- Mặc định
- Lớn hơn
Nếu được chăm sóc răng miệng không đúng cách, răng sữa của trẻ có thể bị chết tủy. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ có thể ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thay răng. Nhưng lấy tủy răng sữa có mọc lại không? Sau đây là lời giải đáp chuẩn xác nhất.
Có nên lấy tủy răng ở trẻ em không?
Câu trả lời là CÓ, phụ huynh nên lấy tủy răng cho trẻ trong những trường hợp thật sự cần thiết. Tình trạng viêm tủy răng ở trẻ em có thể kéo theo tình trạng bị chết tủy, chính vì thế cần phải được điều trị ngay lập tức. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ sẽ bị đau răng kéo dài, đồng thời là những biến chứng nguy hiểm khác, nghiêm trọng hơn là có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Trẻ em thường là đối tượng dễ bị viêm tủy nhất, nguyên nhân chính thường là do chứng sâu răng. Bên cạnh đó, răng của trẻ cũng sẽ có thể bị tổn thương bởi những chấn thương như gãy răng, vỡ răng hoặc chảy máu chân răng,… Những tình trạng trên đều tạo cơ hội cho các loại hại khuẩn tấn công vào tủy.
Nhiều người thường lo lắng nếu tiến hành lấy tủy răng ở trẻ em sẽ khiến ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn, răng mới sẽ không thể mọc lên. Nhưng thực tế, việc lấy tủy răng ở trẻ sẽ không làm ảnh hưởng gì đến quá trình mọc lại răng mới.
Nếu như quá trình điều trị tủy răng cho trẻ không được thực hiện kịp thời trong trường hợp răng đã bị chết tủy do viêm nhiễm, thì tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và lây lan sang những răng khác. Các mô mềm sẽ bị phá hoại và cuối cùng là dẫn đến hoại tử tủy răng.
Không chỉ dừng lại ở đó, những liên kết mô – răng có thẻ bị viêm, tình trạng viêm xương hàm có thể xuất hiện do những chất hoại tử thoát ra ngoài qua lỗ chóp chân răng. Nghiêm trọng nhất chính là tình trạng hoại tử tụ lại chân răng gây u hạt, u nang.
Lấy tủy răng sữa có mọc lại không?
Trẻ bị viêm tủy răng khiến nhiều người lo lắng nếu lấy tủy răng sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn và cản trở răng mới mọc. Trên thực tế, việc lấy tủy răng sữa sẽ không ảnh hưởng đến việc mọc lại răng mới. Phụ huynh không cần phải lo lắng về vấn đề này. Nhưng điều quan trọng là tình trạng này cần phải được giải quyết triệt để, nếu không có thể sẽ làm nảy sinh những vấn đề khác không mong muốn, như: Áp xe chân răng, viêm lợi, viêm niêm mạc má,…
Dấu hiệu nhận biết răng sữa bị chết tủy
Để có thể kịp thời điều trị cho trẻ bị viêm tủy, thì chúng ta cần phải kịp thời phát hiện được những biểu hiện bất thường về tình trạng răng miệng của trẻ.
Khi trẻ bị viêm tủy, thường sẽ xuất hiện những dấu hiệu như sau:
- Răng không có cảm giác: Răng của những đứa trẻ thường sẽ không có cảm giác đau nhức hoặc ê buốt khi ăn những thức ăn quá nóng hay quá lạnh. Đây chính là dấu hiệu cho biết răng của trẻ đã bị chết tủy.
- Răng thường có màu sẫm: So với những chiếc răng lân cận, chiếc răng chết tủy thường có màu sẫm hơn do bị mất đi nguồn nuôi dưỡng.
- Hôi miệng: Những đứa trẻ bị viêm tủy răng thường xuất hiện tình trạng bị hôi miệng do những loại hại khuẩn đang phát triển mạnh mẽ và tiết ra dịch mủ trong khoang tủy.
- Răng lung lay: Những chiếc răng bị viêm tủy sẽ trở nên không chắc chắn, dễ bị lung lay gây khó khăn trong quá trình ăn uống.
Tình trạng viêm tủy, chết tủy sẽ khiến cho răng mất đi những chức năng vốn có. Những dấu hiệu cho biết tình trạng này thường rất khó để có thể nhận biết, rất dễ khiến cho phụ huynh lầm tưởng với biểu hiện của chứng sâu răng, hoặc lầm tưởng với dấu hiệu sắp thay răng.
Những phụ huynh cần nên lưu ý rằng, tủy bị viêm hoặc tủy đã chết nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách thì sẽ có thể ảnh hưởng đến những chiếc răng vĩnh viễn.
Cách xử lý răng sữa bị chết tủy
Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng khác nhau và độ tuổi khác nhau của những đứa trẻ, mà các bác sĩ nha khoa sẽ đề xuất cách xử lý răng sữa bị chết tủy phù hợp nhất. Hiện nay, trên thị trường có 02 cách điều trị cho răng sữa bị chết tủy ở trẻ em, đó là: Lấy tủy răng và nhổ răng.
Lấy tủy răng
Lấy tủy răng (hay còn gọi là phương pháp điều trị nội nha) là cách điều trị tủy dành cho trường hợp tủy răng đã bị hư hại nghiêm trọng. Phương pháp này được thực hiện với mục đích loại bỏ hoàn toàn phần tủy răng bị viêm, sát khuẩn buồng tủy và trám bít buồng tủy bằng vật liệu nhân tạo.
Quy trình lấy tủy răng ở trẻ cần phải được thực hiện chuẩn xác và chuẩn quy trình của y khoa, bao gồm 05 bước nghiêm ngặt:
- Bước 1: Thăm khám tổng quát
Đầu tiên, các bác sĩ cần kiểm tra tình trạng răng miệng của trẻ một cách tổng quát để có thể xác định tình hình sơ bộ. Kết quả chụp X-quang có thể giúp cho các bác sĩ xác định được tình trạng viêm tủy răng của trẻ đang ở mức độ nào và xây dựng phương pháp điều trị tủy thích hợp nhất.
- Bước 2: Vệ sinh răng miệng
Trước khi chính thức tiến hành điều trị tủy, khoang miệng của trẻ cần được làm sạch để có thể loại bỏ hoàn toàn những vi khuẩn có hại. Điều này sẽ đẩy lùi nguy cơ bị viêm nhiễm sau khi kết thúc quá trình điều trị tủy.
- Bước 3: Đặt đế cao su
Đế cao su sẽ được đặt quanh chân răng của trẻ với mục đích ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập. Đồng thời, dụng cụ này còn có tác dụng giúp cho trẻ giảm bớt được cảm giác khó chịu trong quá trình lấy tủy răng.
- Bước 4: Tiến hành lấy tủy răng
Trong bước thực hiện này, các bác sĩ sẽ sử dụng bộ lọc khoang tủy, sử dụng trâm máy hoặc trâm tay để hút sạch tủy răng đã chết ngay sau đó. Sau khi tủy răng chết đã được loại bỏ, các bác sĩ sẽ tiến hành sát khuẩn buồng tủy, trám bít buồng tủy bằng vật liệu Gutta Percha. Nếu như răng của trẻ có nhiều ống tủy, thì quy trình lấy tủy răng cần phải thực hiện từ 2-3 lần hẹn.
- Bước 5: Hàn trám lỗ sâu
Tại bước thực hiện cuối cùng, các bác sĩ sẽ hàn trám lỗ sâu trên răng của bé để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn.
Nếu như quy trình lấy tủy cho răng sữa được thực hiện tốt, thì ngay sau khi hoàn tất trẻ đã có thể ăn uống bình thường.
Nhổ răng
Trong trường hợp răng sữa của trẻ bị lung lay, cấu trúc răng bị hư hại nặng thì các bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định nhổ răng để tránh làm ảnh hưởng đến chức năng của những chiếc răng lân cận. Tuy nhiên, phương pháp này không được ưu tiên hàng đầu vì sẽ làm ảnh hưởng đến ổ răng, và ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình mọc lại của những chiếc răng vĩnh viễn. Chính vì vậy, các bác sĩ sẽ rất cẩn trọng khi đưa ra quyết định này.
Lấy tủy răng sữa có ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn không?
Lấy tuỷ răng sữa có ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn không là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm và câu trả lời dành cho bạn là lấy tủy răng sữa không làm ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn nếu được thực hiện bởi kỹ thuật tốt tại những cơ sở nha khoa uy tín. Vì vậy, các phụ huynh không cần phải lo ngại vì vấn đề này. Ngược lại, nếu không kịp thời lấy tủy răng cho trẻ trong những trường hợp cần thiết thì sẽ có thể làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn và ảnh hưởng đến chức năng của răng vĩnh viễn về sau.
Cách phòng ngừa răng sữa bị chết tủy cho trẻ
Tình trạng răng sữa bị chết tủy có thể xảy ra tại vị trí của những chiếc răng không được vệ sinh sạch sẽ. Trẻ nhỏ thường không có nhiều ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh răng miệng, chính vì vậy vai trò của phụ huynh rất quan trọng trọng việc hướng dẫn cho trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn ngừa tình trạng chết tủy răng.
- Phụ huynh hãy hướng dẫn cho trẻ cách vệ sinh răng miệng đúng cách để trẻ có thể tự chủ động trong việc vệ sinh răng sau khi ăn và trước khi ngủ.
- Bàn chải sử dụng cho trẻ cần là bàn chải có lông tơ mềm.
- Hãy cho trẻ làm quen với chỉ nha khoa và nước súc miệng để có thể làm sạch kẽ răng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, phụ huynh cần theo sát khi trẻ sử dụng các sản phẩm này.
- Phụ huynh không nên cho trẻ sử dụng quá nhiều những thực phẩm ngọt và thức uống có gas,… thay vào đó hãy khuyến khích cho trẻ uống thật nhiều nước để có thể ngăn ngừa được sự hình thành mảng bám trên răng.
- Hãy cho trẻ khám răng định kỳ trong khoảng từ 3-6 tháng 1 lần để có thể phát hiện kịp thời những vấn đề răng miệng không mong muốn.
Những thông tin vừa rồi đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc lấy tủy răng sữa có mọc lại không, hy vọng đã có thể cung cấp cho mọi người những thông tin hữu ích. Hãy liên hệ ngay với Nha khoa Shark thông qua số Hotline: 1800 2069 hoặc 0941 623 322 nếu bạn còn có những thắc mắc khác cần được giải đáp . Mọi tư vấn cho bạn đều hoàn toàn miễn phí.
Bình luận bài viết