Răng bé bị vàng - Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Răng bé bị vàng – Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Запишитесь на консультацию
Размер шрифта
  • По умолчанию
  • Больше

Răng bé bị vàng thường làm các bậc phụ huynh lo lắng tương lai của bé không sở hữu hàm răng chắc khỏe, trắng sáng. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên quá bận tâm vì hiện nay có rất nhiều phương pháp có thể cải thiện tình trạng này hiệu quả.

Và để tìm hiểu rõ hơn, cùng đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Răng bé bị vàng: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Nguyên nhân răng bé bị vàng

Hiện tượng răng bé bị vàng xảy ra ra do rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu do những nguyên nhân sau:

Do di truyền từ khi mang thai

Nếu răng của mẹ bị vàng, trong quá trình mang thai bé có nguy cơ cao xảy tình trạng răng vàng. Bên cạnh đó, tình trạng trẻ mới sinh ra đã có răng vàng cũng có thể do thiếu men răng.

Trong trường hợp mẹ bầu sử dụng thuốc Tetracycline với liều lớn trong quá trình mang thai để điều trị các bệnh liên quan tới đường tiết niệu cũng sẽ ảnh hưởng tới màu sắc men răng của thai nhi.

Như vậy, liều lượng thuốc, cũng như thời gian mẹ bầu sử dụng thuốc trong thai khi sẽ quyết định rất lớn tới độ vàng răng của bé.

Bé gặp trường hợp răng vàng có thể do yếu tố di truyền từ mẹ trong giai đoạn mang bầu
Bé gặp trường hợp răng vàng có thể do yếu tố di truyền từ mẹ trong giai đoạn mang bầu

Do nhiễm Fluor

Fluor được biết đến giúp răng chắc khỏe, ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Tuy nhiên, khi sử dụng quá liều lượng sẽ gây phản tác dụng. Bé sẽ có thể gặp phải tình trạng vàng răng khi nhiễm quá nhiều Fluor.

Thông thường, khi bé sử dụng các loại đồ uống có quá nhiều Fluor hoặc các loại kem đánh răng chứa Fluor với nồng độ cao cao sẽ gây ra tình trạng thừa Fluor trong cơ thể.

Đây cũng chính là lý do mẹ nên lựa chọn các loại kem đánh răng phù hợp với bé. Không nên cho bé sử dụng chung kem đánh răng với người lớn để tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Do chấn thương

Trong quá trình vui chơi, sinh hoạt hàng ngày chẳng may bé bị té ngã hoặc va đập gây vỡ răng, các mao mạch bên trong răng sẽ bị phá hủy.

Đối với tình trạng này, các hoạt chất Hemosiderin sẽ tấn công vào cấu trúc sâu bên trong răng. Lâu dần sẽ khiến răng trở nên đổi màu và xuất hiện màu vàng.

Do sử dụng một số loại thuốc kháng sinh

Trong quá trình phát triển, chắc chắn bé sẽ cần phải sử dụng thuốc kháng sinh Tetracyclin để điều trị các bệnh lý về sức khỏe. Và trên thực tế, chất này cũng làm răng bị vàng khi sử dụng quá nhiều.

Tùy vào thời gian sử dụng, liều lượng, mức độ răng vàng của các bé sẽ khác nhau.

Khi sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều cũng khiến bé bị vàng răng
Khi sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều cũng khiến bé bị vàng răng

Do mắc một số bệnh lý 

Khi gặp các bệnh lý về gan, thận như viêm gan, vàng da. Kèm theo đó là các triệu chứng biếng ăn, khó tiêu,… cũng nên đưa bé tới thăm khám bác sĩ sớm để được điều trị kịp thời.

Bởi tình bệnh lý này không chỉ gây vàng răng mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe răng miệng và tổng thể của bé.

Do vệ sinh răng miệng không đúng cách

Cuối cùng, tình trạng vàng răng chính là do cách mà mọi người vệ sinh răng răng miệng. Khi chăm sóc răng miệng không đúng cách, sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng, lâu dần gây nên tình trạng răng bị ố vàng.

Bé thường có thói quen ăn đồ ăn vặt, bánh kẹo ngọt, nước uống có gas,… Tuy nhiên, những thực phẩm này không tốt cho sức khỏe răng miệng.

Bởi sau khi ăn chúng mà bé không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, vi khuẩn sẽ chuyển hóa đường thành axit xâm nhập và tấn công vào lớp men răng. Lâu dần sẽ xuất hiện những lỗ li ti ở trên bề mặt răng và gây đổi màu.

Ngoài ra, trường hợp trẻ đánh răng không đúng cách cũng sẽ hình thành mảng bám vào lớp cao răng trên bề mặt răng. Sau một thời gian không lấy cao răng định kỳ cũng khiến răng bị ngả bằng và gây ra các bệnh lý về viêm lợi.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng sẽ gây ra tình trạng vàng răng
Vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng sẽ gây ra tình trạng vàng răng

Răng bé bị vàng có ảnh hưởng gì không?

Trước tiên, tình trạng vàng răng ảnh hưởng trực tiếp tới tính thẩm mỹ của trẻ, khiến nụ cười trông kém duyên. Có thể ở độ tuổi này, bé không quan tâm quá nhiều về ngoại hình, nhưng không vì thế mà bố mẹ chủ quan.

Cần có những biện pháp khắc phục sớm để hàm răng của bé đều đẹp, trắng sáng và chắc khỏe trong tương lai.

Tiếp đó, khi răng bị vàng, sức khỏe răng miệng của bé cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Bởi đa phần tình trạng răng bị vàng là do sâu răng, viêm lợi.

Và đối với các bệnh lý này, khi không được điều trị sớm, vi khuẩn gây hại sẽ có môi trường để tấn công sâu vào bên trong răng và phá hủy cấu trúc răng.

Hiện nay, một số bậc phụ huynh có suy nghĩ rằng, răng sữa có thể thay thế bằng răng vĩnh viễn nên việc chăm sóc sức khỏe răng miệng trong giai đoạn này là không cần thiết.

Tuy nhiên, quan điểm chủ quan này hoàn toàn sai. Bởi chân răng sữa sẽ ảnh hưởng tới cấu trúc hàm, từ đó răng vĩnh viễn mọc lên cũng sẽ bị tác động. Do đó, khi mọc lên rất dễ gặp phải tình trạng răng ố vàng và các bệnh lý về răng miệng nguy hiểm khác.

Tình trạng vàng răng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe răng miệng của bé
Tình trạng vàng răng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe răng miệng của bé

Cách chữa trị răng bé bị vàng hiệu quả theo từng độ tuổi

Khi răng bé bị vàng, bố mẹ cũng không cần quá lo lắng. Để bé sớm lấy lại hàm răng trắng sáng, khỏe mạnh, bố mẹ nên làm theo những cách sau:

Trẻ từ 0 – 1 tuổi

Trong độ tuổi này, bé vẫn còn ăn cháo, uống sữa,… và chưa ăn nhai nhiều, nhưng bố mẹ vẫn cần vệ sinh răng miệng cho trẻ để các răng mọc lên trong tương lai được khỏe mạnh.

Bố mẹ cần vệ sinh răng miệng cho trẻ 2 lần mỗi ngày bằng nước muối. Cùng lúc đó, sử dụng khăn mềm để rơ lưỡi và làm sạch khoang miệng cho trẻ. Thực hiện đều đặn hàng ngày để sức khỏe răng miệng của bé được đảm bảo nhất.

Trẻ từ 1 – 5 tuổi

Từ 1 – 5 tuổi, răng sữa của bé đã mọc đủ trên cung hàm và đã có thể ăn nhai nhiều loại thực phẩm khác nhau. Ở giai đoạn này dễ xuất hiện tình trạng răng vàng nhất nên cần chăm sóc sức khỏe răng miệng thật tốt.

Trong quá trình chăm sóc, bố mẹ nên chú ý tới một số vấn đề sau:

  • Hạn chế cho bé ăn các loại thực phẩm dễ bám màu: Một số thực phẩm nhiều dầu mỡ hay các loại bánh kẹo, nước ngọt nhiều phẩm màu không chỉ gây vàng răng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng của trẻ.
  • Vệ sinh răng miệng mỗi ngày: Tạo cho bé thói quen đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Bên cạnh đó, sử dụng các dụng cụ vệ sinh lưỡi để làm sạch mảng bám trong khoang miệng.
  • Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ: Đưa bé tới nha khoa thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ từ 3 – 6 tháng một lần. Bố mẹ có thể lựa chọn Акула Стоматология để chăm sóc sức khỏe răng miệng của bé tốt hơn.
Đưa bé tới nha khoa thăm khám định kỳ để ngăn chặn tình trạng vàng răng và bảo vệ sức khỏe răng miệng của bé tốt hơn
Đưa bé tới nha khoa thăm khám định kỳ để ngăn chặn tình trạng vàng răng và bảo vệ sức khỏe răng miệng của bé tốt hơn

Trẻ từ 6 – 10 tuổi

Từ 6 – 10 tuổi là thời điểm trẻ bắt đầu thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn. Lúc này, răng của bé có sức đề kháng khá yếu nên không thể sử dụng các biện pháp tẩy trắng thông thường hay các mẹo dân gian dành cho người lớn. 

Thay vào đó, vừa vệ sinh răng miệng đúng cách, vừa xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học. Hạn chế cho bé hấp thụ các loại thực phẩm có nhiều đường và có nhiều phẩm màu. 

Trẻ trên 10 tuổi

Đây là thời điểm trẻ đã mọc răng đầy đủ, nên bố mẹ cần quan tâm hơn về cách hướng dẫn bé chăm sóc răng miệng đúng cách. Nếu khi bé đã thay răng vĩnh viễn, nhưng vẫn bị vàng.

Bố mẹ nên đưa bé tới nha khoa uy tín để được thực hiện những phương pháp tẩy trắng răng an toàn.

Ở độ tuổi này, bọc răng sứ và dán sứ Veneer không được khuyến khích, thay vào đó nên cho bé tẩy trắng răng. Trong trường hợp răng vàng do sâu, bác sĩ sẽ điều trị triệt để răng sâu và tiến hành trám răng bằng vật liệu Composite để khôi phục chức năng của răng.

Khi bé đủ 18 tuổi, bố mẹ có thể phục hình răng cho bé bằng bọc răng sứ để cải thiện chức năng của răng tốt nhất.

Như vậy, răng bé bị vàng do rất nhiều nguyên nhân. Bố mẹ cần xác định rõ nguyên nhân để có hướng giải quyết phù hợp và hiệu quả. Ngoài ra, cần lưu ý rằng nên lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín như Nha Khoa Shark để chăm sóc sức khỏe răng miệng của bé định kỳ nhé.

&nbsp

Оцените статью

Прокомментируйте статью

Отправить комментарий отправлять

СВЯЗАННЫЕ ЗНАНИЯ

Похожие видео

фоновое видео значок - играть

Причины выбрать Акулу Дентал

Баннер статьи 1

Причины выбрать Акулу Дентал

Разместить баннер 1 мб
Связаться с врачом

ЗАПИСАТЬСЯ НА КОНСУЛЬТАЦИЮ,
БЕСПЛАТНОЕ ОБСЛЕДОВАНИЕ

Запишитесь на консультацию
Проконсультируйтесь сейчас
Назначить встречу
1800 2069
Dental Tourism Process

Х

ЗАПИСАТЬСЯ НА ВСТРЕЧУ

За лучший сервис

ЗАПИСАТЬСЯ НА ВСТРЕЧУ

Х

ВЫБЕРИТЕ ВРЕМЯ

Сегодня день

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

ФОРМА ЗАПИСИ

Назначить встречу

ЗАПИСАТЬСЯ НА КОНСУЛЬТАЦИЮ,
БЕСПЛАТНОЕ ОБСЛЕДОВАНИЕ

Запишитесь на консультацию

Х