- Mặc định
- Lớn hơn
Tình trạng răng nanh mọc ngầm khá phổ biến ở nhiều người. Điều này có thể gây ra biến chứng về sức khỏe răng miệng nếu không có hướng khắc phục hiệu quả. Nha khoa Shark sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề này ở bài sau. Bạn sẽ để biết có nên nhổ bỏ răng nanh mọc ngầm hay không và địa chỉ nào đáng tin để thực hiện kỹ thuật nha khoa này.
Thế nào là răng nanh mọc ngầm?
Muốn biết có nên nhổ bỏ răng nanh mọc ngầm thì bạn cần hiểu về đặc điểm của chiếc răng này. Răng nanh là răng số 3 ở trên hàm, tính từ vị trí răng cửa đi vào. Đây là vị trí răng đảm nhận việc nhai, xé thức ăn. Khi răng nanh mọc lệch tức là tình trạng chiếc răng này không thể xuyên qua nướu để nhô ra ngoài hay bị kẹt ở trong xương hàm. Trên thực tế, không chỉ có răng nanh mà bất cứ vị trí răng nào trong quá trình thay răng vĩnh viễn cũng có nguy cơ mọc ngầm. Điều này có thể xuất hiện do sữa không rụng, răng bị mọc sau hướng hay u nang lợi,…
Nếu răng nanh khi mọc ngầm không hay ít ảnh hưởng tới răng xung quanh thì triệu chứng sẽ khó nhận ra. Vì vậy, nhiều người thậm chí không biết đến tình trạng này nếu không tiến hành chụp X – quang răng.
Dấu hiệu giúp nhận biết răng nanh đang mọc ngầm
Muốn đưa ra quyết định có nên nhổ bỏ răng nanh mọc ngầm hay không thì bạn phải biết dấu hiệu nhận biết tình trạng này. Bởi đa số kiểu mọc răng nanh ngầm này sẽ ảnh hưởng không ít tới sức khỏe răng miệng của bạn. Tiêu biểu như: cảm giác khó chịu khi ăn uống hay khiến các răng trên hàm bị xô lệch,… Vì vậy, bạn cần chú ý 1 số triệu chứng sau để sớm nhận biết tình trạng răng nanh đang mọc ngầm.
- Khi trẻ đến tuổi mọc răng vĩnh viễn nhưng răng sữa mãi không rụng. Hay tại vị trí đó khi răng sữa lâu rụng và răng vĩnh viễn cũng mọc muộn hơn so với những răng khác.
- Sờ tay vào vị trí dọc ổ xương răng hay các điểm có vùng lợi trồi lên bất thường bạn cảm nhận thấy độ cứng như răng đang ở bên trong.
- Xung quanh vị trí răng nanh mọc ngầm luôn có cảm giác ê buốt, đau nhức khi ăn uống. Điều này do răng nanh ở trong lợi đang xô đẩy các răng xung quanh và tổn thương tới dây thần kinh răng hàm.
- Xuất hiện dấu hiệu sưng nướu, đau, sốt,… như khi mọc răng nhưng lại không thấy răng nanh trồi lên. Đó có thể là do răng đang bị kẹt ở dưới hàm, không thể trồi lên. Triệu chứng này thường xuất hiện theo đợt, khi răng nanh động hay có sự ảnh hưởng từ bên ngoài vào răng.
- Tình trạng hôi miệng hay đắng miệng hoặc thậm chí là sâu răng, viêm nướu,… cũng có thể là do răng nanh đang mọc ngầm. Bởi khi răng động sẽ làm nướu bị sưng và tạo điều kiện cho thức ăn kẹt vào. Vi khuẩn sẽ phát triển ở đây dẫn đến hôi miệng hay sâu răng.
Răng nanh mọc ngầm có gây nguy hiểm không?
Lý do nhiều người băn khoăn có nên nhổ bỏ răng nanh mọc ngầm chính là bởi tác hại của tình trạng này. Bởi khi răng có dấu hiệu mọc ngầm sẽ gây cảm giác đau nhức và khó chịu khi ăn uống hay sinh hoạt. Ngoài ra, có nhiều biến chứng xuất hiện khi răng mọc ngầm như:
- Nhiễm trùng nướu, sưng nướu và phát sinh nguy cơ mắc các bệnh về nướu.
- Sâu răng.
- Xô lệch hàm răng
- Hỏng chân răng ở vị trí mọc ngầm và các răng ở xung quanh.
- Răng nanh mọc ngầm sẽ hút khoáng chất trong xương hàm. Điều này sẽ khiến cho các răng xung quanh bị thiếu dưỡng chất nên yếu hơn, dễ bị sâu hay nứt gãy,…
Các hướng xử lý khi răng nanh mọc ngầm
Khi răng mọc ngầm, bạn cần sớm liên hệ cơ sở nha khoa đáng tin cậy để được kiểm tra và khắc phục với các biện pháp như:
Theo dõi kỹ tình trạng răng nanh khi mọc ngầm
Nếu răng mọc ngầm không gây đau hay khó chịu thì bạn chỉ cần theo dõi, khám răng định kỳ. Điều này sẽ nắm được tình hình của răng nanh ở trong xương hàm. Nếu răng có sự di động về vị trí, bác sĩ thông qua quá trình thăm khám sẽ kịp thời có hướng xử lý hiệu quả.
Áp dụng các liệu pháp giảm đau
Trường hợp răng nanh mọc ngầm khiến bạn thấy đau đớn hay khó khăn khi ăn nhai có thể sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau. Tiêu biểu như: ibuprofen, paracetamol,… Ngoài ra, bạn có thể chườm đá hay súc miệng bằng nước muối ấm để giảm đau nhức răng.
Kích thích cho răng nanh mọc ra
Bác sĩ có thể chọn cách cắt lợi hay vạt đẩy về phía xuống,… để kích thích răng nanh đang bị kẹt phía dưới mọc lên thuận lợi. Nếu răng nanh đang mọc ngầm do răng sữa phía trên chưa rụng thì nhổ bỏ răng sữa để tạo điều kiện cho răng nanh trồi lên. Tuy nhiên, việc nhổ bỏ răng sữa cần được bác sĩ kiểm tra kỹ để tránh ảnh hưởng đến quá trình phát triển của hàm răng.
Nhổ bỏ răng nanh mọc ngầm
Nhiều trường hợp được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ răng nanh mọc ngầm. Sau khi răng nanh được nhổ bỏ sẽ trồng răng giả vào để đảm bảo chức năng ăn nhai tốt nhất. Cách xử lý này cần được thực hiện ở nha khoa uy tín để tránh biến chứng phát sinh.
Giải đáp băn khoăn có nên nhổ bỏ răng nanh mọc ngầm không?
Khi có dấu hiệu răng nanh mọc ngầm, điều mà nhiều người quan tâm chính là có nên nhổ bỏ chiếc răng này không? Như đã nói ở trên thì tình trạng này sẽ khiến bạn thấy đau nhức và dễ ảnh hưởng các răng lân cận. Nhiều trường hợp nặng sẽ gây biến chứng nặng hơn. Tiêu biểu như: lệch đường giữa, dính khớp, tiêu răng ở bên cạnh,…
Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe răng miệng được tốt, tránh biến chứng thì việc tìm cách khắc phục vấn đề này cần áp dụng càng sớm càng tốt. Bạn nên biết, răng nanh đảm nhận nhiều chứng năng quan trọng trên cung hàm. Cụ thể như: xé và nhai thức ăn, tăng tính thẩm mỹ và tạo sự cân đối cho hàm răng,… Do đó, bác sĩ thường ưu tiên bảo tồn răng nanh nếu mức ảnh hưởng không quá lớn.
Tuy nhiên, nếu vị trí răng này khi mọc ngầm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng thì việc nhổ bỏ là điều cần thiết. Để quyết định có nên nhỏ răng nanh đang mọc ngầm không, bác sĩ sẽ cân nhắc tới các yếu tố như:
- Vị trí mọc ngầm của răng nanh
- Tình trạng sức khỏe, bệnh lý của răng miệng
- Tính thẩm mỹ của hàm răng.
Nhổ bỏ răng nanh mọc ngầm chi phí bao nhiêu?
Kỹ thuật nhổ bỏ răng nanh đang mọc ngầm sẽ có chi phí dao động từ khoảng 500.000 – 2.000.000 VND/răng.
Chi phí này cao hay thấp sẽ phục thuộc các yếu tố như:
- Vị trí răng nanh: Chi phí sẽ được đưa ra tùy theo răng nanh mọc ở hàm trên hay dưới và răng mọc ngầm có lệch hay không.
- Phương pháp nhổ răng: Kỹ thuật nhổ răng bằng tay giá sẽ rẻ hơn nhưng tiềm ẩn các nguy cơ biến chứng cũng như đòi hỏi tay nghề bác sĩ phải cao. Đối với kỹ thuật nhổ răng bằng máy sẽ có chi phí cao hơn với độ chính xác, an toàn vượt trội hơn.
- Bệnh lý răng miệng: Sức khỏe răng miệng cũng ảnh hưởng tới chi phí nhổ răng nanh mọc ngầm. Nếu vì tình trạng mọc ngầm của răng nanh khiến lợi bị sưng viêm, đau nhức,… thì cần điều trị các bệnh lý này trước mới có thể nhổ răng. Điều này sẽ tránh biến chứng hay nhiễm trùng khi thực hiện.
- Nha khoa được lựa chọn: Quá trình nhổ răng sẽ có các khoản phí như: phí khám của bác sĩ, phí chụp X – quang, phí thuốc điều trị, phí tái khám,… Các khoản phí này ở mỗi nha khoa sẽ được quy định khác nhau.
Quy trình nhổ răng nanh mọc ngầm tại Nha khoa Shark
Nếu bạn nhận thấy răng nanh có dấu hiệu mọc ngầm hãy đến ngay Nha khoa Shark. Đây là địa chỉ đáng tin, chuyên kiểm tra, điều trị các vấn đề răng miệng với bề dày kinh nghiệm rất đáng tin cậy. Với tình trạng mọc ngầm tại vị trí răng nanh, các bác sĩ ở Nha khoa Shark sẽ áp dụng quy trình khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Khám, chẩn đoán tình trạng
Bác sĩ tiến hành chụp X – quang để thông qua hình ảnh xác định vị trí cùng mức độ mọc ngầm ở răng nanh. Từ đó, bác sĩ cũng đánh giá được tình trạng răng miệng của bệnh nhân 1 cách tổng thể. Phương pháp xử lý khi răng nanh mọc ngầm được đưa ra cũng sẽ đảm bảo hiệu quả, an toàn hơn.
Gây mê hoặc gây tê
Tùy vào độ phức tạp được bác sĩ nhận định khi nhổ bỏ răng nanh và cơ địa của bệnh nhân để bác sĩ quyết định gây tê hay gây mê khi nhổ răng. Bước này sẽ đảm bảo khi răng nanh mọc ngầm được nhổ bỏ sẽ không gây cảm giác đau đớn cho bệnh nhân.
Phẫu thuật
Bác sĩ sẽ rạch nướu, loại bỏ xương để răng nanh lộ ra. Tiếp theo, bác sĩ sẽ dùng cụ nha khoa chuyên dụng để nhổ bỏ răng ra khỏi vị trí đang mọc ngầm. Một số trường hợp đặc biệt, răng nanh sẽ được cắt nhỏ thành nhiều mảnh để lấy ra dễ dàng hơn.
Đóng vết thương
Sau khi răng nanh mọc ngầm được nhổ bỏ, bác sẽ tiến hành khâu hay vạt nướu ở vết thương. Thuốc giảm đau, thuốc kháng viên cũng được bác sĩ kê đơn để bệnh nhân sử dụng sau khi nhổ răng giúp giảm đau và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Tái khám sau khi nhổ răng
Bác sĩ ỡ Nha khoa Shark sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc sau khi răng nanh mọc ngầm được nhổ bỏ và hẹn lịch tái khám để kiểm tra kỹ càng, tránh biến chứng. Sau khi vị trí răng nanh được bổ bỏ ổn định, bác sĩ sẽ tư vấn bệnh nhân các phương pháp phục hình răng. Điều này giúp tránh tiêu xương hàm và đảm bảo khả năng ăn nhai, tính thẩm mỹ cho hàm răng.
Thông tin chia sẻ trong bài trên sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi có nên nhổ bỏ răng nanh mọc ngầm hay không. Nếu bạn đang gặp triệu chứng này hay bất cứ vấn đề phát sinh nào ở sức khỏe răng miệng hãy liên hệ Nha khoa Shark để được kiểm tra và có hướng điều trị hiệu quả từ sớm. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
Bình luận bài viết