- Mặc định
- Lớn hơn
Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến đối với mọi độ tuổi từ trẻ nhỏ tới người lớn. Xoay quanh vấn đề sâu răng, mọi người thắc mắc rằng “Sâu răng có bị lây lan sang răng khác không?” Vậy liệu rằng câu trả lời có làm bạn bất ngờ không? Theo dõi ngay thông tin chuyên gia Nha Khoa Shark chia sẻ trong bài viết này!
Sâu răng có bị lây sang răng khác không?
Sâu răng hoàn toàn có thể lây lan từ răng này sang răng khác. Tuy không làm ảnh hưởng tính mạng, nhưng sâu răng không chữa trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, như: Viêm tủy, đau nhức răng dai dẳng, mất răng vĩnh viễn,…
Sâu răng hình thành do sự tích tụ của mảng bám thức ăn không được làm sạch. Đây chính là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn trú ngụ và sinh sôi gây viêm nhiễm. Sâu răng giai đoạn đầu rất khó phát hiện triệu chứng bất thường, vì vậy nhiều người thường chủ quan và bỏ qua việc điều trị.
Sâu răng tiến triển tiết ra chất làm mòn men răng, vi khuẩn sẽ tấn công mạnh mẽ vào ngà răng và tủy răng. Sâu răng sẽ lan rộng nếu không được điều trị kịp thời. Theo đó, sức khỏe, sinh hoạt và thẩm mỹ răng miệng của bạn sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
Ngoài lây từ răng này sang răng khác, sâu răng còn có thể lây từ người này sang người khác. Nếu bạn sử dụng chung các dụng cụ sinh hoạt như: Đũa, muỗng, ly,… với người bị sâu răng, thì bạn cũng có nguy cơ bị sâu răng. Để không bị lây nhiễm bệnh lý này, bạn cần vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách.
Một số trường hợp sâu răng lây lan sang các răng bên cạnh
Mặc dù tình trạng sâu răng lây lan sang các răng bên cạnh có xảy ra nhưng trên thực tế, tỷ lệ không quá cao. Một số trường hợp những chiếc răng có thể gặp phải nếu ở cạnh chiếc răng sâu:
- Sâu ở kẽ răng
Sâu răng ở kẽ là trường hợp khiến vi khuẩn gây sâu răng phát triển nhanh chóng từ răng này qua răng khác trong môi trường khoang miệng. Đặc biệt, 2 chiếc răng kế bên bị giắt thức ăn thì vi khuẩn sâu răng sẽ dễ dàng tấn công tới chiếc răng còn lại và gây sâu răng.
- Tình trạng sưng viêm
Đối với những chiếc răng bị sưng viêm thì đây là trường hợp nhận biết răng bị sâu răng. Trong tình trạng này, tình trạng sưng viêm, dịch mủ sẽ xảy ra ở quanh chân răng. Khi có tác động sẽ khiến vi khuẩn trong ổ viêm lây lan ra các răng bên cạnh một cách nhanh chóng.
Bên cạnh đó, tình trạng này còn gây ra một số bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng như viêm nướu, viêm chân răng, viêm nha chu,…
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý vì tình trạng sâu răng cũng có thể lây lan từ người này qua người khác qua những tiếp xúc thân mật như ăn chung, uống chung, mớn cho trẻ ăn,… Do đó, nếu bạn bị sâu răng, hãy hạn chế tiếp xúc gần với những người thân xung quanh mình.
Biện pháp phòng tình trạng sâu răng lây lan sang các răng bên cạnh
Sâu răng có lây không và tốc độ lây lan ra sao phần lớn phụ thuộc vào cách vệ sinh, điều trị bệnh lý sâu răng sớm,… Thật ra, sâu răng dễ lây lan, nhưng không hề đáng sợ nếu như bạn biết cách phòng tránh phù hợp. Bạn có thể tham khảo một số lưu ý sau nếu muốn phòng tránh sự lây nhiễm:
- Trước tiên, để ngăn ngừa sâu răng lây lan dạng rộng, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị nha khoa cho khách hàng, nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây hại tới sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa sự tấn công của chúng các những chiếc răng xung quanh.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng răng miệng để giúp quá trình điều trị bệnh lý sâu răng đạt kết quả tốt hơn.
- Tránh những thói quen mớm thức ăn cho con nhỏ. Bên cạnh đó, hướng dẫn bé cách vệ sinh răng miệng đúng cách từ khi còn nhỏ để hạn chế tình trạng sâu răng xảy ra.
- Vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng tối thiểu 2 lần/1 ngày (sau mỗi bữa ăn) để loại bỏ vi khuẩn, mảng bám thức ăn thừa dính trên kẽ răng.
- Nên sử dụng bàn chải lông mềm, đầu nhỏ để dễ dàng len lỏi vào sâu kẽ răng, giúp loại bỏ mảng bám tối ưu nhất.
- Lựa chọn kem đánh răng trị sâu răng phù hợp với sức khỏe răng miệng, nếu răng hay bị ê buốt, hãy dùng kem đánh răng cho răng nhạy cảm để cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình vệ sinh răng miệng.
- Bên cạnh đánh răng, sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa, tăm nước sau mỗi bữa ăn để loại bỏ vi khuẩn còn sót lại một cách hiệu quả.
- Bổ sung vào khẩu phần ăn đầy đủ các thực phẩm giàu vitamin, canxi, khoáng chất,… để răng chắc khỏe hơn và ngăn chặn các bệnh lý về răng miệng xảy ra.
- Hạn chế những thực phẩm quá nóng, quá lạnh để hạn chế tình trạng răng nhạy cảm và yếu đi.
- Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia, nước ngọt có gas,…
- Cạo vôi răng định kỳ 3 – 6 tháng một lần.
- Thăm khám nha khoa định kỳ để bác sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng, nhằm hạn chế tình trạng sâu răng lây lan trong khoang miệng.
Như vậy, khi gặp tình trạng sâu răng, bạn cần tới nha khoa uy tín thăm khám để điều trị dứt điểm, kết hợp với những lưu ý trong cách chăm sóc răng miệng. Từ đó sẽ hạn chế được tình trạng sâu răng lây lan từ răng này sang răng khác.
Vấn đề sâu răng có bị lây sang răng khác không đã được Nha Khoa Shark giải đáp chi tiết trong bài. Bằng cách thực hiện chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách và thường xuyên kiểm tra bởi bác sĩ nha khoa, bạn có thể giảm nguy cơ lây lan sâu răng và bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình.
Bình luận bài viết