- Mặc định
- Lớn hơn
Bạn có bao giờ tự hỏi, nụ cười rạng rỡ của mình được tạo nên bởi những “viên ngọc quý” nào? Đó chính là những chiếc răng vĩnh viễn. Khác với răng sữa mỏng manh, răng vĩnh viễn là biểu tượng cho sự trưởng thành, khỏe khoắn và vĩnh cửu. Và dưới đây sẽ là những thông tin chi tiết về bộ răng này!
Răng vĩnh viễn là răng nào?
Đây là bộ răng mọc lên để thay thế cho vị trí của những chiếc răng sữa trên cung hàm. Chúng bắt đầu mọc lên từ năm 7 tuổi và hoàn thiện hàm răng ở độ tuổi 12 – 13. Bộ răng này sẽ tồn tại trên cung hàm tới suốt cuộc đời. Với chức năng chính là ăn nhai và tính thẩm mỹ cho khuôn mặt. Do đó, sở hữu răng khỏe mạnh và đầy đủ sẽ rất quan trọng đối sự phát triển của một cơ thể.
Một hàm răng khi phát triển toàn diện sẽ gồm 28 chiếc răng, trong đó có: 4 răng cửa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh và 16 răng hàm.
Đến độ tuổi trưởng thành, từ 17 – 25, trên cung hàm sẽ xuất hiện thêm 4 chiếc răng khôn.
Như vậy, mỗi người sẽ có tối thiểu là 28 chiếc răng và tối đa là 32 chiếc răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, đây không phải là số lượng răng cố định. Tùy vào cơ địa và sự phát triển răng của từng người, số lượng sẽ tăng hoặc giảm khác nhau.
Các nhóm răng vĩnh viễn và chức năng
Trong bộ răng vĩnh viễn sẽ được chia ra thành nhiều nhóm răng với chức năng khác nhau. Cụ thể bao gồm 3 nhóm răng chính như: nhóm răng cửa, nhóm răng nanh và nhóm răng hàm.
Chức năng có từng nhóm răng sẽ được thể hiện như sau:
- Nhóm răng cửa: Nhiệm vụ chính là cắn xé thức ăn thành những miếng nhỏ. Đồng thời đóng vai trò quan trọng trong tính thẩm mỹ của cả hàm răng.
- Nhóm răng nanh: Chức năng chính là xé và nghiền nát thức ăn thành những miếng nhỏ.
- Nhóm răng hàm: Sở hữu mặt nhai lớn, nên nhóm răng này có nhiệm vụ là nhai và nghiền nát thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày.
Chức năng của các nhóm răng có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp. Tuy nhiên, việc chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt vẫn rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của nhóm răng vĩnh viễn.
Nhổ răng vĩnh viễn có mọc lại không?
Bộ răng này sau khi nhổ hoàn toàn không thể mọc lại hoặc thay thế bằng các răng khác. Do đó, việc mất chiếc răng này mà không được khôi phục sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng và tính thẩm mỹ trên gương mặt.
Để đảm bảo có một hàm răng khỏe mạnh, bạn cần chăm sóc sức khỏe răng miệng thật tốt. Nếu chẳng may do một vài yếu tố chủ quan bị mất răng, bạn cũng đừng quá lo lắng.
Bởi hiện nay, phương pháp trồng răng Implant sẽ khôi phục những chiếc răng đã mất một cách toàn diện nhất. Răng Implant sẽ đảm bảo chức năng giống với răng trưởng thành trên cung hàm.
Mối quan hệ giữa răng vĩnh viễn và răng sữa
Theo quy luật tự nhiên, những chiếc răng vĩnh viễn sẽ mọc lên để thay thế cho vị trí của răng sữa khi rụng. Như vậy có nghĩa là, mầm răng này luôn tồn tại ở dưới chân răng sữa.
Chỉ cần răng sữa rụng đi, mầm răng sẽ mọc lên và phát triển thành chiếc răng hoàn chỉnh.
Đối với những trường hợp mầm răng nằm ở xa vị trí răng sữa, răng vĩnh viễn sẽ tự mọc lên, nhưng sai vị trí trên cung hàm. Hoặc khi răng sữa đến tuổi mà không rụng, mầm răng cũng ngoi lên và mọc xiên sang vị trí khác.
Tất cả hai trường hợp này đều khiến hàm răng lệch lạc, sai khớp cắn và làm mất tính thẩm mỹ trên gương mặt.
Như vậy, răng trưởng thành và răng sữa có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sự phát triển hiện tại của răng sữa sẽ đóng vai trò quan trọng, quyết định hướng mọc và sức khỏe của hàm răng trong tương lai.
Cách phân biệt răng vĩnh viễn với răng sữa
Mặc dù có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhưng 2 bộ răng sữa và vĩnh viễn cũng sẽ có nhiều điểm khác biệt. Dưới đây là những tiêu chí giúp bạn nhận biết rõ 2 bộ răng này:
- Men răng và ngà răng
Răng sữa sẽ có màu trắng ngà hoặc trắng đục do cấu trúc men răng mỏng hơn và chứa nhiều thành phần hữu cơ.
Trong khi đó, răng vĩnh viễn có màu trắng sáng hoặc ngà vàng do cấu trúc men răng dày hơn và chủ yếu chứa các thành phần vô cơ.
Ngoài ra, lớp men răng trưởng thành dày khoảng 2 – 3mm, còn lớp men răng sữa chỉ khoảng 1mm. Điều này cũng chính là nguyên nhân gây ra tỷ lệ sâu răng ở trẻ em cao hơn nhiều so với người lớn.
- Kích thước và hình dáng
Răng sữa có kích thước nhỏ hơn nhiều so với những chiếc răng vĩnh viễn, đặc biệt là ở vị trí răng hàm. Cụ thể, răng sữa có dáng bầu bĩnh, tròn trịa. Còn bộ răng kia có dáng thon dài, vuông. Điều này cũng quyết định khá nhiều tới chức năng ăn nhai.
- Chân răng
Chân răng sữa khá ngắn và mỏng, nên dễ bị gãy vỡ trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Trong khi đó, chân bộ răng còn lại dày và cố định chắc chắn trên cung hàm
- Số lượng răng trên cung hàm
Trẻ em gồm 20 chiếc răng sữa, còn khi trưởng thành sẽ gồm 32 chiếc răng. Răng sữa chỉ tồn tại trên cung hàm đến năm thứ 7 – 12. Phần còn lại của cuộc đời sẽ chỉ có sự hiện diện của những chiếc răng vĩnh viễn.
Răng vĩnh viễn mang đến cho bạn nụ cười rạng rỡ và khả năng ăn nhai hiệu quả. Chúng ta chỉ có duy nhất một bộ răng này, vì vậy việc chăm sóc và bảo vệ chúng là vô cùng quan trọng. Hãy thực hành vệ sinh răng miệng tốt, ăn uống lành mạnh và khám răng định kỳ để giữ gìn nụ cười vĩnh cửu của bạn.
Bình luận bài viết