- Mặc định
- Lớn hơn
13 tuổi là độ tuổi hoàn thiện những chiếc răng vĩnh viễn trên cung hàm. Vậy nhưng, nhiều trẻ vẫn chưa thay đủ răng vĩnh viễn ở độ tuổi 13. Vấn đề đặt ra, 14 – 15 tuổi còn thay răng không? Và thay răng vĩnh viễn ở độ tuổi này có ảnh hưởng gì tới sức khỏe răng miệng không? Chuyên mục sức khỏe Nha Khoa Shark sẽ giải đáp vấn đề này cho các bạn độc giả trong thông tin dưới đây!
Quá trình mọc răng và thay răng tự nhiên ở trẻ
Mỗi người chúng ta trong giai đoạn trưởng thành đều phải trải qua hai lần mọc răng. Ở lần đầu là răng sữa, sang tới lần thứ hai là răng vĩnh viễn. Quá trình mọc răng sữa và thay thế bằng răng vĩnh viễn được diễn ra theo quy luật tự nhiên. Ở mỗi độ tuổi, hàm răng sẽ có những sự thay đổi khác nhau để phù hợp với cơ thể.
- Khi mới sinh ra từ trong bụng mẹ, trẻ đã có sẵn 20 chiếc răng sữa nằm sâu dưới nướu. Và khi bắt đầu vào tháng tuổi thứ 6, trẻ sẽ mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Sau đó, số răng nhân lên theo số tháng theo thứ tự nhất định tới khi đủ 20 chiếc răng trên cung hàm.
- Ở độ tuổi từ 2.5 – 3, trên cung hàm của bé sẽ đủ 20 chiếc răng. Những chiếc răng sẽ giúp bé ăn nhai những loại thức ăn mềm dễ dàng hơn, nhằm giúp bé hấp thụ đủ chất dinh dưỡng để cơ thể phát triển.
- Khi đến độ tuổi từ 5 – 6, những chiếc răng sữa bắt đầu rụng và thay thế bằng những chiếc răng vĩnh viễn. Trong quá trình thay răng, những chiếc răng cửa sẽ được thay thế trước, sau đó là răng nanh, cuối cùng là răng hàm.
- Trong độ tuổi từ 12 – 14, về cơ bản trẻ đã hoàn thành quá trình thay răng và có đủ 32 chiếc răng vĩnh viễn trên cung hàm. Lúc này, hàm răng đã mọc đủ để đảm bảo chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ của gương mặt.
Quá trình mọc răng sữa và thay bằng răng vĩnh viễn là quy luật bình thường mà ai khi trưởng thành cũng phải trải qua. Trong giai đoạn này, cơ thể trẻ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng đúng cách, khoa học để sức khỏe răng miệng tốt hơn trong tương lai.
Trẻ 14 – 15 tuổi còn thay răng không?
Trẻ 14 tuổi còn thay răng không? 13 – 14 tuổi chính là thời điểm cuối cùng của quá trình thay răng. Ở độ tuổi này, hầu hết những chiếc răng sữa đã được thay thế bằng những chiếc răng vĩnh viễn. Do đó, bé có mọc răng trong giai đoạn này, bố mẹ cũng không cần quá lo lắng. Bởi thực tế, cơ địa của mỗi người khác nhau nên thời gian mọc răng sẽ khác nhau, có người sớm, có người muộn.
Vậy trẻ 15 tuổi còn thay răng không? 14 tuổi là mốc thời gian muộn nhất để những chiếc răng vĩnh viễn cuối cùng mọc lên trên cung hàm (trừ 4 chiếc răng khôn). Trên thực tế, có khoảng 3 – 5% trẻ 15 tuổi vẫn còn ở trong giai đoạn thay răng.
Tuy nhiên, thay răng ở độ tuổi 15 sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc ăn nhai và sức khỏe răng miệng. Vì vậy, nếu 14 tuổi trẻ vẫn chưa kết thúc quá trình thay răng, mẹ nên đưa bé tới nha khoa để thăm khám, bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân để đưa ra hướng giải quyết phù hợp.
Khi nào trẻ 14 – 15 tuổi cần phải nhổ răng?
Ở độ tuổi 15, nếu trẻ chưa thay những chiếc răng sữa cuối cùng, bác sĩ sẽ can thiệp nhổ răng để khắc phục. Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp yêu cầu nhổ răng ở độ tuổi 15:
- Răng mọc lệch, mọc ngầm: Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn tới những chiếc răng xung quanh và chức năng của hàm. Việc nhổ răng sẽ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng và giúp hàm răng cân đối.
- Răng sâu nặng, viêm tủy: Đối với những chiếc răng sữa sâu, vẫn có thể mọc lại răng vĩnh viễn. Nhưng nếu đó là răng vĩnh viễn, bác sĩ sẽ nhổ răng để vi khuẩn không lây lan sang các răng kế bên.
- Chỉnh nha: Đối với những chiếc răng ảnh hưởng tới sự dịch chuyển răng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để chỉnh nha hiệu quả. Nhưng không phải ai niềng răng cũng phải nhổ răng. Chỉ những trường hợp răng mọc quá lệch thì mới cần nhỏ răng để điều chỉnh lại hướng của những chiếc răng còn lại.
- Răng bị gãy, vỡ: Những trường hợp gặp va đập mạnh vào vị trí răng, dẫn tới nứt vỡ nghiêm trọng. Việc nhổ răng cũng nên được thực hiện để hạn chế thức ăn tích tụ gây viêm nhiễm, sâu răng, đau nhức, hôi miệng,…
14 – 15 tuổi còn thay răng không sẽ phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân. Có trường hợp cần nhổ bỏ để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của trẻ.
Trẻ 14 tuổi nhổ răng có mọc lại không?
Ở độ tuổi 14 – 15, nhổ răng có mọc lại hay không còn phụ thuộc vào đó là răng sữa hay răng vĩnh viễn.
- Đối với trường hợp răng vĩnh viễn
Trong trường hợp nhổ răng vĩnh viễn, sẽ không có những chiếc răng nào thay thế lên. Lúc này, để không gây đổ hàm và ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai, bác sĩ khuyên nên nhổ chiếc răng ở vị trí đối diện để giữ cân đối. Đồng thời thực hiện niềng răng để lấp đầy khoảng trống trên cung hàm.
- Đối với trường hợp răng sữa
Còn đối với nhổ răng sữa, những chiếc răng vĩnh viễn sẽ mọc lên thay thế vị trí đã mất. Tuy nhiên, thời điểm nhổ răng sữa cần phải thích hợp, không được quá sớm hoặc quá muộn. Nếu nhổ quá muộn, có thể gây ra tình trạng răng mọc lệch lạc và đè lên nhau.
14 tuổi trồng răng có được không?
Ở độ tuổi 14 – 15, khi nhổ răng vĩnh viễn thì không thể thực hiện trồng răng. Bởi độ tuổi đủ yêu cầu để trồng răng là từ 18 trở lên.
Cấy ghép Implant là một thủ thuật nha khoa phục tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao và tay nghề dày dặn của bác sĩ. Sở dĩ 18 tuổi mới thích hợp để trồng răng, bởi vì lúc này, xương hàm mới phát triển ổn định và đủ chắc chắn để chịu được tác động của trụ Implant.
Thay vì trồng răng ngay lúc này, bác sĩ sẽ khắc phục cho trẻ bằng các khí cụ giữ khoảng để duy trì khoảng trống và tránh hiện tượng xô lệch răng. Các loại khí cụ được thiết kế riêng phù hợp với hàm răng của từng trẻ. Bố mẹ cho trẻ sử dụng đến năm 18 tuổi, khi đủ điều kiện có thể tiến hành trồng răng để đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai như bình thường.
Bài viết đã chia sẻ tất cả những thông tin xoay quanh vấn đề 14 – 15 tuổi còn thay răng không? Hy vọng giúp ích được các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bé nhà mình. Hãy luôn theo dõi sự phát triển răng miệng của bé để bé sở hữu hàm răng đều đẹp và chắc khỏe trong tương lai.
Bình luận bài viết