- Mặc định
- Lớn hơn
Hiện nay, sâu răng được chia thành 3 cấp độ dựa theo sự phát triển của hại khuẩn. Trong đó, răng sâu độ 3 là một trong những tình trạng đáng lo ngại, yêu cầu sự chăm sóc đặc biệt từ các chuyên gia nha khoa. Hãy cùng chuyên mục Sâu răng của chúng tôi tìm hiểu chi tiết về tình trạng này và những biện pháp phòng tránh cũng như điều trị hiệu quả.
Dấu hiệu nhận biết răng sâu độ 3
Để biết được chính xác răng sâu độ 3 là như thế nào, bạn cần dựa vào những dấu hiệu nhận biết cơ bản sau đây:
- Lỗ sâu răng có kích thước lớn hơn 2mm.
- Xuất hiện cơn đau nhức răng dữ dội, đặc biệt đau hơn vào ban đêm và có thể kèm theo triệu chứng sốt nhẹ.
- Lỗ sâu răng to và rộng toàn bề mặt răng, đặc biệt ở bề mặt nhai của răng hàm.
- Bị đau nhức răng cả khi ăn uống và vệ sinh răng miệng, cơn đau có thể lan dần sang vùng thái dương và má.
- Men răng chuyển sang màu vàng sậm làm mất thẩm mỹ.
- Kèm theo biểu hiện sưng tấy, viêm nướu, tụt nướu, miệng khô, hơi thở có mùi.
- Bị chảy máu chân răng khi đánh răng hoặc bị lực tác động.
Sau khi xác định các dấu hiệu cơ bản của răng sâu độ 3, bạn cần nhanh chóng tiến hành điều trị. Vì thời gian kéo dài, tủy răng bên trong sẽ bị ảnh hưởng. Kích thước lỗ sâu răng càng lớn và lan rộng sẽ mở đường cho vi khuẩn tấn công vào cuống răng, khiến cho tủy răng bị viêm, kéo theo nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
Nguyên nhân gây sâu răng độ 3
Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến cho bạn bị sâu răng ở mức độ 3, trong đó, không đảm bảo chế độ chăm sóc răng miệng kỹ càng chính là nguyên nhân nổi cộm nhất. Ngoài ra, sâu răng độ 3 còn hình thành do nhiều nguyên nhân khác, như:
- Tuổi tác: So với những người trẻ, người lớn tuổi có nguy cơ bị sâu răng cao hơn. Do sức khỏe răng miệng dần yếu đi, vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công vào men răng.
- Bệnh lý khác: Tình trạng sâu răng độ 3 có thể bắt nguồn từ 1 số bệnh lý tưởng chừng không liên quan như: Cao huyết áp, tiểu đường, trào ngược dạ dày,…
- Mang thai: Phụ nữ bị sâu răng khi đang mang thai sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ Canxi của thai nhi, khiến trẻ sinh ra có sức khỏe răng miệng yếu hơn bình thường.
- Khô miệng: Lượng nước bọt tiết ra không đủ cũng có thể trở thành nguyên nhân gây sâu răng độ 3. Vì nước bọt có chức năng ngăn ngừa sự hình thành mảng bám và ức chế sự phát triển của vi khuẩn, tình trạng khô miệng sẽ làm ảnh hưởng đáng kể đến chức năng này.
- Chế độ ăn uống không thích hợp: Nếu bạn có thói quen ăn vặt thường xuyên nhưng không vệ sinh răng miệng kỹ càng sẽ có nguy cơ sâu răng rất cao. Vì hàm lượng đường có trong đồ ăn vặt chính là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển khi tích tụ lâu ngày trong khoang miệng.
- Kết cấu của răng: Thực chất, răng sâu độ 3 là như thế nào còn phụ thuộc vào kết cấu và vị trí của răng. Khi men răng khỏe mạnh và không có khiếm khuyết, nguy cơ bị sâu răng sẽ rất thấp, và ngược lại.
Sâu răng độ 3 có nguy hiểm không?
Như vậy, việc xác định răng sâu độ 3 là như thế nào đã chứng minh rằng đây là 1 tình trạng nguy hiểm, có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Khi bạn bắt đầu nhận thấy biểu hiện đau nhức xuất hiện thường xuyên hơn về đêm, chứng tỏ tình trạng sâu răng đã bước sang giai đoạn nghiêm trọng.
Sâu răng độ 3 nếu không được thăm khám và chữa trị kịp thời, đúng cách sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Nguy cơ làm chết tủy răng, không còn khả năng ăn nhai và làm biến dạng răng.
- Kéo theo tình trạng viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng.
- Nguy cơ làm ảnh hưởng những chiếc răng kế cận, khiến toàn bộ ổ xương hàm bị viêm nhiễm.
- Khả năng ăn nhai bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng chán ăn, gián tiếp ảnh hưởng đến dạ dày và hệ tiêu hóa.
Không những vậy, sâu răng độ 3 còn có thể làm cho cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, kèm tình trạng bị sốt vào ban đêm. Những cơn đau dai dẳng sẽ tác động đến chất lượng giấc ngủ, rất nguy hiểm cho sức khỏe nếu cứ tiếp tục kéo dài mà không được điều trị.
Chi phí để điều trị sâu răng độ 3 rất tốn kém, nhưng bạn vẫn cần tiến hành càng sớm càng tốt để cải thiện sức khỏe răng miệng cũng như chất lượng đời sống.
Răng sâu độ 3 có thể chữa không?
Tuy là mức độ sâu răng nghiêm trọng nhất, nhưng răng sâu độ 3 vẫn có thể chữa được, tuy nhiên quá trình xử lý sẽ khá phức tạp, và hiệu quả cũng không được đảm bảo tuyệt đối.
Song song cùng với việc xác định răng sâu độ 3 là như thế nào, việc điều trị tình trạng này cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Khi tủy đã bị tổn thương, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch ổ sâu răng và chữa tủy. Đây là bước thực hiện để ngăn chặn tình trạng lây lan vi khuẩn.
Thân răng dường như bị phá hủy hoàn toàn khi bị sâu mức độ 3, vì vậy phục hình thân răng là việc làm cần thiết để giúp bạn khôi phục lại thẩm mỹ nụ cười. Theo đó, bọc răng sứ là kỹ thuật được các bác sĩ nha khoa khuyến nghị thực hiện. Mão răng sứ được chế tác tinh xảo có hình dáng và màu sắc như răng thật, sẽ giúp bạn có được nụ cười hoàn thiện sau khi chữa sâu răng độ 3.
Các cách điều trị răng sâu độ 3 hiệu quả
Thông thường, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị răng sâu độ 3 bằng 4 phương pháp chủ yếu, bao gồm: Hàn trám răng, bọc răng sứ, điều trị tủy và nhổ răng.
Thông tin cụ thể về từng phương pháp sẽ được chia sẻ ngay sau đây.
Hàn trám răng
Hàn trám răng sâu là 1 trong những phương pháp giúp điều trị răng sâu độ 3 thông qua việc làm sạch mô răng tổn thương và phục hình phần răng bị khuyết thiếu. Phương pháp này sử dụng vật liệu chuyên dụng, có tác dụng ngăn ngừa tình trạng sâu răng lan rộng, bảo vệ tủy răng không bị viêm nhiễm.
Để điều trị sâu răng độ 3 bằng phương pháp hàn trám răng, bác sĩ sẽ thực hiện các bước cụ thể như sau:
- Xác định tình trạng răng sâu thông qua kết quả chụp phim X-quang.
- Tiến hành gây tê.
- Tạo hình lỗ sâu răng và cố định vật liệu trám răng vào lỗ sâu. Chỉnh sửa để đảm bảo hình dáng và kích thước miếng trám phù hợp.
- Vệ sinh răng miệng và hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng đúng chuẩn sau khi hàn trám.
>>>Tìm hiểu thêm: Trám răng mất bao lâu thì xong?
Bọc răng sứ
Việc xác định răng sâu độ 3 là như thế nào sẽ cho bạn biết được bọc răng sứ cũng là 1 trong những phương pháp điều trị răng sâu hiệu quả. Phương pháp này chủ yếu được áp dụng khi vi khuẩn đã tấn công vào sâu bên trong ngà răng, khiến chức năng ăn nhai bị ảnh hưởng.
Để thực hiện, bác sĩ sẽ mài răng bị sâu với 1 tỷ lệ cần thiết, sau đó cố định mão răng sứ lên trên. Bọc răng sứ được đánh giá là phương pháp có giá trị thẩm mỹ cao, có thể bảo vệ tốt cùi răng thật nhờ vào chất liệu sứ cao cấp.
Điều trị tủy
Khi răng bị sâu độ 3 đặc biệt nghiêm trọng, răng sẽ không còn khả năng phục hồi. Trong trường hợp này, điều trị tủy răng chính là phương pháp điều trị tối ưu nhất. Bác sĩ sẽ loại bỏ hoàn toàn tủy răng bị viêm nhiễm, vệ sinh và sát khuẩn khoang tủy kỹ càng. Thời gian thực hiện sẽ tùy thuộc vào số lượng ống tủy cần được làm sạch.
Nhổ răng
Nhổ răng là phương pháp điều trị răng sâu độ 3 cuối cùng, chỉ áp dụng khi răng đã hoàn toàn chết tủy, chóp răng và toàn bộ thân răng hoàn toàn bị phá hủy và chỉ còn lại chân răng. Bác sĩ bắt buộc phải nhổ răng để đảm bảo sức khỏe cho bạn, nhằm ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng máu.
Sau khi nhổ răng, bạn cần trồng răng nhân tạo càng sớm càng tốt để ổn định khả năng ăn nhai và thẩm mỹ khuôn mặt.
>>> Tham khảo thêm: Chi phí nhổ răng sâu hiện nay tại các phòng khám nha khoa
Biện pháp ngăn ngừa răng sâu cấp độ 3
Sau khi tìm hiểu răng sâu độ 3 là như thế nào, bạn không nên hoang mang mà cần thực hiện các biện pháp ngăn ngừa hiệu quả. Theo đó, bạn nên đặc biệt lưu ý đến 3 vấn đề: Vệ sinh răng miệng đúng cách, ăn uống khoa học và thăm khám nha khoa đúng định kỳ.
Vệ sinh răng miệng
Đối với bất kỳ tình trạng răng miệng nào, vệ sinh đúng cách cũng là việc làm rất cần thiết. Bác sĩ nha khoa khuyến nghị bạn nên xây dựng 1 bộ nguyên tắc vệ sinh răng miệng đúng chuẩn, cụ thể như sau:
- Đánh răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày, dùng lực nhẹ nhàng và chỉ nên dùng bàn chải có lông chải mềm.
- Ưu tiên dùng nước súc miệng và kem đánh răng có chứa hàm lượng Fluor thích hợp.
- Chú trọng việc vệ sinh kẽ răng và lưỡi bằng cách sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước, dụng cụ vệ sinh lưỡi.
- Không nên sử dụng tăm xỉa răng vì thói quen này có thể khiến cho lỗ sâu răng rộng hơn.
Ăn uống khoa học
Để ngăn ngừa tình trạng sâu răng mức độ 3, chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò không nhỏ. Tất cả những gì bạn cần là:
- Chỉ nên tuân thủ 500gr đường trong mỗi tháng.
- Các bác sĩ khuyến khích sự thay thế đường thông thường bằng các loại chất ngọt an toàn hơn, như: Siro Glucose thủy phân, Sorbitol, Mannitol,…
- Nên tăng cường bổ sung Canxi và Vitamin D để răng thêm chắc khỏe, ít bị tổn thương.
- Tăng cường ăn các loại rau củ quả giàu chất xơ để hỗ trợ làm sạch mảng bám tích tụ trên răng.
- Nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như: Thuốc lá, trà, rượu bia, cà phê,…
Thăm khám nha khoa thường xuyên
Để tìm hiểu chi tiết răng sâu độ 3 là như thế nào, bạn cần đến với các cơ sở nha khoa để được hỗ trợ. Đây cũng chính là nơi giúp bạn ngăn ngừa sâu răng rất hiệu quả, vì vậy, bạn cần thăm khám nha khoa thường xuyên.
Trung bình từ 3-6 tháng 1 lần, bạn cần được bác sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng. Bác sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng định kỳ, đây là yếu tố quyết định việc ngăn ngừa sâu răng độ 3 tại nha khoa có hiệu quả hay không.
Thông qua chia sẻ vừa rồi, chúng tôi tin rằng bạn đã xác định được răng sâu độ 3 là như thế nào. Có thể khẳng định đây là tình trạng rất nguy hiểm, vì vậy cần được điều trị kịp thời tại các đơn vị nha khoa uy tín. Ngoài ra, để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra ở bản thân, bạn cần chú trọng quá trình vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống cũng như thăm khám nha khoa đúng định kỳ. Hãy liên hệ với nha khoa Shark, chúng tôi sẽ hướng dẫn và hỗ trợ bạn trong mọi bước thực hiện.
Bình luận bài viết