho người bệnh huyết áp.

Tuy nhiên, bác sĩ chỉ khuyến nghị nhổ răng cho người bị cao huyết áp khi dự đoán lợi ích nhận được sẽ nhiều hơn nguy cơ. Ngược lại, nếu rủi ro nhiều hơn so với tính cấp thiết của việc nhổ răng thì không nên thực hiện.

Người bị huyết áp cao có thể nhổ răng nhưng cần đáp ứng được các yêu cầu khách quan và chủ quan
Người bị huyết áp cao có thể nhổ răng nhưng cần đáp ứng được các yêu cầu khách quan và chủ quan

Huyết áp bao nhiêu thì nhổ răng được?

Để có thể nhổ răng an toàn, người có tiền sử bị cao huyết áp cần đáp ứng các chỉ số sau:

  • Ở người trưởng thành: Huyết áp tâm trương từ 60-90 mmHg, huyết áp tâm thu từ 90-140 mmHg, mạch từ 60-90 lần/phút.
  • Ở người cao tuổi: Huyết áp tâm trương <150 mmHg và huyết áp tâm thu <90 mmHg.

Tuổi càng cao, động mạch càng xơ cứng. Vì vậy, bác sĩ đã xác định giới hạn huyết áp thích hợp để nhổ răng theo độ tuổi.

Tuy nhiên, mức độ an toàn khi nhổ răng không chỉ được quyết định bởi chỉ số huyết áp, mà còn phụ thuộc vào sức khỏe tổng thể. Nếu chỉ số huyết áp đạt mức cho phép nhưng bạn lại mắc phải các bệnh lý như: tim mạch, tiểu đường, máu khó đông,… thì nhổ răng cũng gặp rất nhiều rủi ro. Điều này giải thích vì sao bác sĩ luôn phải thăm khám kỹ lưỡng sức khỏe của khách hàng trước khi nhổ răng.

Nhổ răng, người bị huyết áp cao cần có chỉ số huyết áp nằm trong ngưỡng cho phép
Nhổ răng, người bị huyết áp cao cần có chỉ số huyết áp nằm trong ngưỡng cho phép

Huyết áp cao ảnh hưởng như thế nào khi nhổ răng?

Không chỉ thắc mắc người bị huyết áp cao có nhổ răng được không, nhiều người còn lo ngại về các rủi ro có thể xảy ra khi nhổ răng cho người bị cao huyết áp. Nếu không đảm bảo an toàn từ tay nghề bác sĩ cho đến thiết bị máy móc, nhiều hệ lụy có thể xảy ra. Thường thấy nhất là: chảy nhiều máu, nguy cơ bị tai biến mạch máu não, dễ bị viêm nhiễm, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Chảy máu nhiều

Chảy máu là biểu hiện bình thường sau khi nhổ răng, nhưng người bị huyết áp cao sẽ chảy nhiều máu hơn so với người có sức khỏe ổn định. Do trước khi nhổ răng cần sử dụng thuốc gây tê, và loại thuốc này làm cho người bị cao huyết áp chảy nhiều máu ở huyệt răng. Ngoài ra, áp lực trong máu tăng cao sẽ làm vỡ cục máu đông, nên tình trạng chảy máu sẽ kéo dài hơn.

Người bị cao huyết áp chảy nhiều máu sau khi nhổ răng hơn so với người bình thường
Người bị cao huyết áp chảy nhiều máu sau khi nhổ răng hơn so với người bình thường

Nguy cơ tai biến mạch máu não

Thuốc tê được sử dụng trong quy trình nhổ răng có chứa Adrenalin – 1 dạng chất có tác dụng co mạch máu để ngăn thuốc gây tê tan trong máu. Tuy nhiên, đây chính là 1 trong những lý do làm cho huyết áp tăng cao, nguy cơ làm vỡ mạch máu, xuất huyết não và tai biến mạch máu não.

Dễ bị viêm nhiễm sau khi nhổ răng

So với người khỏe mạnh, những người có huyết áp cao sẽ cần thời gian lành thương lâu hơn sau khi nhổ răng. Khi chỉ số huyết áp không được kiểm soát tốt, các mao mạch và tĩnh mạch trong cơ thể sẽ bị hạn chế Oxy và dưỡng chất. Đây chính là lý do làm cản trở khả năng tái tạo của mô và tế bào trong cơ thể, kéo dài thời gian hồi phục.

Tốc độ lành thương càng chậm, vi khuẩn càng có nhiều cơ hội để xâm nhập và tấn công vào vết thương. Điều này làm tăng nguy cơ viêm nhiễm sau khi nhổ răng ở người bị cao huyết áp.

Nguy hiểm đến tính mạng

Là rủi ro nguy hiểm nhất có thể xảy ra khi nhổ răng cho người bị cao huyết áp. Như thông tin đã chia sẻ trước đó, người có huyết áp cao có thể bị tai biến mạch máu não sau khi nhổ răng. Nếu không can thiệp kịp thời, mạch máu sẽ bị vỡ, kéo theo đó là nguy cơ bị liệt nửa người, liệt toàn thân, nguy hiểm nhất chính là tử vong.

Người co huyết áp cao dễ bị tai biến mạch máu não khi nhổ răng, nguy hiểm chất chính là đe dọa đến tính mạng
Người co huyết áp cao dễ bị tai biến mạch máu não khi nhổ răng, nguy hiểm chất chính là đe dọa đến tính mạng

 >>> Đọc thêm: Người bị cao huyết áp có trồng răng implant được không?

Nhổ răng cho người bị cao huyết áp cần lưu ý gì?

Như vậy, đã có thể xác định người bị huyết áp cao có nhổ răng được không. Điều tiếp theo cần tìm hiểu chính là những lưu ý cần biết khi nhổ răng cho người bị cao huyết áp.

Để đảm bảo an toàn khi nhổ răng khi có chỉ số huyết áp cao, bạn cần lựa chọn nha khoa uy tín, lưu ý chăm sóc sức khỏe đúng cách và uống thuốc huyết áp đều đặn. Sau đây là những thông tin chi tiết.

Lựa chọn nha khoa uy tín

Nhổ răng là 1 thủ thuật đơn giản trong nha khoa, nhưng nhổ răng cho người bị cao huyết áp đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề giỏi và kinh nghiệm dày dặn. Do đó, bạn nên đến với các nha khoa uy tín bằng cách cân nhắc các tiêu chí như:

  • Được cấp giấy phép hoạt động hợp pháp.
  • Là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, nhân viên chuyên nghiệp.
  • Nha khoa được trang bị thiết bị hiện đại, tiên tiến.
  • Chi phí dịch vụ được công khai minh bạch.
  • Nhận được nhiều đánh giá tốt từ phía khách hàng.

Thông báo đến bác sĩ tình hình sức khỏe hiện tại

Trước khi nhổ răng, bạn cần thông báo đến bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại cũng như loại thuốc bạn đang sử dụng. Nhờ đó, bác sĩ sẽ nắm rõ hơn về điều kiện sức khỏe của bạn, có cơ sở để xây dựng phác đồ điều trị thích hợp.

Trước khi nhổ răng, bạn cần trao đổi với bác sĩ về tình hình sức khỏe hiện tại
Trước khi nhổ răng, bạn cần trao đổi với bác sĩ về tình hình sức khỏe hiện tại

Uống thuốc huyết áp đều đặn

Khi bị cao huyết áp, bạn cần uống thuốc đúng và đủ theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo chỉ số huyết áp duy trì ở ngưỡng cho phép.Tuyệt đối không được tự ý tăng hoặc giảm liều lượng thuốc uống.

Thoải mái tinh thần

Trước khi nhổ răng, bạn cần giữ tinh thần thoải mái và ổn định. Vì người có tiền sử huyết áp cao sẽ càng bị tăng huyết áp hơn khi lo lắng, hồi hộp, nhiều khả năng dẫn đến đột quỵ.

Chăm sóc cẩn thận sau khi nhổ răng

Chăm sóc, vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng sau khi nhổ răng sẽ giúp rút ngắn thời gian lành thương và ngăn chặn các rủi ro ngoài ý muốn. Bạn cần:

  • Chỉ nên ăn các thức ăn mềm, dễ nhai như: Cháo, súp, nước ép,… trong vài ngày đầu sau khi nhổ răng để không tạo áp lực đến vết thương.
  • Tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây để cung cấp nguồn dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, rút ngắn thời gian lành thương.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động mạnh sau khi nhổ răng.
  • Không ăn các thức ăn cay nóng sau khi nhổ răng để tránh làm kích ứng vết thương.
  • Dùng nước súc miệng, chỉ nha khoa để tăng hiệu quả làm sạch khoang miệng, ngăn không cho vi khuẩn sinh sôi.

Hy vọng với những thông tin vừa được chia sẻ, nha khoa Shark đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc người bị huyết áp cao có nhổ răng được không?. Như vậy, cần phải cẩn trọng, đáp ứng các tiêu chí khách quan lẫn chủ quan khi nhổ răng cho người bị huyết áp cao để đảm bảo an toàn. Với các thắc mắc khác cần được giải đáp, hãy liên hệ với nha khoa Shark và trao đổi cùng các chuyên gia răng hàm mặt hàng đầu Việt Nam.

Đánh giá bài viết

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher