Vì sao răng bị đau khi chạm vào? Có nguy hiểm không?

Vì sao răng bị đau khi chạm vào? Có nguy hiểm không?

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho răng bị đau khi chạm vào. Tình trạng này càng kéo dài, sức khỏe và thẩm mỹ hàm răng của bạn càng bị ảnh hưởng. Vì vậy, khi phát hiện răng bị đau, bạn hãy khẩn trương điều trị bằng các phương pháp khoa học. Hãy theo dõi bài viết sau đây, nha khoa Shark sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất.

Răng bị đau khi chạm vào

Nguyên nhân làm cho răng bị đau khi chạm vào

Thực tế, tình trạng răng đau khi chạm vào rất phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Vấn đề này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do các bệnh lý về răng miệng. Nha khoa Shark mời bạn cùng điểm qua 1 số nguyên nhân điển hình sau đây.

Do bị viêm nướu răng

Viêm nướu răng là bệnh lý răng miệng rất phổ biến, cũng là nguyên nhân hàng đầu làm cho răng bị đau, nhất là khi chạm vào. Nướu răng của bạn bị viêm thường là do mảng bám thức ăn tích tụ lâu ngày hình thành cao răng. Cao răng là nơi ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại, theo thời gian chúng sẽ phát triển ngày càng nhiều và sản sinh độc tố, làm cho nướu răng bị tổn thương. Ban đầu, nướu răng bị sưng đỏ, nếu không xử lý kịp thời, nướu răng sẽ bị viêm nhiễm. 

Bệnh lý viêm nướu răng rất thường gặp. Mỗi người có thể mắc phải bệnh này ít nhất 1 lần trong đời. Triệu chứng cơ bản nhất khi bị viêm nướu răng chính là cảm thấy đau khi chạm vào răng. Dưới sự tác động của quá trình ăn nhai hay đánh răng, cơn đau sẽ dữ dội hơn.

Ngoài bị đau, bạn có thể nhận biết tình trạng viêm nướu răng thông qua các dấu hiệu sau đây:

  • Nướu từ màu hồng hào chuyển sang màu tím hoặc đỏ sẫm.
  • Nướu bị sưng.
  • Xảy ra tình trạng chảy máu chân răng.
Viêm nướu răng là 1 trong các nguyên nhân làm cho răng bị đau, nhất là khi chạm vào
Viêm nướu răng là 1 trong các nguyên nhân làm cho răng bị đau, nhất là khi chạm vào

Do bị sâu răng

Ngoài viêm nướu, sâu răng cũng là nguyên nhân làm cho răng bị đau khi chạm vào. Sâu răng phát triển theo nhiều giai đoạn, từ đơn giản cho đến phức tạp. Ban đầu, các lỗ sâu răng li ti chưa gây ra tác hại đáng kể. Nhưng khi vi khuẩn sâu răng đã lan rộng đến ngà răng, tủy răng, bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được những cơn đau dai dẳng.

Tình trạng sâu răng lan rộng còn vô tình tạo điều kiện cho thức ăn thừa giắt lại ở trong lỗ răng sâu. Điều này không chỉ làm cho bạn cảm thấy đau răng khi chạm vào, mà còn gây ê buốt khi bạn hít thở không khí lạnh.

Do bị viêm nha chu

Một bệnh lý khác làm cho răng bị đau khi chạm vào chính là viêm nha chu. Đây là bệnh lý hình thành do cao răng tích tụ lâu ngày, gây viêm nhiễm nghiêm trọng.

Khác với sâu răng hay viêm nướu, viêm nha chu chủ yếu xuất hiện ở người trưởng thành, nhất là người đang ở tuổi trung niên. Thời gian đầu hình thành bệnh rất khó để phát hiện vì không có triệu chứng rõ ràng. Bệnh càng kéo dài, càng kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm.

Viêm nha chu nghiêm trọng không chỉ làm cho răng bị đau, mà còn hình thành nhiều ổ mủ, làm cho nướu bị sưng và tụt khỏi chân răng. Ngoài răng bị đau nhức, hơi thở của bạn cũng có mùi hôi. Dù bạn đánh răng nhiều lần trong ngày vẫn không thể cải thiện.

Viêm nha chu không chỉ làm răng đau, mà còn làm cho hơi thở có mùi hôi khó chịu
Viêm nha chu không chỉ làm răng đau, mà còn làm cho hơi thở có mùi hôi khó chịu

Do bị viêm tủy răng

Tủy răng là nguồn sống của răng với nhiều dây thần kinh và mạch máu. Khi tủy răng bị viêm, bạn sẽ cảm thấy đau nhức, nhất là khi chạm vào. Những người bị viêm tủy răng còn cảm thấy ê buốt răng dữ dội khi ăn thức ăn nóng hoặc lạnh.

Bị đau là dấu hiệu ban đầu của viêm tủy răng. Nếu tủy răng viêm nặng dẫn đến hoại tử, bạn sẽ không còn cảm giác đau nữa. Đây không phải là 1 tín hiệu tốt, mà là dấu hiệu cho biết chiếc răng đó đã mất đi nguồn sống, có thể gây áp xe, nhiễm trùng bất cứ lúc nào.

Do răng bị chấn thương

Sự tác động quá mạnh của ngoại lực cũng là 1 trong những nguyên nhân làm cho răng bị đau khi chạm vào. Trước các chấn thương, tổ chức nha chu cùng cấu trúc của răng sẽ bị tổn hại. Tùy vào mức độ thương tổn nhẹ hay nặng mà bạn sẽ cảm thấy bị đau ít hay nhiều.

Do áp xe răng

Áp xe răng không chỉ gây đau nhức răng mà còn kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Tiêu men răng, viêm nướu, viêm xoang,… là những biến chứng nguy hiểm bạn có thể phải đối mặt sau khi bị áp xe răng.

Ngoài đau nhức, áp xe răng còn kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời
Ngoài đau nhức, áp xe răng còn kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời

Do mọc răng khôn

Vì là chiếc răng mọc lên sau cùng trên cùng hàm, nên răng khôn không thể phát triển bình thường. Chính điều này làm cho răng khôn mọc gây đau: Răng mọc ngầm, mọc lệch, mọc đâm ngang vào răng số 7,… Bác sĩ đều khuyến khích bạn nhổ bỏ răng khôn càng sớm càng tốt để phòng tránh các biến chứng ngoài ý muốn.

Do bị viêm xoang

Một nguyên nhân khác làm cho răng bị đau khi chạm vào là do viêm xoang. Đây là 1 dạng viêm nhiễm ở mũi, gây đau nhức và kích ứng. Vùng xoang bị viêm nhiễm bị sưng to và sản sinh ra nhiều dịch nhầy, làm cho cảm giác đau nhức nặng nề hơn.

Do thói quen nghiến răng

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thói quen nghiến răng khi ngủ, từ chủ quan cho đến khách quan. Nghiến răng trong thời gian dài làm cho men răng bị mài mòn, từ đó răng rất dễ bị đau nhức dù là với các tác động nhẹ nhất. 

Nghiến răng thường xuyên làm cho men răng bị mài mòn, răng sẽ dần bị đau nhức theo thời gian
Nghiến răng thường xuyên làm cho men răng bị mài mòn, răng sẽ dần bị đau nhức theo thời gian

Răng bị đau khi chạm vào có nguy hiểm không?

Thông thường, cơn đau nhức răng do viêm nướu sẽ biến mất sau khi điều trị thành công. Nhưng nếu bạn bị đau răng do viêm tủy, viêm nha chu,… thì cơn đau sẽ kéo dài hơn. Các bệnh lý này rất nguy hiểm, nếu không chữa đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí là mất răng vĩnh viễn.

Để không phải đối mặt với các vấn đề đe dọa sức khỏe, bạn cần đến nha khoa để thăm khám ngay khi xuất hiện những cơn đau răng đầu tiên. Bác sĩ sẽ kiểm tra và chỉ định phương pháp điều trị thích hợp dành cho bạn.

Để xác định mức độ nguy hiểm khi bị đau răng, bạn cần đến nha khoa để bác sĩ thăm khám
Để xác định mức độ nguy hiểm khi bị đau răng, bạn cần đến nha khoa để bác sĩ thăm khám

Cách khắc phục trong trường hợp răng bị đau khi chạm vào

Có thể thấy rằng, có rất nhiều nguyên nhân làm cho răng bị đau. Để khắc phục triệt để cơn đau răng, cần xác định chính xác nguyên nhân và áp dụng phương pháp điều trị tương ứng. 

Lấy cao răng

Cao răng thực chất là mảng bám thức ăn tích tụ lâu ngày và bị vôi hóa trong môi trường khoang miệng. Cao răng là 1 trong các nguyên nhân gây sâu răng, viêm nha chu,… Vì vậy, lấy cao răng là cách khắc phục tình trạng răng bị đau khi chạm vào rất hiệu quả.

Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để làm sạch cao răng. Lấy cao răng là 1 thủ thuật đơn giản trong nha khoa, chỉ mất khoảng 20 phút để thực hiện. Sau khi làm sạch cao răng, cảm giác đau nhức răng sẽ được cải thiện, răng của bạn cũng trở nên sáng bóng hơn.

Trám răng

Trám răng là giải pháp khắc phục răng sâu ở mức độ nhẹ hoặc trung bình. Các lỗ sâu răng sau khi được làm sạch, bác sĩ sẽ trám bít lại bằng các chất liệu chuyên dụng. Kỹ thuật này giúp khôi phục dáng răng ban đầu, vừa xóa bỏ cơn đau răng, vừa đảm bảo được khả năng ăn nhai.

Ngoài sâu răng, trám răng cũng áp dụng được cho trường hợp bị sứt mẻ răng. Nếu không chữa mẻ răng sớm sẽ ảnh hưởng tủy răng ở bên trong. Tuy nhiên, nếu bạn bị sâu răng nghiêm trọng thì không thể trám răng. Thay vào đó, bạn phải áp dụng phương pháp chữa trị khác. 

Nếu răng bị đau do sâu răng nhẹ hoặc trung bình, trám răng chính là giải pháp khắc phục được bác sĩ khuyến khích
Nếu răng bị đau do sâu răng nhẹ hoặc trung bình, trám răng chính là giải pháp khắc phục được bác sĩ khuyến khích

Chữa tủy răng

Răng bị đau khi chạm vào do bị viêm tủy răng thì cần phải chữa tủy răng để khắc phục. Trước tiên, bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để làm sạch toàn bộ phần tủy răng viêm nhiễm, sau đó tạo hình và trám bít ống tủy. Tủy răng nằm sâu ở bên trong răng nên quá trình điều trị tương đối phức tạp. Số lượng tủy răng viêm càng nhiều, vị trí càng khó tiếp cận thì thời gian điều trị càng dài.

Đăng ký nhận ưu đãi điều trị răng bị đau ngay hôm nay!

Liên hệ ngay với chúng tôi!

Artboard 7

Nạo túi nha chu

Túi nha chu hình thành do bệnh lý viêm nha chu. Nếu răng của bạn bị đau do nguyên nhân này, thì nạo túi nha chu chính là cách điều trị thích hợp nhất. Túi nha chu tồn tại ở khoảng trống giữa nướu và răng, túi nha chu càng phát triển càng làm cho răng dễ bị đau nhức và lung lay.

Sau khi làm sạch túi nha chu, toàn bộ vi khuẩn gây hại sẽ bị loại bỏ, bệnh lý cũng không tiến triển nghiêm trọng hơn. Kỹ thuật này giúp bạn bớt đau răng rõ rệt, hơi thở không còn mùi hôi khó chịu. 

Bạn hãy lưu ý rằng, viêm nha chu là bệnh lý mãn tính nên không thể chữa dứt điểm hoàn toàn chỉ trong 1 lần. Vì vậy, bạn cần đáp ứng các yêu cầu khi điều trị của bác sĩ để không làm cho bệnh tình nghiêm trọng hơn.

Nạo túi nha chu là cách chữa đau răng do viêm nha chu, cần phải được thực hiện bởi bác sĩ giỏi để đảm bảo an toàn
Nạo túi nha chu là cách chữa đau răng do viêm nha chu, cần phải được thực hiện bởi bác sĩ giỏi để đảm bảo an toàn

Cố định răng bị chấn thương

Nếu răng bị đau khi chạm vào do chấn thương, bạn cần đến nha khoa để bác sĩ cố định lại răng lung lay. Kỹ thuật này phải được thực hiện bởi bác sĩ giỏi để đảm bảo hiệu quả chữa đau răng, giữ chức năng ăn nhai tốt. Sau khoảng vài tháng thực hiện, hàm răng của bạn sẽ lại chắc khỏe như ban đầu.

Cách phòng ngừa răng bị đau khi chạm vào

Để phòng ngừa tình trạng bị đau nhức răng, bạn cần:

  • Đánh răng mỗi ngày ít nhất 2 lần.
  • Dùng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa hàm lượng Fluor thích hợp.
  • Chải răng theo chiều dọc hoặc xoay tròn theo chiều kim đồng hồ. Không nên chải răng theo chiều ngang để tránh làm mòn men răng.
  • Kết hợp dùng thêm chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng. Không nên dùng tăm xỉa răng để tránh gây tổn thương, chảy máu cho răng.
  • Trong chế độ ăn uống thường ngày, bạn cần hạn chế những thực phẩm có chứa nhiều đường. Vì nhóm thức ăn này có thể làm mòn răng, tăng nguy cơ sâu răng, đau nhức răng.
  • Hãy bổ sung vào thực đơn của mình nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng, để giúp răng chắc khỏe, sức khỏe toàn thân cũng ổn định hơn.
  • Không nên sử dụng răng như 1 công cụ để mở nắp chai hoặc cắn các vật cứng.
  • Lưu ý khám răng đúng định kỳ 3-6 tháng/lần để giữ sức khỏe răng miệng luôn ở mức tốt nhất. Nếu có bất cứ vấn đề phát sinh nào, bác sĩ sẽ kịp thời phát hiện và điều trị.  

Thông qua bài viết có thể thấy, răng bị đau khi chạm vào có thể kéo rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Vì vậy, bạn cần khẩn trương xác định nguyên nhân và áp dụng giải pháp điều trị thích hợp để bảo vệ sức khỏe của chính mình. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với nha khoa Shark để được hỗ trợ tận tình.

 

Đánh giá bài viết

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Video liên quan

background-video icon--play

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1 mb
Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X