- Mặc định
- Lớn hơn
Việc nhổ răng bằng chỉ là một phương pháp dân gian phổ biến từ xưa. Tuy nhiên, liệu đây có thực sự là cách an toàn và hiệu quả để loại bỏ những chiếc răng sữa đã lung lay.
Bài viết sẽ đi phân tích sâu hơn về phương pháp này. Từ đó giúp bố mẹ đưa ra quyết định để chăm sóc cho sức khỏe răng miệng của con mình.
Nhổ răng bằng chỉ được thực hiện như thế nào?
Việc nhổ răng sữa bằng chỉ nha khoa sẽ được chỉ định áp dụng cho răng sữa đang lung lay và không áp dụng cho răng vĩnh viễn.
Bố mẹ có thể giúp bé nhổ răng đơn giản tại nhà qua những bước sau:
- Bước 1: Làm sạch tay với xà phòng và nước ấm sạch trong khoảng 20 giây.
- Bước 2: Vệ sinh lại răng miệng cho trẻ bằng nước muối pha loãng hoặc dung dịch nước súc miệng chuyên dụng
- Bước 3: Chuẩn bị một đoạn chỉ nha khoa dài khoảng 45cm và luồn qua dụng cụ xỏ chỉ, tiếp đó thắt nút hai đầu.
- Bước 4: Quấn chỉ quanh chân răng, xỏ chỉ luồn qua kẽ răng và quấn khoảng 2 – 3 vòng. Kéo nhẹ nhàng về hướng ra ngoài cho đến khi chiếc răng rụng ra.
- Bước 5: Cầm máu chân răng nếu có và vệ sinh lại khoang miệng cho bé.
Ngoài sử dụng chỉ, bố mẹ có thể sử dụng lực của một số vật dụng khác như máy bay điều khiển từ xa, cánh cửa,… để tác động lên sợi chỉ, giúp răng của bé rơi ra ngoài.
Có nên nhổ răng bằng chỉ tại nhà hay không?
Theo khuyến cáo của bác sĩ nha khoa, nhổ răng bằng chỉ không nên thực hiện tại nhà vì còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể.
Bên cạnh đó, việc nhổ răng sữa cho bé đúng cách và đúng thời điểm sẽ quyết định rất lớn tới hàm răng vĩnh viễn sau này có đều và đẹp hay không.
Khi bạn nhổ răng sữa bằng chỉ sai cách có thể trong tương lai, con mình sẽ gặp phải những trường hợp răng hô, móm, mọc lệch lạc, sai vị trí hoặc chen chúc lên nhau.
Một số biến chứng có thể gặp phải khi nhổ răng bằng chỉ tại nhà
Nếu nhổ răng tại nhà bằng chỉ không đúng theo hướng dẫn có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm sau:
- Việc nhổ răng tại nhà thường không được thực hiện trong điều kiện vô trùng, do đó, nguy cơ nhiễm trùng cao do vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở. Nhiễm trùng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như áp xe, viêm mô tế bào, thậm chí là nhiễm trùng huyết.
- Nhổ răng có thể làm vị trí chân răng chảy máu, việc kiểm soát chảy máu tại nhà khó thuận lợi, đặc biệt là đối với những người có rối loạn đông máu. Chảy máu kéo dài có thể dẫn đến thiếu máu và các vấn đề sức khỏe khác.
- Việc sử dụng lực không phù hợp khi nhổ răng có thể dẫn đến gãy chân răng. Chân răng gãy có thể khó loại bỏ và có thể gây ra các biến chứng như nhiễm trùng và đau đớn.
- Việc sử dụng các dụng cụ không phù hợp hoặc kỹ thuật không chính xác có thể gây tổn thương nướu, lưỡi, má và các mô mềm khác trong miệng.
- Đối với trẻ em, việc nhổ răng sữa quá sớm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn.
Như vậy, thay vì nhổ răng tại nhà, bố mẹ nên đưa bé đến nha khoa để được thăm khám và có biện pháp nhổ răng phù hợp.
Bác sĩ có chuyên môn, kết hợp cùng trang thiết bị hiện đại, việc nhổ răng sẽ diễn ra một cách an toàn, hiệu quả, giúp giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm của thể xảy ra.
Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhổ răng khôn bằng chỉ tự tiêu tại nhà được không thì có thể tham khảo ngay nhé.
Làm cách nào để bé thay răng sữa đều và đẹp?
Quá trình thay răng sữa ở trẻ thường diễn ra từ 6 đến 12 tuổi và là một giai đoạn quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng sau này.
Để trẻ có hàm răng đều đẹp, bố mẹ cần lưu ý những thông tin sau:
- Cho bé đánh răng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần ít nhất 2 phút, bằng bàn chải và kem đánh răng phù hợp với độ tuổi. Nên đánh răng đúng kỹ thuật để làm sạch hiệu quả.
- Cho bé súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước súc miệng dành cho trẻ em theo hướng dẫn của bác sĩ sau khi đánh răng và sau khi ăn vặt.
- Canxi và vitamin D giúp phát triển xương hàm và răng chắc khỏe. Các thực phẩm giàu canxi bao gồm sữa, phô mai, sữa chua, rau xanh lá đậm; thực phẩm giàu vitamin D bao gồm cá béo, trứng, nấm,…
- Đồ ngọt và thức ăn dính dễ bám vào răng, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng. Do đó cần hạn chế nhóm thức ăn này.
- Thức ăn quá cứng có thể làm tổn thương nướu và ảnh hưởng đến sự phát triển của răng, nên cũng cần tránh ăn chúng.
- Đưa bé đi khám nha sĩ định kỳ 3-6 tháng/lần. Tại đây, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe răng miệng của bé, phát hiện sớm và điều trị các vấn đề tiềm ẩn như sâu răng, tật xấu ảnh hưởng đến răng miệng.
- Nếu trẻ có vấn đề bất thường nào trong quá trình thay răng, ví dụ như răng mọc lệch, khấp khểnh, bố mẹ nên đưa bé đến nha sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Bên cạnh những phương pháp vừa kể, bố mẹ cũng cần tạo cho bé tâm lý thoải mái để bé có thể hợp tác tốt trong quá trình chăm sóc răng miệng.
Nhổ răng bằng chỉ là một giải pháp tạm thời tiện lợi đối với những chiếc răng sữa lung lay. Tuy nhiên, bác sĩ nha khoa không khuyến cáo thực hiện. Do đó, bạn nên tới nha khoa để được nhổ răng đúng cách nhất.
Bình luận bài viết