[Giải Đáp] - Răng sâu bị vỡ nên trám hay nhổ?

[Giải Đáp] – Răng sâu bị vỡ nên trám hay nhổ?

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến, bao gồm nhiều cấp độ khác nhau, từ nhẹ cho đến nặng. Trong số đó, răng sâu bị vỡ là dấu hiệu bệnh lý tiến triển nặng, cần phải nhanh chóng xử lý. Vậy, răng sâu bị vỡ nên trám hay nhổ? Nếu bạn cũng có chung thắc mắc này, hãy cùng nha khoa Shark tìm lời giải đáp thông qua bài viết sau đây.

Răng sâu bị vỡ nên trám hay nhổ?

Răng sâu bị vỡ nên trám hay nhổ?

Răng bị sâu vỡ nhẹ, chưa ảnh hưởng tủy răng thì nên trám. Ngược lại, răng bị sâu vỡ nặng, đã ảnh hưởng tủy răng nghiêm trọng thì nên nhổ. Như vậy, răng sâu nên trám hay nhổ bỏ sẽ do mức độ tổn thương ở răng quyết định.

Để xác định chính xác trường hợp răng sâu của mình nên trám răng hay nhổ răng, bạn cần đến nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra. Nha khoa Shark sẽ tiếp tục chia sẻ chi tiết hơn về khía cạnh này.

Trường hợp răng sâu vỡ nên trám

Kỹ thuật trám răng bị sâu vỡ có thể áp dụng đối với 2 trường hợp: Sâu răng chưa ảnh hưởng đến tủy răng, hoặc sâu răng ảnh hưởng tủy răng mức độ nhẹ.

  • Sâu răng chưa ảnh hưởng đến tủy răng

Nếu chưa làm ảnh hưởng tủy răng bên trong, tức là vi khuẩn sâu răng chỉ đang phát triển ở mặt ngoài của răng. Lúc này, bác sĩ chỉ cần làm sạch các mô răng bị sâu, sau đó trám phục hình răng lại như ban đầu.

Trám răng trong trường hợp này mang lại hiệu quả cao, thời gian sử dụng tương đối lâu, dao động trong khoảng 3-5 năm nếu chăm sóc răng miệng tốt. Ngoài ra, tuổi thọ miếng trám răng còn được quyết định bởi kích thước của nó. Miếng trám răng càng to thì càng dễ bị nứt vỡ.

Răng sâu chưa ảnh hưởng tủy răng có thể trám răng để xử lý
Răng sâu chưa ảnh hưởng tủy răng có thể trám răng để xử lý
  • Sâu răng ảnh hưởng tủy răng mức độ nhẹ

Ở trường hợp này, bác sĩ cần phải chữa tủy răng trước, sau đó mới trám răng. Bác sĩ sử dụng dụng cụ chuyên dụng làm sạch ổ sâu răng, loại bỏ tủy răng bị viêm để vi khuẩn không tiếp tục lan rộng. Tiếp theo, bác sĩ trám bít ống tủy, mục đích là ngăn chặn vi khuẩn tiếp tục xâm nhập và gây hại.

Thời gian chữa tủy răng bị viêm tương đối nhanh chóng, sẽ thay đổi tùy theo mức độ viêm, số lượng răng sâu và vị trí của răng. Bạn cần lưu ý, răng sẽ yếu hơn sau khi chữa tủy. Vì vậy, dù có thể trám răng, nhưng bác sĩ khuyến khích bạn bọc răng sứ hơn. Răng sứ đẹp như răng thật, chịu lực và chịu nhiệt tốt nên hỗ trợ bảo tồn răng thật rất tốt. 

Trường hợp răng sâu vỡ nên nhổ

Thực chất, răng sâu bị vỡ nên trám hay nhổ sẽ do bác sĩ xác định. Răng bị sâu vỡ mức nặng, làm hoại tử tủy răng không thể trám mà bắt buộc phải nhổ bỏ. Nếu tiếp tục giữ răng, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Có 2 cách nhổ răng bác sĩ thường xuyên áp dụng: Nhổ răng bằng kìm truyền thống hoặc nhổ răng bằng công nghệ sóng âm Piezotome. Bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp nhổ răng thích hợp theo nhu cầu của bạn.

Sau khi nhổ răng, bạn cần phải phục hình răng mới trong thời gian sớm nhất. Bạn có thể làm hàm giả tháo lắp, làm cầu răng sứ hoặc trồng răng Implant. Trồng răng là cách giúp bạn cải thiện khả năng ăn nhai sau khi nhổ răng.

Răng sâu bị vỡ ảnh hưởng tủy răng nghiêm trọng bắt buộc nhổ bỏ để không làm ảnh hưởng các răng lân cận
Răng sâu bị vỡ ảnh hưởng tủy răng nghiêm trọng bắt buộc nhổ bỏ để không làm ảnh hưởng các răng lân cận

Các biến chứng nếu không khắc phục răng sâu vỡ

Nhiều người thắc mắc răng sâu bị vỡ nên trám hay nhổ vì thấu hiểu rằng: Không khắc phục răng sâu vỡ kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn như: Suy giảm khả năng ăn nhai, gây đau nhức dai dẳng, hôi miệng, thậm chí là kéo theo nhiều bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Suy giảm khả năng ăn nhai

Tình trạng sâu răng càng kéo dài, các tổ chức ở bên ngoài và bên trong răng càng bị tổn thương. Cho đến khi thân răng bị mẻ hay sứt vỡ, khả năng ăn nhai của bạn sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Nghiêm trọng nhất là trường hợp bị vỡ thân răng chỉ còn chân răng, khả năng ăn nhai lúc này sẽ bằng 0.

Gây đau nhức dai dẳng

Sâu răng gây đau nhức khi vi khuẩn bắt đầu tấn công vào trong tủy răng. Càng về lâu, vi khuẩn càng có cơ hội xâm nhập vào dây thần kinh sâu bên trong, làm cho bạn bị đau răng dữ dội, dai dẳng. Ở một số trường hợp nghiêm trọng, cơn đau còn lan sang cả đầu.

Nếu không khắc phục tình trạng răng bị sâu vỡ, bạn sẽ bị đau nhức răng dai dẳng
Nếu không khắc phục tình trạng răng bị sâu vỡ, bạn sẽ bị đau nhức răng dai dẳng

Gây hôi miệng

Nếu bạn không trám hoặc nhổ răng sâu kịp thời, khoang miệng sẽ có mùi hôi khó chịu. Nguyên nhân là do cặn thức ăn dễ bị giắt lại ở lỗ răng sâu, hoặc ở các kẽ răng. Vấn đề này còn dễ làm cho nướu bị sưng và chảy máu, không chỉ gây hôi miệng mà còn làm viêm nhiễm.

Gây bệnh lý nghiêm trọng hơn

Không xử lý răng sâu bị vỡ kịp thời và đúng cách sẽ kéo theo nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Chẳng hạn như: Áp xe răng, viêm tủy răng, viêm chóp răng, viêm xương hàm,… Lúc này, bạn không chỉ bị đau nhức răng, mà còn phải đối mặt với nguy cơ mất răng vĩnh viễn.

Cụ thể, áp xe răng làm hình thành các túi mủ, kéo dài thời gian viêm nhiễm. Viêm tủy răng, viêm chóp răng, viêm xương hàm,… có thể làm tổn thương xương hàm, hệ thống dây thần kinh và mạch máu trên khuôn mặt.

Răng bị sâu vỡ không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng hơn, như: Áp xe răng, viêm tủy răng, viêm chóp răng, viêm xương hàm,...
Răng bị sâu vỡ không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng hơn, như: Áp xe răng, viêm tủy răng, viêm chóp răng, viêm xương hàm,…

Lưu ý cần biết sau khi trám hoặc nhổ răng sâu bị vỡ

Chỉ tìm hiểu răng sâu bị vỡ nên trám hay nhổ là chưa đủ để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Vì sau khi trám răng hoặc nhổ răng, bạn cần biết cách chăm sóc thật tốt để rút ngắn thời gian hồi phục. Sau khi điều trị răng sâu, bạn hãy lưu ý 1 số vấn đề sau đây.

Sau khi trám răng sâu

Sau khi trám răng sâu bị vỡ, bạn cần:

  • Kiêng ăn trong khoảng 2 giờ đầu tiên sau khi trám răng. Vì trong khoảng thời gian này, miếng trám vẫn chưa cứng chắc.
  • Không nên ăn các thức ăn có dạng quá dai hoặc cứng, vì miếng trám răng rất dễ bị bong tróc khi chịu lực tác động mạnh.
  • Để duy trì thời gian sử dụng miếng trám răng, mỗi ngày bạn cần đánh răng từ 2-3 lần. Lưu ý sử dụng bàn chải có lông mềm mảnh, dùng lực chải nhẹ nhàng.
  • Miếng trám răng có thể bị ố vàng nếu bạn thường xuyên ăn thực phẩm sẫm màu. Vì vậy, hạn chế các món ăn như: Nghệ, củ dền, socola,… cũng là điều bạn cần lưu ý sau khi trám răng.
  • Nếu có bất kỳ các dấu hiệu bất thường nào sau khi trám răng, chẳng hạn như: Đau nhức dai dẳng không hết, hôi miệng, miếng trám răng bị lệch,… thì bạn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra và điều chỉnh ngay.
  • Miếng trám răng không có tuổi thọ vĩnh viễn, sau khoảng 3–5 năm sử dụng, bạn cần phải thay miếng trám răng mới.
Sau khi trám răng sâu bị vỡ, bạn cần hạn chế ăn các thực phẩm bị sẫm màu để không làm sẫm màu miếng trám răng
Sau khi trám răng sâu bị vỡ, bạn cần hạn chế ăn các thực phẩm bị sẫm màu để không làm sẫm màu miếng trám răng

Sau khi nhổ răng sâu

Sau khi nhổ bỏ răng sâu bị vỡ, bạn cần lưu ý các vấn đề sau đây:

  • Cắn chặt bông gạc tại vị trí vừa nhổ răng để cầm máu trong khoảng 30 phút.
  • Trong vòng 1 ngày sau khi nhổ răng, bạn không dùng nước muối để súc miệng. Vì nước muối sẽ làm vỡ cục máu đông vừa hình thành, làm thời gian lành thương kéo dài. Thay vào đó, bạn hãy súc miệng nhẹ nhàng bằng nước sạch thông thường.
  • Kiêng chải răng sau khi nhổ răng là quan điểm sai lầm. Thật ra, bạn chỉ cần đánh răng nhẹ nhàng sau khi nhổ răng để làm sạch mảng bám, cặn thức ăn thừa,…
  • Tuyệt đối không dùng tay hoặc bất kỳ vật dụng nào để chạm vào ổ nhổ răng. Vì việc làm này sẽ làm vết thương tiếp tục bị chảy máu, thậm chí là nhiễm trùng.
  • Trong 2-3 ngày đầu sau khi nhổ răng, bạn nên ưu tiên các thực phẩm mềm, lỏng như: Cháo, súp, sinh tố,… để hạn chế lực nhai cắn mạnh gây đau.
  • Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường sau khi nhổ răng, chẳng hạn như: Đau dai dẳng không dứt, sưng nhiều ngày, đau lan sang đầu,… thì bạn cần liên hệ với bác sĩ để thăm khám càng sớm càng tốt.

Hướng dẫn cách phòng ngừa răng sâu bị vỡ

Để không phải băn khoăn nhiều về vấn đề răng sâu bị vỡ nên trám hay nhổ, bạn cần có cách phòng ngừa sâu răng thật tốt. Sau đây là 1 số lời khuyên nha khoa Shark dành cho bạn:

  • Đánh răng mỗi ngày và đúng cách.
  • Ngoài đánh răng, bạn nên dùng thêm chỉ nha khoa, máy tăm nước, nước súc miệng,… để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng.
  • Bạn cần hạn chế dùng cách thực phẩm dễ gây sâu răng như: Bánh kẹo, nước ngọt có gas,… 
  • Hãy tăng cường bổ sung Canxi cho cơ thể để răng và xương chắc khỏe hơn.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý là cách cải thiện sức khỏe toàn thân. Khi sức khỏe toàn thân ổn định, sức khỏe răng miệng của bạn cũng sẽ được cải thiện tốt hơn.
  • Tuân thủ lịch khám răng định kỳ 3-6 tháng 1 lần để theo dõi sức khỏe răng miệng thật sát sao. Nếu phát hiện dấu hiệu sâu răng, bác sĩ sẽ nhanh chóng điều trị.
Để phòng ngừa răng bị sâu vỡ, bạn cần chăm sóc răng miệng thường xuyên và đúng cách
Để phòng ngừa răng bị sâu vỡ, bạn cần chăm sóc răng miệng thường xuyên và đúng cách

Nha khoa Shark đã cùng bạn tìm lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi răng sâu bị vỡ nên trám hay nhổ. Hy vọng, chúng tôi đã có thể hỗ trợ bạn tìm được cách điều trị răng sâu thích hợp nhất. Với vị thế là hệ thống nha khoa thẩm mỹ chuẩn quốc tế hàng đầu Việt Nam, nha khoa Shark tự hào là điểm đến của hàng triệu khách hàng trên khắp cả nước. Không chỉ chữa răng sâu, đây còn là nơi dẫn đầu về các kỹ thuật phức tạp: Niềng răng, bọc răng sứ, trồng răng Implant,… Nha khoa Shark không ngừng làm việc vì nụ cười khỏe mạnh và tự tin của khách hàng. Nếu bạn đang có nhu cầu chăm sóc hoặc điều trị các bệnh lý răng miệng, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay thông qua Hotline, Website, hoặc đến trực tiếp các chi nhánh trên toàn quốc.

Đánh giá bài viết

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X