- Mặc định
- Lớn hơn
Đau răng hàm dưới là triệu chứng kèm theo của một số bệnh lý nha khoa thường gặp. Cảm giác đau răng có thể xuất hiện ở bất cứ ai, đặc biệt là những người không có thói quen chăm sóc răng miệng tốt. Trong bài viết sau đây, Nha khoa Shark sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này. Mời bạn cùng theo dõi.
Các nguyên nhân gây đau răng hàm dưới
Hệ thống răng của con người bao gồm bộ răng sữa và bộ răng vĩnh viễn. Trong số đó, trẻ có tổng cộng 20 chiếc răng sữa và người trưởng thành có khoảng 32 chiếc răng vĩnh viễn. Tất cả các răng được chia đều cho 2 hàm trên và dưới.
Đau răng hàm dưới là cảm giác đau nhức ở cụm răng ở hàm dưới. Khi so sánh, cảm giác đau ở răng hàm dưới và đau ở răng hàm trên không có sự khác biệt về bản chất. Tuy nhiên, bị nhức răng ở hàm dưới là tình trạng phổ biến hơn cả. Đây là triệu chứng thường gặp của một số bệnh lý trong nha khoa, có thể kể đến là: Sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy răng, nhiễm trùng,…
Do mọc răng khôn
Mọc răng khôn là một quá trình tự nhiên của cơ thể, đa số mọi người đều có răng khôn. Mầm răng khôn tồn tại trong xương hàm và bắt đầu phát triển khi con người bước sang độ tuổi trưởng thành từ 18-25.
Do đây là thời điểm các răng khác đã mọc hoàn thiện, nên răng khôn không có đủ không gian để trồi lên. Kết quả là làm cho răng khôn mọc ngầm, mọc lệch hoặc mọc đâm vào răng số 7 kế bên,… Vì vậy, mọc răng khôn sẽ gây đau, mọc răng khôn hàm dưới thì gây đau răng hàm dưới. Tuy nhiên, có một số người không mọc răng khôn, nên không phải ai cũng có thể bị đau răng bởi nguyên nhân này.
Do sâu răng, viêm tủy răng
Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến nhất trong số các bệnh lý về răng miệng. Sâu răng hình thành do thói quen vệ sinh răng sai cách và ăn uống không khoa học. Sâu răng giai đoạn đầu chỉ làm tổn thương bề mặt răng nên không gây đau, nhưng khi vi khuẩn tấn công vào tủy răng bên trong, cảm giác đau răng hàm dưới hoặc hàm trên sẽ xuất hiện.
Sâu răng không chữa trị kịp thời sẽ gây viêm tủy răng. Những cơn đau răng ở giai đoạn này sẽ dai dẳng hơn và khó trị hơn. Viêm tủy răng sẽ làm tăng cảm giác đau nhức khi bạn ăn thức ăn có nhiệt lạnh hoặc nóng, cả khi chạm nhẹ vào răng.
Do bị viêm nha chu
Viêm nha chu là bệnh lý tiến triển của viêm nướu răng, đây là một dạng tổn thương ở các mô mềm trong khoang miệng. Khi mắc bệnh lý này, nướu răng của bạn trở thành nơi trú ngụ của hàng nghìn loại vi khuẩn, chúng sinh sôi và tấn công, gây đau nhức răng.
Đau răng hàm dưới chỉ là một trong những biểu hiện cơ bản của bệnh viêm nha chu. Bạn còn có thể có các triệu chứng như: Sưng đỏ nướu, hôi miệng, chảy máu nướu,… Nếu không chữa viêm nha chu kịp thời và đúng cách, bạn sẽ có nguy cơ cao bị mất răng vĩnh viễn. Một số trường hợp nghiêm trọng còn bị mắc chứng mạch vành và đái tháo đường.
Đau răng hàm dưới do áp xe răng
Nếu tình trạng nhiễm trùng ở răng không được điều trị sẽ hình thành các ổ áp xe răng. Đây là 1 dạng hoại tử tủy răng. Không chỉ gây đau, các ổ áp xe răng còn có thể lan rộng và tấn công đến xương răng hoặc khắp khoang miệng.
Áp xe răng ở hàm dưới cũng như hàm trên, sẽ tạo ra cảm giác đau nhức đột ngột hoặc kéo dài, ban đầu là những cơn đau nhẹ, sau đó dần nặng hơn. Cảm giác đau răng hàm dưới do áp xe răng sẽ đặc biệt nghiêm trọng khi bạn ăn những thực phẩm có nhiệt lạnh hoặc nóng. Không chỉ đau, ổ áp xe còn gây sốt, nổi hạch, tạo ra mùi hôi miệng,…
Vết trám răng bị nứt
Thủ thuật trám răng đã không còn quá xa lạ trong ngành nha. Trám răng được áp dụng đối với các trường hợp: Răng thưa, răng sứt mẻ, răng sâu nhẹ,… Miếng trám răng có tuổi thọ trung bình khoảng 2-3 năm. Tuy nhiên, nếu miếng trám răng bị nứt trong quá trình sử dụng, răng của bạn sẽ bị đau.
Lỗ hở tạo ra bởi vết trám răng bị nứt chính là điều kiện để vi khuẩn tấn công và gây hại cho cấu trúc bên trong răng. Nứt vết trám răng có thể làm lộ tủy răng ra bên ngoài, nếu tủy răng tiếp xúc với không khí hoặc nhiệt độ của thức ăn sẽ gây đau nhức dữ dội. Có rất nhiều lý do có thể làm vết trám răng bị nứt, như: Dùng lực cắn quá mạnh, va đập, chấn thương, té ngã, hoặc do chất trám răng kém chất lượng, tay nghề bác sĩ kém, đánh răng không đúng cách,…
Do bị nhiễm trùng xoang
Nhiễm trùng xoang cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến làm bạn bạn đau răng hàm dưới. Tình trạng này xuất hiện chủ yếu ở những chiếc răng có vị trí gần xoang hàm. Nhiễm trùng xoang được chia thành nhiều cấp độ khác nhau: Cấp tính, bán cấp tính và mãn tính. Ở mỗi cấp độ, cảm giác đau răng cũng sẽ có sự khác biệt, bị đau răng ít hay nhiều còn phụ thuộc vào thể trạng của bạn.
Biểu hiện của nhiễm trùng xoang không chỉ dừng lại ở cảm giác đau răng, mà còn có thể là: Đau đầu, nghẹt mũi, sốt, đầy tai, ho, sưng quanh mắt,… Bạn cần xác định nguyên nhân và điều trị bệnh lý này càng sớm càng tốt.
Thói quen ngủ nghiến răng
Một nguyên nhân khác gây đau răng hàm dưới là thói quen ngủ nghiến răng trong thời gian dài. Nghiến răng là hành động vô thức hoặc có ý thức, tuy nhiên, cả 2 dạng đều gây mòn men răng, tạo áp lực lên răng nên dẫn đến cảm giác đau.
Các nguyên nhân gây ra tình trạng nghiến răng khi ngủ có thể là: Căng thẳng, stress, khớp cắn lệch, lo lắng,… Như vậy, cảm giác đau nhức răng cũng có thể xuất phát từ những vấn đề tâm lý.
Cách khắc phục đau răng hàm dưới hiệu quả
Đau nhức răng hàm dưới là tình trạng phổ biến vì các nguyên nhân gây ra vấn đề này rất thường gặp. Để cải thiện sức khỏe và đời sống tinh thần của chính mình, bạn cần xác định nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục.
Bác sĩ lưu ý rằng: Đau răng hàm dưới do các bệnh lý không thể tự chữa tại nhà mà cần đến nha khoa để tiếp cận điều trị chuyên sâu. Tại nhà, bạn chỉ nên áp dụng 1 số phương pháp hỗ trợ giảm đau để mang lại kết quả điều trị tốt hơn.
Hướng dẫn giảm đau răng tại nhà
Nếu chưa có thời gian đến nha khoa thăm khám ngay, bạn có thể áp dụng 1 số mẹo vặt để giảm cảm giác đau răng hàm dưới. Mục đích là để bạn có cảm giác thoải mái hơn trong thời gian chờ khám răng. Một vài gợi ý hữu ích bao gồm:
- Súc miệng bằng nước muối giúp sát khuẩn, kháng viêm.
- Ngậm rượu để giảm đau răng, vì rượu có khả năng làm sạch khuẩn trong khoang miệng.
- Chườm lạnh cũng là cách giảm đau răng hàm dưới hiệu quả. Bạn chỉ cần đặt đá lạnh bên trong khăn sạch, sau đó ướm lên vùng má bên ngoài chỗ răng bị đau, nhiệt lạnh sẽ hỗ trợ giảm đau ở răng.au răng hàm dưới
- Bạn cũng có thể sử dụng 1 số nguyên liệu thiên nhiên để giảm đau răng. Chẳng hạn như: Gừng, tỏi, nghệ, bạc hà,… Các nguyên liệu này rất lành tính, có công dụng ức chế hại khuẩn giảm đau và không gây tác dụng phụ.
- Bạn có thể sử dụng 1 số loại thuốc giảm đau không cần kê đơn để cải thiện cảm giác khó chịu ở răng. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ mang tính chất tạm thời và bạn tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc.
Đến nha khoa điều trị chuyên sâu theo từng bệnh lý
Sau khi đỡ đau răng bằng những phương pháp hỗ trợ tại nhà, bạn cần đến nha khoa để điều trị tận gốc nguyên nhân gây đau răng hàm dưới. Căn cứ vào từng bệnh lý gây đau răng, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chữa trị tương ứng.
- Đau răng do sâu răng thì cần làm sạch ổ viêm nhiễm. Sau đó, bác sĩ sẽ trám răng, tạo hình răng như ban đầu.
- Viêm nướu gây đau răng cần phải cạo vôi răng, loại bỏ nơi trú ngụ của vi khuẩn. Thủ thuật này giúp cho nướu răng hồng hào như ban đầu.
- Đau răng hàm dưới do răng khôn thì bắt buộc phải nhổ bỏ răng khôn. Vì chiếc răng này không tham gia vào hoạt động ăn nhai, thậm chí kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm.
Phòng ngừa đau răng hàm dưới bằng cách chăm sóc răng miệng
Để không phải lo ngại về các biến chứng nguy hiểm khi bị đau răng, bạn cần biết cách chăm sóc răng miệng hợp khoa học. Đây cũng là cách giúp bạn phòng ngừa các bệnh lý khác. Những gì bạn cần làm là:
- Đánh răng mỗi ngày tối thiểu 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.
- Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
- Súc miệng bằng nước muối hoặc nước muối sinh lý để làm sạch khuẩn trong khoang miệng.
- Tuyệt đối không sử dụng tăm xỉa răng để tránh làm tổn thương mô mềm trong khoang miệng.
- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ sức khỏe răng miệng tốt hơn.
- Thăm khám nha khoa đúng định kỳ 3-6 tháng 1 lần để theo dõi sức khỏe răng miệng thật sát sao.
- Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở răng miệng, hãy liên hệ ngay bác sĩ để được tư vấn.
Bạn tuyệt đối không nên chủ quan khi bị đau răng hàm dưới. Vì vậy có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm về răng hàm mặt. Để được thăm khám và điều trị an toàn nhanh chóng, hãy đến nha khoa Shark. Chúng tôi sẽ giúp bạn có được sức khỏe răng miệng ổn định.
Bình luận bài viết