Trẻ bị sún răng sữa phải làm sao? Cách điều trị hiệu quả

Trẻ bị sún răng sữa phải làm sao? Cách điều trị hiệu quả

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Sún răng là bệnh lý dễ gặp ở trẻ nhỏ, vấn đề này gây khó chịu cho trẻ và thậm chí ảnh hưởng quá trình phát triển của răng vĩnh viễn. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sún răng sớm cho trẻ rất cần thiết. Vậy trẻ bị sún răng sữa phải làm sao để điều trị và phòng ngừa? Lời giải đáp sẽ được bật mí trong bài viết sau đây, mời bạn cùng theo dõi.

Trẻ bị sún răng sữa phải làm sao

Nguyên nhân làm trẻ bị sún răng sữa

Có rất nhiều nguyên nhân có thể làm cho trẻ bị sún răng sữa, từ chủ quan cho đến khách quan. Tìm hiểu nguyên nhân gây sún răng sẽ giúp bạn biết được khi trẻ bị sún răng sữa phải làm sao để điều trị. Các lý do làm cho trẻ bị sún răng là:

  • Trẻ em ăn quá nhiều thức ăn nhanh, đồ ăn ngọt như: Bánh, kẹo, gà rán, khoai tây chiên,…
  • Trẻ thường xuyên ăn thức ăn có chứa hàm lượng đường cao như: Bánh, kẹo, nước ngọt,… nhưng không vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi ngủ. Thói quen uống sữa đêm cũng có thể dẫn đến nguy cơ này.
  • Trẻ em có thể bị thiểu sản men răng do sinh non, cơ địa thiếu Canxi bẩm sinh, trẻ uống nhiều kháng sinh hoặc thường xuyên ăn uống ban đêm,… cũng là nguyên nhân gây sún răng sữa.
  • Chế độ ăn uống thường ngày của trẻ bị thiếu Canxi và Fluor làm cho răng yếu đi, dễ bị tổn thương. 
  • Nếu mẹ bầu dùng thuốc kháng sinh thường xuyên trong thai kỳ, răng của thai nhi sẽ phát triển không tốt.
  • Việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho trẻ không được thực hiện đúng cách tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công và gây hại.
  • Trẻ em có tiền sử bị bệnh vàng da cũng gây hại men răng, tăng nguy cơ sún răng.

Như vậy, trẻ em rất dễ bị sún răng, nhất là khi việc chăm sóc răng và ăn uống thường ngày không được chú trọng. Sún răng là bệnh lý phổ biến ở trẻ, có tính nguy hiểm nhất định nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách.

Có rất nhiều nguyên nhân có thể làm cho trẻ bị sún răng sữa, cả khách quan lẫn chủ quan
Có rất nhiều nguyên nhân có thể làm cho trẻ bị sún răng sữa, cả khách quan lẫn chủ quan

Tác hại khi trẻ bị sún răng sữa

Nhiều người nghĩ rằng, răng sữa của trẻ sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn nên không cần điều trị khi trẻ bị sún răng sữa. Tuy nhiên, đây là quan điểm sai lầm. Thực chất, tình trạng của răng sún có sức ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển toàn diện của răng vĩnh viễn sau này.

Tìm hiểu thông tin về các tác hại của sún răng sẽ giúp bạn biết được trẻ bị sún răng sữa phải làm sao là tốt nhất. 

  • Trẻ sún răng gặp khó khăn khi ăn nhai

Tình trạng sún răng làm cho trẻ gặp nhiều khó khăn, khó chịu khi ăn nhai thức ăn. Một số trường hợp còn bị lộ ngà răng ra ngoài làm cho trẻ cảm thấy đau nhức. Lâu dần, trẻ sẽ cảm thấy sợ ăn, biếng ăn.

  • Ảnh hưởng khả năng phát âm

Răng sữa bị sún làm cho trẻ phát âm khó tròn vành rõ chữ, đặc biệt là khi bị sún ở răng cửa. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trẻ bị sún răng có nguy cơ nói ngọng cao hơn so với trẻ có răng miệng khỏe mạnh.

  • Ảnh hưởng răng vĩnh viễn

Răng sữa và răng vĩnh viễn có mối liên hệ mật thiết với nhau, sức khỏe của răng sữa chính là tiền đề quan trọng để răng vĩnh viễn phát triển khỏe mạnh. Theo tiến trình thông thường, quá trình thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn sẽ bắt đầu khi trẻ 5-6 tuổi, và kết thúc khi trẻ 12-13 tuổi. Một chiếc răng sữa rụng đi sẽ được thay bằng 1 chiếc răng vĩnh viễn. 

Nếu răng sữa của trẻ bị sún và bị rụng sớm, các răng còn lại trên cung hàm sẽ có chiều hướng mọc nghiêng về vị trí bị mất răng. Điều này làm cho răng vĩnh viễn không có không gian để phát triển. Khi răng vĩnh viễn mọc lên có nguy cơ cao bị mọc lệch, mọc chen chúc, mọc xô đẩy nhau,…

Răng sữa bị sún sẽ làm tăng nguy cơ răng vĩnh viễn bị mọc lệch khi trưởng thành
Răng sữa bị sún sẽ làm tăng nguy cơ răng vĩnh viễn bị mọc lệch khi trưởng thành

Dấu hiệu sún răng sữa ở trẻ

Có thể xác định rằng, sún răng sữa ở trẻ là bệnh lý cần phải điều trị kịp thời và đúng cách để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm về sau. Để làm được điều này, bạn cần nhận biết tình trạng sún răng ở trẻ từ những thời điểm đầu tiên.

Sau đây là 1 số dấu hiệu nhận biết khi nào thì trẻ bị sún răng sữa:

  • Có thể quan sát bằng mắt thường thể tích răng của trẻ đang bị bào mòn dần, từ bề mặt răng cho đến tận chân răng. 
  • Răng cửa của trẻ có dấu hiệu xỉn màu, càng về sau càng rõ rệt.
  • Men răng của trẻ không còn có màu trắng bóng như bình thường. 
  • Sún răng nghiêm trọng gây lộ ngà răng, làm cho bé bị đau nhức dai dẳng.

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường kể trên, bạn cần đưa trẻ đến nha khoa thăm khám. Điều trị sún răng càng sớm, tỷ lệ thành công càng cao.

Cần phát hiện các dấu hiệu đầu tiên khi trẻ bị sún răng sữa để điều trị sớm
Cần phát hiện các dấu hiệu đầu tiên khi trẻ bị sún răng sữa để điều trị sớm

Đăng ký thăm khám tư vấn răng trẻ em ở Nha khoa Shark!.

Liên hệ ngay với chúng tôi!

Artboard 7

Trẻ bị sún răng sữa phải làm sao để điều trị?

Để bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ, bạn cần khẩn trương điều trị khi phát hiện trẻ bị sún răng. Trước tiên, bạn có thể giúp trẻ cải thiện sưng đau bằng 1 số mẹo vặt dân gian nếu chưa có thời gian đưa trẻ đến nha khoa thăm khám. Tiếp theo, bạn nên cho trẻ tiếp nhận quy trình điều trị chuyên sâu tại nha khoa để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Can thiệp tại nhà

Tại nhà, bạn có thể sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên để hỗ trợ điều trị sún răng sữa cho trẻ. Đó có thể là lá lốt, lá trầu không hoặc nước muối. Tất cả đều là những nguyên liệu an toàn và lành tính, không gây kích ứng cho trẻ khi sử dụng. 

  • Lá lốt

Lá lốt có thể hỗ trợ điều trị sún răng sữa cho trẻ vì có chứa thành phần Benzyl Axetat, Beta-Caryophylen và Alcaloid. Các hoạt chất này có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, cải thiện cảm giác đau nhức cho trẻ khi bị sún răng.

Bạn có thể sử dụng 1 ít rễ lá lốt để xay nhuyễn hoặc giã nát, sau đó chắt lấy nước cốt. Dùng tăm bông thấm đều dung dịch và bôi vào vị trí răng sún sẽ giúp trẻ bớt khó chịu. 

  • Lá trầu không

Lá trầu không là bài thuốc dân gian phổ biến giúp trị sún răng sữa cho trẻ tại nhà. Lá trầu không có chứa nhiều chất khoáng và các hoạt chất khác có tính kháng khuẩn mạnh, giúp cải thiện các triệu chứng do sún răng gây ra. 

Bạn hãy dùng khoảng 3-5 lá trầu không đã rửa sạch sau đó giã nhuyễn. Tiếp theo, bạn chắt nước cốt lá trầu không và trộn đều vào rượu trắng hoặc nước đun sôi để nguội. Cho trẻ súc miệng bằng hỗn hợp này sẽ hỗ trợ làm giảm sưng đau. 

  • Nước muối

Nước muối có tính sát khuẩn cao, giúp loại bỏ hại khuẩn trú ngụ trong khoang miệng của trẻ. Bạn nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối thường xuyên, nhất là khi trẻ đang bị sún răng. Sau khi súc nước muối, bạn phải cho trẻ súc miệng lại bằng nước thường để làm sạch muối còn tồn đọng.

Bạn có thể giúp trẻ cải thiện sưng đau do sún răng bằng các nguyên liệu tự nhiên như: Lá lốt, lá trầu không, nước muối,...
Bạn có thể giúp trẻ cải thiện sưng đau do sún răng bằng các nguyên liệu tự nhiên như: Lá lốt, lá trầu không, nước muối,…

Can thiệp tại nha khoa

Như vậy, bạn đã biết được khi trẻ bị sún răng sữa phải làm sao để chữa tại nhà. Tuy nhiên, chữa sún răng bằng các nguyên liệu tự nhiên chỉ là giải pháp mang tính chất tạm thời, không thể giải quyết dứt điểm nguyên nhân gây ra vấn đề. Vì vậy, bạn cần đưa trẻ đến nha khoa để điều trị chuyên sâu.

Đặc biệt khi trẻ bị sún răng nặng, bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến nha khoa hoặc bệnh viện uy tín để thăm khám. Càng để lâu càng gây ảnh hưởng nặng đến sự phát triển của trẻ sau này. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị sún răng thích hợp cho trẻ.

Trẻ bị sún răng sữa phải làm sao? – Hướng dẫn cách phòng ngừa

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn nên giúp trẻ phòng ngừa sún răng, tạo tiền đề tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sau này. 2 lưu ý quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ chính là vệ sinh răng miệng đúng cách và xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Ngoài ra, còn có rất nhiều vấn đề liên quan bạn cần chú trọng, Nha khoa Shark sẽ chia sẻ ngay sau đây. 

Giúp trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách

Giúp trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách chính là chìa khóa giúp phòng ngừa sún răng ở trẻ. Khi trẻ mọc những chiếc răng sữa đầu tiên, bạn nên giúp trẻ vệ sinh miệng bằng gạc lưỡi. Khi răng mọc nhiều và cứng cáp, bạn có thể chuyển sang dùng bàn chải nhỏ dành riêng cho trẻ.

Trẻ cần được đánh răng ít nhất 2 lần trong ngày: 1 lần vào buổi sáng sau khi thức dậy, 1 vào lần buổi tối trước khi đi ngủ. Sau khi trẻ ăn xong nên súc miệng lại bằng nước sạch. Với những trẻ có thói quen ăn vặt nhiều, hãy cho trẻ đánh răng sau khi ăn khoảng 30 phút để ngăn ngừa sún răng. Trẻ 3 tuổi đã có thể học cách đánh răng 1 mình, bạn cần hướng dẫn trẻ: Chải răng theo chiều dọc, chải đủ 3 mặt của răng.

Hãy giúp trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách để phòng ngừa sún răng hiệu quả
Hãy giúp trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách để phòng ngừa sún răng hiệu quả

Lưu ý thực đơn khoa học

Thói quen ăn đồ ngọt quá nhiều chính là nguyên nhân hàng đầu làm cho trẻ bị sún răng. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống hợp khoa học. Trong thời kỳ thay răng sữa, bạn nên tăng cường các thực phẩm chứa nhiều Canxi và Fluor cho trẻ, chẳng hạn như: Gan động vật, sữa, cá biển, trứng,…

Cà rốt cũng là thực phẩm rất tốt cho răng của trẻ, có tác dụng làm lành nướu tổn thương và giảm chảy máu chân răng. Ngoài ra, bạn hãy hạn chế cho trẻ ăn nhiều các thực phẩm có hại như: Bánh ngọt, kẹo, nước ngọt,…

Chú ý khi cho trẻ uống thuốc

Men răng của trẻ em rất dễ bị hỏng nếu thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh. Loại thuốc này không chỉ làm tăng nguy cơ sún răng sữa ở trẻ, mà còn gây vàng răng. Do đó, khi cần dùng thuốc kháng sinh cho trẻ, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ thật kỹ lưỡng, tuyệt đối không nên lạm dụng.

Giúp trẻ cải thiện các thói quen xấu

Có rất nhiều thói quen xấu làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng sữa của trẻ: Bú bình qua đêm, ngậm cơm, ngậm sữa khi ngủ,… Các thói quen này thậm chí còn làm ảnh hưởng cấu trúc xương hàm sau này.

Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm trong tương lai, bạn cần chú ý theo dõi và giúp trẻ cải thiện các thói quen có hại này. Bác sĩ khuyến nghị rằng, trẻ từ 8-10 tháng tuổi cần phải ngừng bú đêm.

Để ngăn ngừa trẻ bị sún răng sữa, bạn cần theo dõi và hạn chế các thói quen có hại như: Bú bình qua đêm, ngậm cơm, ngậm sữa khi ngủ,...
Để ngăn ngừa trẻ bị sún răng sữa, bạn cần theo dõi và hạn chế các thói quen có hại như: Bú bình qua đêm, ngậm cơm, ngậm sữa khi ngủ,…

Đưa trẻ đi khám răng định kỳ

Cứ khoảng 3-6 tháng, bạn nên đưa trẻ đến nha khoa thăm khám định kỳ 1 lần. Trẻ bị sún răng sữa phải được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để đạt hiệu quả tốt nhất. Thăm khám nha khoa không chỉ giúp trẻ chữa sún răng an toàn, mà còn có thể ngăn ngừa tình trạng răng mọc chen chúc khi trưởng thành.

Vấn đề sún răng ở trẻ hoàn toàn có thể phòng ngừa và kiểm soát tốt nếu bạn giúp bé xây dựng thói quen sống lành mạnh. Để không phải băn khoăn về vấn đề trẻ bị sún răng sữa phải làm sao, bạn nên chú trọng vệ sinh răng miệng và đưa trẻ đến khám nha khoa định kỳ. Bạn có thể áp dụng 1 số mẹo chữa sún răng tại nhà, nhưng chỉ là giải pháp tạm thời, không nên định hướng là cách điều trị chính thức.

Đánh giá bài viết

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher