Trẻ bị dính thắng lưỡi nhẹ có tự hết không? Khi nào nên phẫu thuật?

Trẻ bị dính thắng lưỡi nhẹ có tự hết không? Khi nào nên phẫu thuật?

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Những bậc phụ huynh có con nhỏ bị dính thắng lưỡi thường lo lắng không biết liệu tình trạng này có ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ sau này của trẻ không. Để tìm hiểu trẻ bị dính thắng lưỡi nhẹ có tự hết không, khi nào nên phẫu thuật để cải thiện, mời bạn hãy cùng chuyên mục kiến thức nha khoa tham khảo ngay thông tin được chuyên gia bật mí trong nội dung bài viết sau.

Trẻ bị dính thắng lưỡi nhẹ có tự hết không?

Dính thắng lưỡi là tình trạng gì?

Dính thắng lưỡi là dị tật bẩm sinh xuất hiện ở trẻ nhỏ ngay từ khi mới chào đời. Đây là tình trạng lớp màng mỏng nằm dưới lưỡi bị ngắn hơn bình thường, gây cản trở hoạt động của lưỡi, ảnh hưởng đến ngôn ngữ của trẻ sau này.

Theo số liệu thống kê thực tế, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 5% trẻ em sinh ra gặp phải tình trạng dính thắng lưỡi. Hiện tượng này có thể phát hiện khi trẻ mới chào đời hoặc thông qua các buổi tiêm chủng, khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế. 

Tuy nhiên, một số trẻ dính thắng lưỡi được phát hiện muộn, bố mẹ chỉ nhận biết tình trạng bất thường ở con thông qua biểu hiện khó bú, gặp khó khăn khi phát âm, tăng cân chậm,…. Chính vì vậy, bố mẹ nên cho trẻ thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện ra các bất thường ở con. 

Dính thắng lưỡi là tình trạng dây thắng lưỡi ngắn hơn bình thường
Dính thắng lưỡi là tình trạng dây thắng lưỡi ngắn hơn bình thường

Dấu hiệu nhận biết dính thắng lưỡi

Bố mẹ có thể phát hiện ra tình trạng dính thắng lưỡi ở con thông qua những dấu hiệu điển hình như sau:

  • Trẻ sơ sinh bị dính thắng lưỡi thường gặp nhiều khó khăn khi ngậm ti mẹ, mất nhiều thời gian ti hơn bình thường để đủ lượng sữa mà trẻ cần.
  • Trẻ dính thắng lưỡi khi khóc thường có khuôn miệng hình bầu dục, lưỡi gập lại hình chữ V.
  • Trẻ gặp khó khăn khi đưa lưỡi lên trên vòm miệng là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị dính thắng lưỡi.
  • Những trường hợp trẻ dính thắng lưỡi nặng nề thì trẻ thường có biểu hiện phát âm không rõ ràng, nói lắp.

Nếu bố mẹ thấy con nhà mình đang gặp phải một trong các tình trạng kể trên thì hãy đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế uy tín. Tại đây, bằng kinh nghiệm lâu năm và sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán chính xác liệu trẻ có bị dính thắng lưỡi hay không.

Trẻ dính thắng lưỡi thường khó ăn, khó ti và khó phát âm
Trẻ dính thắng lưỡi thường khó ăn, khó ti và khó phát âm

Trẻ bị dính thắng lưỡi nhẹ có tự hết không?

Trẻ bị dính thắng lưỡi ở mức độ nhẹ, không gây cản trở nhiều tới hoạt động ăn uống, giao tiếp hàng ngày thì có thể tự hết. Đối với những trường hợp này, bố mẹ cần kiên nhẫn và bình tĩnh hơn với trẻ, chủ động tập nói và điều chỉnh phát âm cùng con.

Trong giai đoạn trẻ bi bô tập nói, bố mẹ chú ý nói tròn vành rõ chữ, không lặp lại âm nói ngọng. Điều này có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị ngọng sau này. Tuy nhiên, nếu tình trạng dính thắng lưỡi nặng nề, bố mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đi khám và can thiệp biện pháp khắc phục theo chỉ định của bác sĩ có chuyên môn.

Trẻ dính thắng lưỡi khi nào nên phẫu thuật?

Nếu trẻ bị dính thắng lưỡi từ cấp độ 3 trở lên thì cần phải can thiệp các biện pháp phẫu thuật chuyên sâu để cải thiện. Phẫu thuật sẽ giúp khắc phục triệt để hiện tượng dính lưỡi, từ đó giúp trẻ dễ dàng hơn trong các hoạt động ăn uống, giao tiếp hàng ngày.

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi bị dính thắng lưỡi nặng nề thì có thể can thiệp phẫu thuật cắt thắng lưỡi kết hợp gây tê. Tuy nhiên, trước khi tiến hành thủ thuật chuyên sâu này, bác sĩ sẽ thăm khám cẩn thận để đảm bảo rằng trẻ có đủ sức khỏe và phải hợp tác, giữ tư thế cố định trong vài phút để thuận lợi trong quá trình cắt thắng lưỡi.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi hầu hết chưa hình thành các mạch máu dưới lưỡi. Chính vì vậy, đây là thời điểm vàng để cắt thắng lưỡi cho trẻ, hạn chế cảm giác đau nhức, khó chịu hay chảy máu sau quá trình phẫu thuật.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể can thiệp phẫu thuật cắt thắng lưỡi gây tê vì lúc này chưa hình thành hết các mạch máu dưới lưỡi
Trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể can thiệp phẫu thuật cắt thắng lưỡi gây tê vì lúc này chưa hình thành hết các mạch máu dưới lưỡi

Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi

Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, hầu hết các mạch máu dưới lưỡi đã hình thành. Do đó, trong quá trình cắt thắng lưỡi, trẻ có thể bị đau và chảy máu, quấy khóc. Chính vì lý do này nên bác sĩ thường khuyến cáo bố mẹ cho trẻ thực hiện chỉ định gây mê, tránh gây hoảng loạn tâm lý của trẻ sau này.

Phẫu thuật dính thắng lưỡi là thủ thuật thường quy, phổ biến tại các cơ sở nha khoa. Bố mẹ nên dành thời gian tìm hiểu kỹ càng, lựa chọn địa chỉ thực hiện uy tín, bác sĩ giỏi chuyên môn, tay nghề vững vàng nhé!

Trẻ trên 6 tháng tuổi nên phẫu thuật cắt thắng lưỡi gây mê để hạn chế cảm giác đau nhức, khó chịu
Trẻ trên 6 tháng tuổi nên phẫu thuật cắt thắng lưỡi gây mê để hạn chế cảm giác đau nhức, khó chịu

Cách phòng tránh dị tật dính thắng lưỡi

Trên thực tế, dính thắng lưỡi là dị tật bẩm sinh nên hoàn toàn không có biện pháp phòng tránh. Thống kê cho biết, tỉ lệ dính thắng lưỡi ở bé trai cao gấp 3 lần so với bé gái. Bố mẹ có thể phát hiện ra tình trạng này ở con thông qua quan sát thực tế, thăm khám định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín.

Một số câu hỏi thắc mắc về dị tật dính thắng lưỡi ở trẻ

Ngoài việc trẻ bị dính thắng lưỡi nhẹ có tự hết không thì dưới đây là một số câu hỏi phổ biến được nhiều bậc phụ huynh quan tâm mà bạn có thể tham khảo:

Cắt thắng lưỡi cho bé chi phí khoảng bao nhiêu?

Chi phí cắt thắng lưỡi thủ công khoảng 1.000.000 VNĐ/ liệu trình, còn nếu cắt bằng laser thì chi phí này dao động từ 7.000.000 – 8.000.000 VNĐ/ liệu trình. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác có ảnh hưởng đến chi phí cắt thắng lưỡi là gây mê hay gây tê, tình trạng dính thắng lưỡi, địa chỉ thực hiện,…..

Khi nào thì không nên cắt thắng lưỡi cho trẻ?

Nếu trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng răng miệng hoặc rối loạn đông máu thì không thể thực hiện phẫu thuật cắt thắng lưỡi. Trong trường hợp này, nếu vẫn phẫu thuật thì trẻ sẽ có nguy cơ cao chảy máu kéo dài, nhiễm trùng tại vị trí phẫu thuật,….

Nếu trẻ bị nhiễm trùng răng miệng hoặc rối loạn đông máu thì không nên can thiệp biện pháp phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi 
Nếu trẻ bị nhiễm trùng răng miệng hoặc rối loạn đông máu thì không nên can thiệp biện pháp phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi

Thời điểm cắt thắng lưỡi phù hợp ?

Thông thường, bác sĩ thường khuyến khích can thiệp phẫu thuật cắt thắng lưỡi cho trẻ ở giai đoạn từ 3 – 6 tháng. Đây là giai đoạn lý tưởng đảm bảo trẻ có đủ sức khỏe cần thiết, không chịu nhiều cảm giác đau nhức, khó chịu, đồng thời đảm bảo được chức năng giao tiếp, ăn uống sau phẫu thuật.

Phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi ở trẻ có nguy hiểm không?

Phẫu thuật dính thắng lưỡi ở trẻ hoàn toàn không gây nguy hiểm hay ảnh hưởng tới sức khỏe sau này. Tuy nhiên, để đảm bảo ca phẫu thuật thành công, hạn chế các biến chứng nguy hiểm thì bố mẹ nên dành thời gian lựa chọn các địa chỉ y tế uy tín, bác sĩ giỏi chuyên môn, máy móc hỗ trợ hiện đại.

Trên đây, bác sĩ nha khoa Shark đã giúp bố mẹ tìm hiểu chi tiết về vấn đề trẻ bị dính thắng lưỡi nhẹ có tự hết không, nguyên nhân, dấu hiệu, cách khắc phục tình trạng này hiệu quả. Dính thắng lưỡi là dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ từ lúc mới chào đời, gây ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ sau này. Bởi vậy, bố mẹ đừng chủ quan mà hãy cho trẻ thăm khám sớm để cải thiện nhé!

Đánh giá bài viết

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X