Nguyên nhân và cách điều trị bệnh khô miệng ở người cao tuổi

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh khô miệng ở người cao tuổi

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Có khoảng 20-25% người già mắc phải chứng bệnh khô miệng. Bệnh lý này không gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng sẽ làm giảm đi chất lượng đời sống của người mắc bệnh. Do đó, nguyên nhân và cách điều trị bệnh khô miệng ở người cao tuổi là chủ đề được nhiều người quan tâm. Nha khoa Shark mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết về chứng bệnh này thông qua bài viết ngay sau đây.

Bệnh khô miệng ở người cao tuổi là gì?

Khô miệng là bệnh lý suy giảm chức năng của tuyến nước bọt. Bệnh lý này làm cho khoang miệng có ít, hoặc thậm chí không có nước bọt được tiết ra. Nói đúng hơn, khô miệng không phải là bệnh, mà là sự rối loạn nội tiết trong cơ thể do hàng loạt yếu tố tác động.

Bất kỳ ai cũng có thể bị khô miệng, tuy nhiên, tỷ lệ bị khô miệng ở người già sẽ cao hơn nhiều so với trẻ em hay người trưởng thành. Thông thường, bị khô miệng không cần nhờ đến sự can thiệp của thuốc tây y. Tuy khô miệng không phải là một vấn đề đáng lo ngại, nhưng bạn cũng không nên chủ quan. Tình trạng này có thể là dấu hiệu nhận biết của một số bệnh lý nguy hiểm, nên bạn cần tìm hiểu nguyên nhân thật kỹ càng.

Các trường hợp bị khô miệng dai dẳng chính là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn tích tụ và sinh sôi. Sự phát triển không ngừng của vi khuẩn sẽ tạo nên cao răng, gây sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… Ở một số người bị khô miệng nghiêm trọng còn mắc thêm chứng nấm lưỡi.

Bệnh khô miệng ở người già gây ra nhiều khó khăn trong quá trình ăn uống, làm cho các cụ ăn không ngon miệng và thường xuyên khát nước. Các vấn đề này sẽ làm cho chất lượng giấc ngủ bị giảm, ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý và sinh lý của người cao tuổi.

Bệnh khô miệng ở người già
Bệnh khô miệng ở người già là chứng bệnh làm cho hoạt động của tuyến nước bọt suy yếu, tiết ít nước bọt hơn bình thường

Nguyên nhân làm cho người già bị khô miệng

Theo nghiên cứu của các chuyên gia răng hàm mặt, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể làm cho miệng của bạn bị khô. Chẳng hạn như: Lượng nước bọt ít, nuốt nhiều nước bọt, quá trình lão hóa, tác dụng phụ của thuốc, do đang xạ trị,… Những thông tin tiếp theo đây sẽ làm rõ hơn về vấn đề này.

Lượng nước bọt ít

Người già sẽ ăn ít hơn, uống nước ít hơn so với những người trẻ tuổi. Nguyên nhân là chức năng thận của người lớn tuổi bị suy giảm, do đó, nhiều người gặp phải tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt,… Vì vậy, người già thường có tâm lý ngại uống nước nhiều.

Xương khớp của người già kém linh hoạt hơn rất nhiều so với những người trẻ, vận động và di chuyển khó khăn cũng là lý do làm người già ngại uống nước. Người già thường xuyên uống thuốc tim mạch sẽ làm cho cơ thể bị tích nước, từ đó đi tiểu nhiều, vì vậy, các cụ thường không muốn uống nhiều nước để tránh nặng nề cho cơ thể.

Khi cơ thể bị thiếu nước, lượng nước bọt được tiết ra trong khoang miệng sẽ giảm đi đáng kể. Điều này làm cho miệng bị khô, dù bạn là trẻ em, người trưởng thành hay người già.

Người già ít uống nước sẽ không đủ cung cấp cho hoạt động bình thường của tuyến nước bọt, làm cho khoang miệng bị khô
Người già ít uống nước sẽ không đủ cung cấp cho hoạt động bình thường của tuyến nước bọt, làm cho khoang miệng bị khô

Nuốt quá nhiều nước bọt

Bệnh khô miệng ở người cao tuổi không chỉ do tiết nước bọt ít, mà còn có thể là do nuốt quá nhiều nước bọt. Trường hợp này thường gặp ở những người cao tuổi mắc các bệnh lý răng miệng như: Viêm nha chu, sâu răng, áp xe nướu,… hoặc người già đang đeo răng giả. Do gặp các vấn đề này, nên người cao tuổi có tâm lý lo lắng, từ đó tạo ra phản xạ nuốt nước bọt liên tục, sau cùng làm cho miệng bị khô.

Do cơ thể bị lão hóa

Tuổi càng cao, quá trình lão hóa của cơ thể con người càng diễn ra nhanh chóng. Các cơ quan trong cơ thể con người sẽ dần bị suy giảm chức năng, và tuyến nước bọt cũng không ngoại lệ. Tuyến nước bọt bị lão hóa đồng nghĩa với việc tiết ra ít nước bọt hơn, làm cho khoang miệng bị khô. Đây cũng chính là lý do giải thích cho thói quen chép miệng của người già.

Tuyến nước bọt bị lão hoá dẫn đến hoạt động kém cũng là nguyên nhân làm cho người già bị khô miệng
Tuyến nước bọt bị lão hoá dẫn đến hoạt động kém cũng là nguyên nhân làm cho người già bị khô miệng

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc trên thị trường cũng là nguyên nhân gây ra bệnh khô miệng ở người cao tuổi. Tuổi tác càng lớn, số lượng thuốc phải uống mỗi ngày càng nhiều, và trong số đó có rất nhiều loại thuốc có khả năng gây khô miệng. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, hiện có đến hơn 400 loại thuốc có thể làm cho người sử dụng bị khô miệng. Chẳng hạn như: Thuốc giảm đau thần kinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị dị ứng, thuốc giảm đau thông thường,…

Nội tiết tố thay đổi

Phụ nữ lớn tuổi sẽ bị thay đổi nội tiết tố do bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, và phụ nữ đang mang thai cũng tương tự. Thay đổi nội tiết tố là một trong những nguyên nhân làm cho phụ nữ lớn tuổi bị khô miệng. Tuy nhiên, nguyên nhân này ít phổ biến hơn so với những nguyên nhân được đề cập trước đó.

Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh sẽ bị thay đổi nội tiết tố, làm cho miệng bị khô là một trong những biểu hiện điển hình
Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh sẽ bị thay đổi nội tiết tố, làm cho miệng bị khô là một trong những biểu hiện điển hình

Quá trình xạ trị

Người già đang trong quá trình xạ trị vùng đầu hoặc cổ rất dễ bị khô miệng. Nguyên nhân là do cấu trúc ở những khu vực này bị phá hủy, từ đó làm ức chế hoạt động của tuyến nước bọt, lượng nước bọt tiết ra đáng kể.

Bị tổn thương não

Bệnh khô miệng ở người cao tuổi xảy ra còn là do khu vực não bộ bị tổn thương. Người già có thể bị tổn thương não do té ngã, tai nạn, va đập,… Tuy nhiên, trường hợp bị khô miệng do nguyên nhân này cũng tương đối hiếm gặp.

Hút thuốc lá nhiều

Hút thuốc lá là thói quen của nhiều người, đặc biệt là ở đàn ông lớn tuổi hoặc tuổi trung niên. Hút nhiều thuốc lá cũng là một trong những tác nhân gây khô miệng, vì trong thuốc lá có chứa rất nhiều các hoạt chất có hại. Đồng thời, sử dụng nhiều bia rượu cũng mang đến tác hại tương tự, thậm chí làm cho tình trạng khô miệng ngày càng nghiêm trọng hơn.

Các hoạt chất gây hại trong thuốc lá làm cho tuyến nước bọt bị ức chế hoạt động, từ đó làm khô miệng
Các hoạt chất gây hại trong thuốc lá làm cho tuyến nước bọt bị ức chế hoạt động, từ đó làm khô miệng

Bị viêm tuyến nước bọt

Viêm tuyến nước bọt là bệnh lý gây tắc nghẽn và hạn chế lượng nước bọt được sản sinh. Khi người lớn tuổi mắc phải bệnh lý này, nước bọt sẽ ít hơn và đặc hơn, gây nhiều ảnh hưởng đến quá trình ăn uống. Điều này thể hiện rõ ràng nhất khi người già ăn các loại thực phẩm dai, cứng.

Mắc hội chứng Sjogren

Hội chứng Sjogren là căn bệnh thuộc nhóm bệnh tự miễn, triệu chứng đặc trưng khi người già mắc chứng bệnh này là bị khô miệng và khô mắt. Ở một số trường hợp khác, người già còn bị khô trong niêm mạc họng, khô da hoặc thậm chí là khô âm đạo.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân vừa được đề cập, căn bệnh khô miệng ở người cao tuổi còn có thể khởi phát bởi một số nguyên nhân khác. Tuy nhiên, các trường hợp này thường ít gặp hơn. Chẳng hạn như:

  • Trường hợp người già bị mắc bệnh viêm khớp, Lupus ban đỏ.
  • Những người già bị đái tháo đường, bị cường giáp có tỷ lệ khô miệng cao hơn so với người già khỏe mạnh.
  • Người già bị trầm cảm, rối loạn lo âu rất dễ bị khô miệng.
  • Trường hợp người cao tuổi là bệnh nhân bị suy thận, suy gan, u não,…
  • Người già rất dễ bị khô miệng nếu mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, mắc chứng rối loạn đông máu hoặc bệnh bạch cầu,…
Người già mắc bệnh tiểu đường, rối loạn đông máu, bị suy thận, u não,... có tỷ lệ bị khô miệng cao hơn so với người khỏe mạnh
Người già mắc bệnh tiểu đường, rối loạn đông máu, bị suy thận, u não,… có tỷ lệ bị khô miệng cao hơn so với người khỏe mạnh

Hướng dẫn cách điều trị bệnh khô miệng ở người cao tuổi

Để điều trị chứng khô miệng cho người lớn tuổi, bác sĩ cần phải kết hợp nguyên tắc sau: Vừa chữa bệnh lý gây khô miệng, vừa kích thích hoạt động của tuyến nước bọt. Nguyên tắc điều trị này giúp cho tuyến nước bọt của người cao tuổi nhanh chóng hoạt động lại bình thường.

Để xác định bệnh lý nào là nguyên nhân gây bệnh khô miệng ở người già, bạn cần nhờ đến quá trình thăm khám và chẩn đoán của bác sĩ có chuyên môn. Bác sĩ sẽ kiểm tra, đánh giá mức độ bệnh, sau đó chỉ định thực hiện 1 số xét nghiệm chuyên khoa cần thiết. Bác sĩ cần nắm chính xác các thông tin về tiền sử bệnh và các biểu hiện chi tiết. Sau đó, bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị bệnh chi tiết và bạn cần tuân thủ theo để rút ngắn thời gian chữa trị.

Không sử dụng thuốc gây khô miệng

Trong trường hợp người cao tuổi bị khô miệng do tác dụng phụ của một số loại thuốc, cách điều trị là cần ngưng uống loại thuốc đó ngay. Hoặc bạn cũng có thể giảm liều lượng thuốc đang uống, hoặc đổi sang loại thuốc khác có tác dụng tương tự. Nếu loại thuốc đang dùng bắt buộc phải dùng, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định sử dụng thuốc vào ban đêm.

Nếu nguyên nhân gây khô miệng là do thuốc, cần ngưng sử dụng hoặc đổi sang loại thuốc khác để xử lý
Nếu nguyên nhân gây khô miệng là do thuốc, cần ngưng sử dụng hoặc đổi sang loại thuốc khác để xử lý

Dùng nước bọt nhân tạo

Liệu pháp sử dụng nước bọt nhân tạo để chữa bệnh khô miệng ở người cao tuổi là cách điều trị đơn giản. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp kích thích hoạt động tuyến nước bọt mang tính chất tạm thời. Các loại nước bọt nhân tạo được sản xuất có thành phần Carboxymethyl hoặc Hydroxyethyl Cellulose, có tác dụng gần với nước bọt tự nhiên.

Sử dụng nước bọt nhân tạo có tác dụng duy trì độ ẩm trong khoang miệng của người cao tuổi, từ đó hạn chế tình trạng miệng khô. Nước bọt nhân tạo giúp bôi trơn các niêm mạc miệng, tạo cảm giác dễ chịu hơn. Có nhiều dạng nước bọt nhân tạo trên thị trường mà bạn có thể chọn lựa, từ dạng gel, dạng xịt, cho đến dạng viên ngậm tan trong miệng.

Áp dụng liệu pháp Florua

Liệu pháp Florua được sử dụng để ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng, đặc biệt là trường hợp bị khô miệng dẫn đến sâu răng. Ngoài ra, Florua còn được biết đến là khoáng chất tự nhiên, có tác dụng giữ cho khoang miệng luôn ẩm.

Bạn có thể cho người cao tuổi dùng kem đánh răng hoặc nước súc miệng có chứa hàm lượng Florua thích hợp để chữa khô miệng. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng Florua theo toa bác sĩ kê, hoặc dùng viên ngậm có chứa thành phần Florua.

Bạn có thể cho người già dùng kem đánh răng hoặc nước súc miệng có hàm lượng Florua thích hợp để chữa khô miệng
Bạn có thể cho người già dùng kem đánh răng hoặc nước súc miệng có hàm lượng Florua thích hợp để chữa khô miệng

Uống thuốc

Nếu đã áp dụng tất cả các liệu pháp trên nhưng bệnh khô miệng ở người cao tuổi vẫn chưa được cải thiện, bác sĩ sẽ cân nhắc việc chỉ định thuốc tăng tiết nước bọt. Hiện nay, có 2 dòng thuốc phổ biến về tác dụng này, đó là Cevimeline và Pilocarpine, cả 2 loại thuốc đều thuộc nhóm Cholinergic.

Tuy bệnh khô miệng ở người cao tuổi không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng sẽ gây ra cảm giác khó chịu kèm theo nhiều vấn đề bất tiện trong đời sống thường nhật. Vì vậy, để tinh thần của người già được thoải mái, bạn cần tìm phương pháp điều trị hữu hiệu, có tác dụng thật nhanh chóng. Đặc biệt, bạn cần tìm đến các đơn vị uy tín và chất lượng, để mang lại hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất, hạn chế mất nhiều chi phí và thời gian.

 

Đánh giá bài viết

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Video liên quan

background-video icon--play

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1 mb
Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher