Răng sữa của bé bị mủn nguy hiểm không, làm sao khắc phục?

Răng sữa của bé bị mủn nguy hiểm không, làm sao khắc phục?

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Răng sữa của bé bị mủn là tình trạng phổ biến và gặp hầu hết ở trẻ nhỏ hiện nay. Nhiều bố mẹ lo lắng rằng, hiện tượng răng sữa mủn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của con và mong muốn tìm cách khắc phục hiệu quả. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này, hãy lưu lại ngay thông tin hữu ích được chia sẻ bởi chuyên gia trong bài viết sau.

Răng sữa của bé bị mủn

Răng sữa mủn là tình trạng gì?

Răng sữa mủn là tình trạng men răng bao phủ bên ngoài răng bị tổn thương và tiêu dần theo thời gian. Hay nói cách khác, lúc này răng đang mất dần đi mô cứng bảo vệ và trở nên giòn, dễ nứt vỡ khiến hình dạng răng bị biến dạng, kém thẩm mỹ.

Một số dấu hiệu điển hình giúp bố mẹ nhận biết tình trạng răng sữa mủn ở bé là:

  • Lộ ngà răng: Răng mài mòn sẽ khiến lớp ngà răng lộ rõ ra ngoài. Lúc này, ngà răng có thể có màu hơi vàng, kém thẩm mỹ.
  • Đen răng: Thông thường, răng sữa của bé bị mủn sẽ xuất hiện các vết bám màu đen trên bề mặt. Các mảng đen này ngày càng có xu hướng lan rộng và cần phải khắc phục sớm để bảo vệ răng miệng cho con.
  • Vỡ răng: Răng sữa mủn làm cho men răng trở nên suy yếu. Răng sẽ dễ sứt mẻ, nứt vỡ khi gặp lực tác động từ bên ngoài.

Ngoài ra, các bé có răng sữa mủn thường có biểu hiện sưng nướu, đau nhức răng, hôi miệng, khó ăn nhai,…. Bố mẹ nên quan sát kỹ càng các dấu hiệu bất thường ở trẻ để tìm ra cách xử lý, khắc phục kịp thời, nhằm ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Răng sữa mủn là tình trạng men răng bị tiêu dần và tổn thương
Răng sữa mủn là tình trạng men răng bị tiêu dần và tổn thương

Nguyên nhân khiến răng sữa của bé bị mủn

Răng sữa bị mủn có nhiều nguyên nhân gây ra, dưới đây là một số thông tin mà bố mẹ có thể tham khảo:

  • Sún răng: Sún răng là bệnh lý nha khoa phổ biến, gặp nhiều ở đối tượng trẻ dưới 3 tuổi. Sún răng lâu ngày làm tiêu men răng, ảnh hưởng đến cấu trúc răng và khiến răng bị mủn theo thời gian. Bệnh sún răng tiến triển khá nhanh, khiến trẻ gặp nhiều khó khăn, bất tiện trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
  • Thiếu canxi và fluor: Theo nhiều tài liệu nghiên cứu y khoa, canxi và fluor là hai hoạt chất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng của trẻ. Nếu trẻ thiếu hụt hai hoạt chất trên thì men răng sẽ mủn và tiêu dần, làm tăng nguy cơ bị viêm nướu, sâu răng, răng tê buốt khó chịu.
  • Ăn đồ ngọt: Trẻ nhỏ có sở thích ăn đồ ngọt hoặc thức uống chứa nhiều đường. Đây là nguyên nhân làm gia tăng các mảng bám trên bề mặt răng, tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh phát triển, dẫn đến mòn men răng, mủn răng.
  • Bú sữa đêm: Nhiều mẹ thường cho con bú sữa đêm trước khi đi ngủ và không súc miệng lại. Lượng acid lactic và đường trong sữa tích tụ nhiều sẽ tạo môi trường thuận lợi cho hại khuẩn tồn tại, phát triển, gây ra nhiều vấn đề về nha khoa.
  • Vệ sinh răng miệng: Nếu trẻ không được hướng dẫn cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng hàng ngày thì vi khuẩn sẽ tích tụ ngày càng nhiều, gây bài tiết acid dẫn đến tiêu răng, mủn răng. Ngoài ra, trẻ lười vệ sinh răng miệng cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh lý như viêm nha chu, sâu răng,…

Việc xác định chính xác nguyên nhân gây mủn răng sữa ở trẻ sẽ giúp bố mẹ sớm tìm được cách khắc phục, xử lý hiệu quả, từ đó giúp con phòng ngừa các bệnh lý viêm nhiễm răng miệng có liên quan.

Bé lười đánh răng có nguy cơ bị mủn răng sữa
Bé lười đánh răng có nguy cơ bị mủn răng sữa

Răng sữa bé bị mủn có ảnh hưởng nghiêm trọng không?

Răng sữa của bé bị mủn không chỉ gây ra nhiều khó khăn, bất tiện trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe toàn diện của con. Dưới đây là một số ảnh hưởng nghiêm trọng của tình trạng răng sữa mủn ở bé mà bố mẹ có thể tham khảo:

  • Có một thực tế rằng, khi bé có biểu hiện mủn răng sữa, con sẽ gặp phải tình trạng đau nhức, khó chịu ở răng. Lúc này, nhiều bé có thể bỏ ăn, quấy khóc dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng chất thiết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất toàn diện sau này.
  • Răng sữa mủn là nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng. Nghiên cứu cho biết, răng sữa tổn thương không khắc phục kịp thời làm cho bé dễ mắc bệnh sâu răng, viêm nha chu, nguy hiểm hơn là áp xe răng, hoại tử răng nguy hiểm.
  • Một số bé bị mủn răng sữa thường phát âm kém, không tròn vành rõ chữ. Nếu không điều trị sớm vấn đề này, trẻ sẽ quen với cách nói ngọng, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến phát âm khi lớn lên.
  • Răng sữa của bé bị tổn thương làm ảnh hưởng đến khu vực nướu lợi, đồng thời làm chậm quá trình mọc răng vĩnh viễn trên cung hàm. Đây cũng là một trong những ảnh hưởng thường gặp ở trẻ nhỏ hiện nay.

Mặc dù răng sữa mủn là tình trạng răng miệng phổ biến nhưng bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan, coi thường mà cần phải tìm cách khắc phục sớm để ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con.

Răng sữa bị mủn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng, khả năng phát âm
Răng sữa bị mủn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng, khả năng phát âm

Gợi ý cách khắc phục tình trạng răng sữa mủn hiệu quả

Ngay khi phát hiện thấy bé có các biểu hiện của tình trạng mủn răng sữa, bố mẹ nên tham khảo áp dụng ngay các cách khắc phục sau đây:

  • Vệ sinh răng miệng: Bố mẹ nên hướng dẫn con vệ sinh răng miệng hàng ngày đúng cách bằng bàn chải có lông mềm. Vệ sinh răng kết hợp súc miệng thường xuyên sẽ giúp bé ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng có liên quan, từ đó giúp răng trở nên chắc khỏe toàn diện.
  • Chế độ ăn uống: Hãy tăng cường bổ sung vào bữa ăn hàng ngày của trẻ các thực phẩm giàu khoáng chất như tôm, trứng, sữa, cá,… Ngoài ra, bố mẹ nên hướng dẫn trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây,…. để tăng cường đề kháng, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng.
  • Bỏ thói quen xấu: Một số thói quen xấu như nghiến răng, cắn móng tay, mút tay,… sẽ làm cho tình trạng răng sữa mủn trở nên nặng nề, làm tăng nguy cơ tổn thương răng nguy hiểm. Do đó, bố mẹ nên giúp con loại bỏ các thói quen xấu này.
Bố mẹ nên hướng dẫn bé bỏ ngay thói quen cắn móng tay
Bố mẹ nên hướng dẫn bé bỏ ngay thói quen cắn móng tay

Ngoài các biện pháp cải thiện trên thì nếu tình trạng mủn răng sữa của bé diễn ra nặng nề, bố mẹ nên đưa con đi khám sớm tại các cơ sở nha khoa uy tín. Một số biện pháp hữu ích giúp khắc phục hiện tượng mủn răng sữa được các bác sĩ áp dụng rộng rãi gồm có:

  • Liệu pháp fluor: Nhiều tài liệu nghiên cứu y khoa đã chứng minh được rằng, fluor là chất khoáng thiết yếu cho răng chắc khỏe. Vì vậy, nếu bé bị mủn răng sữa, bác sĩ sẽ tiến hành thoa lớp fluor lên trên bề mặt răng để ngăn ngừa hiện tượng tiêu men răng, giúp răng chắc khỏe hơn.
  • Trám răng: Trám răng thường được chỉ định trong trường hợp mủn răng sữa nhằm khôi phục chức năng ăn nhai và hình dạng răng. 

Trong trường hợp răng sữa của bé mủn răng, có khả năng lây lan, ảnh hưởng sang những chiếc răng bên cạnh thì bác sĩ sẽ cân nhắc, chỉ định nhổ răng. Bên cạnh đó, để giúp bé được chăm sóc sức khỏe răng miệng toàn diện, bố mẹ nên đưa con đi thăm khám từ 3 – 6 tháng/ lần tại các nha khoa uy tín nhé!

Hy vọng, qua những thông tin hữu ích trong bài viết trên, bố mẹ đã biết nguyên nhân khiến răng sữa của bé bị mủn và cách xử lý, khắc phục hiệu quả. Hãy chăm sóc răng miệng của bé ngay từ hôm nay để con có hàm răng chắc khỏe sau này nhé!

Đánh giá bài viết

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher