Bật mí cách chữa bị ê buốt răng sau sinh cho mẹ bỉm sữa

Bật mí cách chữa bị ê buốt răng sau sinh cho mẹ bỉm sữa

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Chữa trị tình trạng bị ê buốt răng sau sinh là chủ đề được các mẹ bỉm sữa quan tâm. Trong bài viết sau đây, nha khoa Shark sẽ bật mí về những nguyên nhân và cách khắc phục cơn đau nhức và ê buốt răng sau khi sinh hiệu quả.

Bị ê buốt răng sau sinh

Vì sao phụ nữ bị ê buốt răng sau sinh?

Trong và sau khi mang thai là giai đoạn cơ thể của người mẹ có nhiều biến đổi. Theo đó, cảm giác bị đau nhức, ê buốt răng sau sinh là vấn đề thường gặp phải ở đa số các bà mẹ bỉm sữa. Nghiên cứu của các bác sĩ nha khoa đã đề cập đến 4 nguyên nhân chủ yếu gây nên vấn đề này. Cụ thể như sau.

Thiếu canxi

Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tiêu thụ canxi nhiều hơn bình thường, vì lượng canxi được hấp thu không chỉ đáp ứng cho cơ thể của người mẹ, mà còn tham gia vào quá trình hình thành và phát triển của thai nhi.

Một lượng lớn canxi trong cơ thể người mẹ sẽ mất đi khi cho con bú, vì vậy các mẹ rất dễ gặp phải tình trạng thiếu hụt canxi.

Khi nhận thấy dấu hiệu canxi bị thiếu hụt, cơ thể sẽ chủ động chuyển lượng canxi tích trữ trong răng chuyển sang cho trẻ, do đó, răng của người mẹ sẽ dần yếu đi và dễ bị ê buốt răng sau sinh.

Canxi trong cơ thể mẹ bỉm bị mất đi do cho con bú
Canxi trong cơ thể mẹ bỉm bị mất đi do cho con bú

Nôn nghén quá nhiều

Nôn nghén khi mang thai là dấu hiệu bị trào ngược dạ dày ở các mẹ bầu. Với tình trạng này, acid có trong dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản và bao phủ toàn bộ thân răng, theo thời gian răng sẽ bị bào mòn, khiến men răng suy yếu rõ rệt sau khi sinh, dễ xảy ra tình trạng đau nhức và ê buốt.

Chế độ ăn uống thiếu cân bằng

Khi mang thai, người mẹ sẽ thường cảm thấy thèm chua, và những thức ăn có vị chua có chứa rất nhiều acid tự nhiên. Tiếp xúc quá nhiều với chất acid có trong thức ăn sẽ khiến men răng nhanh chóng bị mòn, là nguyên nhân làm xuất hiện cảm giác đau nhức và ê buốt. Mặt khác, sử dụng quá nhiều thức ăn ngọt cũng có thể gây nên vấn đề tương tự.

Tiếp xúc nhiều với chất acid có trong thức ăn sẽ khiến men răng nhanh chóng bị mòn làm ê buốt răng
Tiếp xúc nhiều với chất acid có trong thức ăn sẽ khiến men răng nhanh chóng bị mòn làm ê buốt răng

Chăm sóc răng miệng không đúng cách

Quá trình mang thai thường khiến cho người mẹ cảm thấy mệt mỏi, vấn đề này làm ảnh hưởng ít nhiều đến việc vệ sinh răng miệng đều đặn và thường xuyên. Khi quy trình chăm sóc răng miệng không được đáp ứng đúng chuẩn, các mảng bám trên răng sẽ dần hình thành, tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển và trực tiếp tác động đến men răng. Do đó, tình trạng bị đau nhức, bị ê buốt răng sau sinh rất dễ xảy ra.

Mặt khác, nhiều mẹ bỉm sữa quan niệm rằng không nên đánh răng sau sinh vì lo lắng làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, răng sẽ yếu đi và dễ rụng hơn. Tuy nhiên, các bác sĩ nha khoa đã khẳng định đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm, không hề mang lại lợi ích cho sức khỏe của các mẹ bỉm sữa.

Chăm sóc răng miệng sau sinh không đúng cách dẫn đến bị ê buốt
Chăm sóc răng miệng sau sinh không đúng cách dẫn đến bị ê buốt

Bị ê buốt răng sau sinh ảnh hưởng đến các mẹ như thế nào?

Các cơn đau nhức và bị ê buốt răng sau khi sinh không đe dọa đến tính mạng của người mẹ, tuy nhiên có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống tinh thần, đặc biệt là về sức khỏe răng miệng.

Răng đau nhức và ê buốt khiến người mẹ ăn uống không ngon miệng, ảnh hưởng khả năng ăn nhai bình thường, do đó, các mẹ cần hạn chế sử dụng nhiều loại thực phẩm và thức uống. Vấn đề này có thể khiến cho cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến chất lượng sữa và sức khỏe của em bé.

Mặt khác, bị đau nhức, bị ê buốt răng sau sinh còn có thể kéo theo tình trạng hơi thở có mùi hôi, khiến người mẹ cảm thấy tự ti, căng thẳng, giảm sút chất lượng đời sống. Do đó, các mẹ bỉm sữa cần nhanh chóng chữa trị tình trạng này càng sớm càng tốt.

Răng nhức và ê buốt làm mẹ bầu ăn uống không ngon
Răng nhức và ê buốt làm mẹ bầu ăn uống không ngon

Bật mí cách chữa bị ê buốt răng sau sinh cho mẹ bỉm

Để chữa trị hiệu quả tình trạng bị đau nhức, bị ê buốt răng sau sinh, trước tiên cần xác định chính xác nguyên nhân của vấn đề. Vì một số thói quen trước và trong quá trình mang thai có thể gây nên những hệ lụy không ngờ sau khi sinh.

Các bác sĩ nha khoa khuyên rằng, liên quan đến các bệnh lý răng miệng, bạn không nên tự chữa trị, thay vào đó cần đến phòng khám nha khoa uy tín để được kịp thời thăm khám đúng quy trình.

Ngoài ra, mẹ bỉm sữa cần lưu ý chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng, có thể sử dụng cách chữa trị thông qua việc sử dụng những nguyên liệu tự nhiên trong trường hợp đau nhức không quá phức tạp.

Chế độ ăn uống

Bị ê buốt răng sau sinh là dấu hiệu của tình trạng cơ thể bị thiếu hụt canxi, do đó, các mẹ bỉm sữa cần tích cực bổ sung các nhóm thực phẩm giàu canxi có lợi cho sức khỏe răng miệng, như: Tôm, trứng, sữa, phô mai, rau xanh, ngũ cốc,…

Ngoài ra, vitamin C cũng có tác dụng hỗ trợ cho sự chắc khỏe của răng, ngăn chặn hiệu quả tình trạng chảy máu chân răng, các thực phẩm chứa nhiều vitamin C bao gồm: Dâu tây, đu đủ, ổi, ớt chuông,…

Cần bổ sung các thực phẩm có nhiều canxi
Cần bổ sung các thực phẩm có nhiều canxi

Chế độ chăm sóc răng miệng

Quy trình chăm sóc răng miệng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, không chỉ riêng trong giai đoạn mang thai.

Do đó, các mẹ bỉm sữa cần duy trì đúng và đủ thói quen vệ sinh răng miệng, dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch tỉ mỉ kẽ răng. Các bác sĩ nha khoa khuyến nghị các mẹ bỉm nên sử dụng kem đánh răng cho răng nhạy cảm, sử dụng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng để nhẹ nhàng loại bỏ hại khuẩn trong khoang miệng.

Các mẹ bỉm sữa cần dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch tỉ mỉ kẽ răng
Các mẹ bỉm sữa cần dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch tỉ mỉ kẽ răng

Sử dụng nguyên liệu tự nhiên

Sử dụng nguyên liệu tự nhiên để chữa trị tình trạng bị đau nhức, bị ê buốt răng sau sinh là phương pháp được ứng dụng trong lĩnh vực y học cổ truyền, truyền tai nhau qua nhiều thế hệ. Theo đó, bạn có thể sử dụng trà xanh, gừng tươi hoặc lá lốt.

  • Sử dụng trà xanh

Trong trà xanh có chứa 1 lượng lớn chất chống oxy hóa và fluor tự nhiên. Các mẹ bỉm sữa có thể nghiền nát lá trà và đắp lên răng trong khoảng từ 3-5 phút, sau đó súc miệng thật sạch với nước, thực hiện 2-3 lần trong ngày để nhận thấy hiệu quả.

Sử dụng trà xanh để chữa ê buốt sau sinh
Sử dụng trà xanh để chữa ê buốt sau sinh
  • Sử dụng gừng tươi

Gừng được biết đến với khả năng giảm viêm, tiêu sưng, sát trùng và giảm đau, an toàn tuyệt đối khi sử dụng cho phụ nữ sau sinh. Khi bị ê buốt răng sau sinh, các mẹ bỉm chỉ cần rửa sạch, cạo vỏ và giã nhuyễn gừng tươi sau đó đắp lên răng, cơn đau buốt sẽ giảm đi nhanh chóng.

  • Sử dụng lá lốt

Thành phần trong lá lốt có chứa Benzyl Axetat, là một hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, giảm sưng và tiêu viêm. Để giảm thiểu cảm giác ê buốt và đau nhức răng sau khi sinh, mẹ bỉm có thể sử dụng nước cốt lá lốt để súc miệng hàng ngày.

Can thiệp y tế

Trực tiếp đến thăm khám và nhờ đến sự can thiệp của các biện pháp y tế là cách chữa trị tình trạng bị đau nhức, ê buốt răng sau sinh an toàn, hiệu quả nhất. Tại phòng khám, nha sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân của vấn đề thông qua kiến thức chuyên môn, đưa ra phương án điều trị thích hợp.

Nguyên nhân và cách chữa trị tình trạng bị ê buốt răng sau sinh đã được chia sẻ chi tiết thông qua bài viết vừa rồi. Để biết thêm chi tiết và được hỗ trợ bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tình, hãy liên hệ với Nha khoa Shark ngay hôm nay qua Hotline 1800 2069 hoặc 0941 623 322 để được thông tin nhanh nhất.

 

Đánh giá bài viết

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Video liên quan

background-video icon--play

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1 mb
Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X