Hình ảnh nhiệt miệng ở trẻ em mà cha mẹ cần lưu ý

Hình ảnh nhiệt miệng ở trẻ em mà cha mẹ cần lưu ý

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến ở trẻ em, gây đau rát, khó chịu cho trẻ mỗi khi ăn uống. Do đó, các bậc cha mẹ nên phát hiện và xử lý sớm để tránh gây biến chứng và ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ. Để giúp cha mẹ có thể nhận biết chính xác tình trạng này, chuyên mục Kiến thức bệnh lý răng miệng đã tổng hợp những hình ảnh nhiệt miệng ở trẻ em qua bài viết dưới đây.

Hình ảnh nhiệt miệng ở trẻ em

Tại sao trẻ dễ bị nhiệt miệng?

Theo các chuyên gia nha khoa, trẻ em thường dễ bị nhiệt miệng là do một số nguyên nhân sau:

  • Hệ miễn dịch yếu, dễ bị virus, vi khuẩn hoặc nấm tấn công. 
  • Rối loạn hệ miễn dịch.
  • Niêm mạc miệng bị tổn thương.
  • Nhiễm trùng miệng.
  • Di truyền.
  • Thiếu chất sắt, kẽm, vitamin C, B12,…
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn quá nhiều đồ cay nóng.
  • Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc.
  • Sử dụng loại kem đánh răng có thành phần gây kích ứng. 
  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách.
Trẻ dễ bị nhiệt miệng do hệ miễn dịch yếu, chế độ ăn uống,...
Trẻ dễ bị nhiệt miệng do hệ miễn dịch yếu, chế độ ăn uống,…

Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác khiến trẻ bị nhiệt miệng. Cha mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được kiểm tra, xác định chính xác nguyên nhân gây nhiệt miệng và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.

Triệu chứng khi trẻ bị nhiệt miệng

Một số triệu chứng điển hình khi trẻ bị nhiệt miệng mà các cha mẹ cần lưu ý:

  • Mặt trên của miệng, mặt trong của môi và má, lưỡi hoặc đáy nướu xuất hiện nhiều vết sưng, đau hoặc đốm đỏ phát triển thành những vết lở loét. Vết loét nhiệt miệng có màu vàng hoặc trắng.
  • Vùng niêm mạc xung quanh vị trí loét bị sưng đỏ và khiến trẻ bị đau đớn.
  • Khi trẻ ăn uống thường bị đau rát và khó chịu, đặc biệt là khi ăn các loại thực phẩm chua, cay, mặn hoặc nóng.
  • Một số trường hợp trẻ bị sốt, sưng hạch,…
Khi trẻ bị nhiệt miệng thường xuất hiện vết loét ở môi, má, lưỡi,...
Khi trẻ bị nhiệt miệng thường xuất hiện vết loét ở môi, má, lưỡi,…

Hình ảnh nhiệt miệng ở trẻ em

Bên cạnh những triệu chứng khi bị nhiệt miệng, cha mẹ nên tham khảo những hình ảnh nhiệt miệng ở trẻ em theo từng trường hợp dưới đây để có thể nhận biết kịp thời và tránh bị nhầm lẫn với các bệnh lý răng miệng khác.

Nhiệt miệng theo vị trí

Trẻ em thường bị nhiệt miệng tại 4 vị trí: Lưỡi, môi, nướu và cổ họng.

Lưỡi

Khi nhiệt miệng ở lưỡi, trẻ thường cảm thấy đau rát, xót khi ăn thực phẩm cay nóng, mặn,… và thậm chí ngay cả khi nói chuyện hoặc uống nước. Hình ảnh trẻ bị nhiệt miệng ở lưỡi thường là vết loét hình tròn hoặc oval, bị sưng đỏ và xung quanh là màu trắng.

Trẻ bị nhiệt miệng ở lưỡi thường có hình tròn hoặc oval 
Trẻ bị nhiệt miệng ở lưỡi thường có hình tròn hoặc oval

Môi 

Trẻ bị nhiệt miệng ở môi sẽ cảm thấy đau xót nhất vì đây là vị trí đầu tiên tiếp xúc với đồ ăn. Khi nhiệt miệng ở môi, trẻ thường có các vết loét vàng hoặc trắng, xuất hiện đơn lẻ hoặc thành từng cụm.

Nhiệt miệng ở môi thường có vết loét màu trắng hoặc vàng
Nhiệt miệng ở môi thường có vết loét màu trắng hoặc vàng

Nướu

Trẻ khi nhiệt miệng ở nướu thường có các đốm trắng kèm theo là triệu chứng sưng viêm và bọc nước. Khoảng 1 thời gian sau thì bọc nước sẽ bị vỡ ra và thành vết nhiệt miệng. Khi đó, trẻ sẽ bị đau đớn mỗi khi ăn uống.

Trẻ bị nhiệt miệng ở nướu dễ bị đau rát, khó chịu mỗi khi ăn uống 
Trẻ bị nhiệt miệng ở nướu dễ bị đau rát, khó chịu mỗi khi ăn uống

Cổ họng

Khi bị chấn thương hoặc mắc các bệnh lý, trẻ sẽ xuất hiện vết nhiệt miệng ở cổ họng và bị đau đớn, khó nuốt, buồn nôn,… Các vết nhiệt miệng này sẽ phá hủy lớn niêm mạc lót phần cổ họng và tạo thành vết thương hở khó lành.

Trẻ bị nhiệt miệng ở cổ họng thường lâu lành
Trẻ bị nhiệt miệng ở cổ họng thường lâu lành

Nhiệt miệng theo dạng

Tình trạng nhiệt miệng của trẻ em được chia làm 3 dạng:

Thể nhỏ – RAS Minor

Hầu hết trẻ em đều mắc phải tình trạng nhiệt miệng thể nhỏ. Dấu hiệu cụ thể của tình trạng này là các vết loét nông có màu xám hoặc trắng, xung quanh bị viêm đỏ. 

Vết loét có kích thước nhỏ, đường kính khoảng từ 10mm, thường xuất hiện tại vị trí trong má, môi hoặc nền miệng và sẽ tự khỏi sau 10 ngày. 

Nhiệt miệng dạng nhỏ có đường kính khoảng 10mm
Nhiệt miệng dạng nhỏ có đường kính khoảng 10mm

Thể lớn – RAS Major

Khoảng 10% trẻ em bị nhiệt miệng thể lớn. Đây là tình trạng nhiệt miệng ở mức độ nặng, xuất hiện nhiều vết loét có kích thước lớn khoảng từ 1-3 cm. Các vết loét này sẽ to dần và ăn sâu nên thường để lại sẹo và dễ bị tái phát.

Kích thước nhiệt miệng dạng lớn khoảng 1-3 cm
Kích thước nhiệt miệng dạng lớn khoảng 1-3 cm

Herpes

Nhiệt miệng Herpes do vi khuẩn Herpes gây ra. Tình trạng nhiệt miệng này khá hiếm gặp ở trẻ em. Các vết loét nhiệt miệng Herpes thường không có hình dạng nhất định; xuất hiện theo từng cụm nhỏ hoặc vết lớn tại miệng, lưỡi xung quanh môi; có đường kính khoảng từ 1-3 mm. 

Tình trạng nhiệt miệng Herpes có thể tự khỏi trong vòng 14 ngày và không để lại sẹo. Tuy nhiên sẽ rất dễ bị tái phát trở lại.

Trẻ bị nhiệt miệng Herpes sẽ khỏi trong vòng 14 ngày nhưng dễ bị tái phát
Trẻ bị nhiệt miệng Herpes sẽ khỏi trong vòng 14 ngày nhưng dễ bị tái phát

Nhiệt miệng theo độ tuổi

Nhiệt miệng có thể gặp phải ở mọi độ tuổi, nhất là ở trẻ em. Nhận biết và phát hiện sớm tình trạng này sẽ giúp trẻ được điều trị dễ dàng hơn, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống hàng ngày. 

Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng

Ngay từ khi trẻ sơ sinh từ 10-19 tháng tuổi đã có thể bị nhiệt miệng. Tình trạng này xuất hiện đi kèm với một số dấu hiệu:

  • Xuất hiện các vết loét nhiệt miệng trong miệng, môi hoặc lưỡi.
  • Vết nhiệt miệng sưng đỏ và gây đau.
  • Trẻ biếng ăn, sốt hoặc quấy khóc bất thường.
Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng sẽ xuất hiện vết loét trong khoang miệng
Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng sẽ xuất hiện vết loét trong khoang miệng

Trẻ từ 2-5 tuổi bị nhiệt miệng

Trẻ em khoảng từ 2-5 tuổi rất dễ bị nhiệt miệng, thường xuất hiện nhiều vết loét kích thước nhỏ khoảng từ 1-8 cm ở các vị trí trong miệng, gây đau rát và khó chịu. 

Do đó, trẻ thường xuyên chảy nước dãi, quấy khóc và có thể bỏ ăn đến khi khỏi hẳn nhiệt miệng. Trong trường hợp nhiệt miệng nặng hơn có thể khiến trẻ bị nổi hạch ở và sốt.

Trẻ từ 2-5 tuổi bị nhiệt miệng ở môi
Trẻ từ 2-5 tuổi bị nhiệt miệng ở môi

Khi nào cần phải đưa trẻ tới gặp bác sĩ?

Thông thường, các vết nhiệt miệng thường sẽ thuyên giảm và biến mất sau khoảng 1 tuần mà không cần phải can thiệp bằng những phương pháp Y tế.

Tuy nhiên, nếu vết nhiệt miệng không có dấu hiệu thuyên giảm và có những triệu chứng sau đây thì cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở Y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời:

  • Vết loét miệng không lành sau khoảng 14 ngày.
  • Xung quanh vết loét có dấu hiệu bị nhiễm trùng.
  • Trẻ ngày càng đau miệng, khó nuốt và không thể ăn uống khiến sụt cân nhanh chóng.
  • Sưng hạch bạch huyết.
  • Trẻ bị sốt cao và thậm chí là co giật.
  • Trẻ bị chóng mặt, buồn nôn và đau bụng.
Nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ khi trẻ nhiệt miệng và bị sốt cao
Nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ khi trẻ nhiệt miệng và bị sốt cao

Một số biện pháp chữa nhiệt miệng tại nhà cho trẻ  

Nhiệt miệng kéo dài sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe và ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của trẻ. Do đó để giảm thiểu tình trạng đau nhức, khó chịu và hỗ trợ điều trị vết nhiệt miệng, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

  • Thay đổi bàn chải đánh răng cho trẻ. Sử dụng loại bàn chải có phần lông mềm hơn. Đồng thời, hướng dẫn trẻ đánh răng hạn chế cọ xát vào niêm mạc miệng
  • Không cho trẻ ăn các loại thực phẩm cay, nóng, mặn,… Thay vào đó cho trẻ ăn những loại thực phẩm mát, tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất.
  • Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày.
  • Đo thân nhiệt của trẻ thường xuyên. Nếu có dấu hiệu sốt, cho trẻ uống thuốc và sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng cho bé theo chỉ định của bác sĩ.

Các bậc cha mẹ có thể dựa vào các triệu chứng, hình ảnh nhiệt miệng ở trẻ em để chủ động phát hiện sớm và điều trị, giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng và duy trì tốt cuộc sống hàng ngày cho trẻ. Nhiệt miệng là tình trạng bình thường ở trẻ nhưng cha mẹ cần chú ý để tránh các biến chứng không đáng có xảy ra.

 

Đánh giá bài viết

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Video liên quan

background-video icon--play

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1 mb
Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher