Sưng mộng răng: Dấu hiệu, Nguyên nhân và Cách điều trị

Sưng mộng răng: Dấu hiệu, Nguyên nhân và Cách điều trị

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Sưng mộng răng là một bệnh lý răng miệng phổ biến trong cuộc sống, gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng lớn cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bạn. Do đó, cần hiểu rõ về vấn đề răng miệng này để có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Dưới đây sẽ là thông tin chi tiết về bệnh lý sưng mộng, viêm nhiễm răng Nha Khoa Shark muốn chia sẻ tới các bạn đọc.

Sưng mộng răng: Dấu hiệu, Nguyên nhân và Cách điều trị

Sưng mộng răng là gì?

Sưng mộng răng là tình trạng viêm nhiễm nướu do sự tác động của các tác nhân gây hại trong môi trường khoang miệng. Khi vi khuẩn tấn công các các bộ phận trong khoang miệng, cơ thể sẽ tự sản xuất ra các kháng thể để chống lại. Điều này làm xuất hiện tình trạng sưng mộng răng, khi phần nướu sưng và phình to ra. Đôi khi dưới chân răng xuất hiện ổ mủ và bạn sẽ cảm thấy đau nhức khi gặp tình trạng này.

Trên thực tế, sưng mộng răng là giai đoạn ở mức độ nặng hơn của viêm lợi. Nó có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cung hàm, nhưng đa phần sẽ ở răng hàm và răng khôn.

Sưng mộng răng là bệnh lý răng miệng liên quan tới nướu và hiện nay rất nhiều người gặp phải
Sưng mộng răng là bệnh lý răng miệng liên quan tới nướu và hiện nay rất nhiều người gặp phải

Nguyên nhân gây sưng mộng răng

Tình răng răng bị sưng mộng xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do quá trình vệ sinh răng miệng không đúng cách, hoặc do tác dụng phụ của thuốc,… Chi tiết về từng nguyên nhân như sau:

  • Chăm sóc răng miệng không đúng cách

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra sưng mộng răng. Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ không thể loại bỏ mảng bám thức ăn, vi khuẩn sâu răng tích tụ trên răng. Lớp mảng bám và cao răng khi tích tụ lâu ngày trên răng sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, chúng sẽ tấn công nướu và gây viêm nhiễm. Khi không được điều trị sớm, viêm nhiễm sẽ tiến triển nặng hơn và gây sưng mộng chân răng.

  • Do các bệnh lý về răng miệng

Vi khuẩn tồn tại trong các bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm nha chu, mọc răng khôn,… cũng có thể dẫn đến sưng mộng răng. Đối với các bệnh lý này, không chỉ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, mà còn ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày khi không được điều trị kịp thời.

  • Do mọc răng khôn

Những trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, ảnh hưởng đến răng số 7 sẽ làm thức ăn giắt vào khó vệ sinh. Điều này để lâu sẽ gây viêm nhiễm, lợi trùm và khi tiến triển nặng hơn sẽ xuất hiện sưng mộng.

  • Thay đổi nội tiết tố

Ở phụ nữ, trong giai đoạn mang thai, mãn kinh,…. sẽ thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Điều này sẽ ảnh hưởng đến răng và nướu, làm chúng dễ nhạy cảm hơn so với bình thường. Do đó sẽ dẫn đến khả năng cao mắc các bệnh viêm nướu răng, viêm lợi, nặng hơn là sưng mộng răng.

  • Tác dụng phụ của thuốc

Khi sử dụng các loại thuốc dạ dày, thuốc ngủ, thuốc an thần,… sẽ gây ra một số tác dụng phụ, điển hình là sưng mộng răng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng vì khi ngừng dùng thuốc, tình trạng này sẽ giảm dần và biến mất.

  • Ăn uống không khoa học

Ăn nhiều đồ ăn cay, nóng hoặc dai cứng cũng sẽ tác động xấu tới răng và nướu, dễ làm chúng tổn thương, viêm nhiễm. Đây sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển gây bệnh. Do đó, cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học để bệnh được cải thiện.

Bệnh có thể xảy ra do vệ sinh răng miệng không đúng cách, ăn uống không khoa học,...
Bệnh có thể xảy ra do vệ sinh răng miệng không đúng cách, ăn uống không khoa học,…

Ngoài ra, hút thuốc lá cũng sẽ tăng nguy cơ gây bệnh. Vì khi hút thuốc sẽ làm giảm lưu thông máu đến nướu, nên nướu dễ bị viêm nhiễm.

Dấu hiệu nhận biết sưng mộng răng

Tình trạng sưng mộng răng ở mỗi người sẽ khác nhau vì còn phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe. Nhưng nhìn chung đều bao gồm những dấu hiệu sau:

  • Nướu sưng đỏ

Phần nướu sưng đỏ và phồng lên, che mất đi phần thân răng và thường nhạy cảm với nhiệt độ trong khoang miệng. Trong trường hợp đánh răng sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu. Đôi khi, bạn không tác động gì đến nướu cũng gây ra chảy máu.

  • Xuất hiện cục mủ

Các túi mủ thường xuất hiện ở phần chân răng, chúng sẽ gây mất vị giác và có thể làm miệng bị đắng. Khi túi mủ xuất hiện hiện, ngoài là sưng mộng, đây cũng sẽ là biểu hiện của các bệnh lý về nha chu nguy hiểm.

  • Tụt nướu

Vi khuẩn tồn tại trong nướu cũng sẽ gây tụt nướu và làm lộ chân răng. Lúc này, phần chân răng không được bảo vệ và bị tác động xấu bởi môi trường trong khoang miệng. Chân răng sẽ dễ nhạy cảm và tổn thương. Do đó gây ra những bệnh lý răng miệng nguy hiểm như ê buốt răng, viêm tủy răng, sâu răng, sưng mộng,…

  • Vùng má bị sưng to

Trong trường hợp vùng má sưng to, đây là biểu hiện cho vùng nướu quanh răng bị viêm nhiễm nặng. Bạn sẽ rất khó ăn uống và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng nhiều. Dấu hiệu này ngoài của sưng mộng, đây còn là biểu hiện của áp xe răng. Khi không được điều trị sẽ gây biến chứng nặng hơn, nguy hiểm đến tính mạng con người.

  • Nổi hạch

Khi sưng mộng, phần hạch ở dưới vùng tai sẽ nổi lên, gây sốt và đau nhức. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi có vi khuẩn tấn công. Bạn điều trị dứt điểm bệnh lý này, hạch sẽ dần dần biến mất.

  • Răng khôn bị lợi trùm

Tình trạng viêm lợi trùm lên răng khôn cũng sẽ làm nướu phồng lên và gây đau nhức, khó chịu. Khi bề mặt nướu phủ lên toàn bộ răng khôn, điều này sẽ ảnh hưởng tới quá trình răng phát triển. Sau một thời gian không được vệ sinh sạch sẽ sẽ gây nhiễm trùng, sưng tấy và tình trạng sưng mộng răng đã xuất hiện.

Khi thấy xuất hiện cục mủ, vùng nướu và má sưng lên,... bạn đang có dấu hiệu của bệnh sưng mộng chân răng
Khi thấy xuất hiện cục mủ, vùng nướu và má sưng lên,… bạn đang có dấu hiệu của bệnh sưng mộng chân răng

Một số mẹo chữa sưng mộng răng tại nhà

Tình trạng sưng mộng răng sẽ được cải thiện khi có những phương pháp chữa trị kịp thời và đúng lúc. Trong trường hợp bạn chưa sắp xếp được thời gian thăm khám nha khoa, tham khảo một số mẹo chữa trị tại nhà sau:

  • Sử dụng lá lốt

Lá lốt là một nguyên liệu dễ tìm và có nhiều công dụng trong y học. Trong lá lốt chứa benzoyl acetate – chất có đặc tính kháng khuẩn cao. Do đó, được nhiều người sử dụng để điều trị sưng mộng. Bên cạnh đó, khi sử dụng lá lốt, những cơn ê buốt, đau nhức răng sẽ được thuyên giảm rõ rệt.

Cách thực hiện: Chuẩn bị một ít lá lốt rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, mang lá lốt xay cùng 100ml nước muối sinh lý. Lọc lấy nước cốt và dùng để súc miệng 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối.

  • Dùng tỏi

Trong những gia vị có trong căn bếp, tỏi là loại nguyên liệu có khả năng kháng khuẩn tốt. Do đó thường được sử dụng để làm dịu vết thương và kháng khuẩn trong môi trường khoang miệng. Bạn có thể tham khảo tỏi để cải thiện tình trạng sưng đau do mộng răng.

Cách thực hiện: Giã nát một tép tỏi với một chút muối và dùng để đắp vị trí nướu bị thương. Lúc đầu, bạn sẽ cảm thấy xót và khó chịu, nhưng hãy kiên trì 1 lần/1 ngày, cơn đau nhức do sưng mộng sẽ được cải thiện rõ rệt.

Hỗ trợ chữa bệnh sưng mộng chân răng hiệu quả tại nhà bằng tỏi
Hỗ trợ chữa bệnh sưng mộng chân răng hiệu quả tại nhà bằng tỏi
  • Chữa sưng mộng răng bằng nha đam

Nha đam hay còn được gọi là lô hội, được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời trong việc chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp. Trong nha đam chứa acid salicylic, anthraquinone, saponin… nên có tác dụng kháng viêm, giảm đau, sát khuẩn, giúp vết thương hồi phục nhanh chóng. 

Bạn có thể sử dụng nha đam để chữa sưng mộng chân răng theo cách sau: Sử dụng phần gel của cây nha đam để bôi trực tiếp lên vùng lợi bị sưng tấy. Bên cạnh đó, bạn có thể uống nước ép từ cây nha đam để giúp vết thương hồi phục nhanh chóng.

  • Súc miệng bằng nước muối

Trong nước muối có tính sát khuẩn, kháng viêm nên được sử dụng nhiều để điều trị các bệnh lý về răng miệng. Đối với sưng mộng răng, súc miệng bằng nước muối sinh lý sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lây lan diện rộng.

Cách thực hiện: Sử dụng nước muối ấm pha loãng để súc miệng thường xuyên 2 lần mỗi ngày. Kiên trì thực hiện, tình trạng sưng mộng chân răng sẽ được cải thiện đáng kể.

Sử dụng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý để súc miệng hàng ngày
Sử dụng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý để súc miệng hàng ngày
  • Dùng nước cốt chanh

Chanh là loại quả có chứa chất chống oxy hóa và có tính axit, nên mang công dụng kháng khuẩn tốt, có thể dễ dàng loại bỏ những mảng bám ở trên bề mặt răng và nướu.

Cách thực hiện: Thoa trực tiếp nước cốt chanh và vùng lợi, nướu bị sưng. Kết hợp massage nướu nhẹ nhàng để vi khuẩn không còn bám lại trong khoang miệng. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha nước cốt chanh với nước muối pha loãng để súc miệng. Tuy nhiên, không nên lạm dụng phương pháp này, chỉ nên thực hiện từ 2- 3 lần một tuần.

  • Sử dụng lá kinh giới và lá lốt

Lá kinh giới có công dụng kháng viêm và giảm sưng tấy. Khi kết hợp với lá lốt, công dụng chữa sưng mộng răng sẽ khiến bạn ngạc nhiên.

Cách thực hiện: Rửa sạch và để ráo nước lá lốt và lá kinh giới. Đem giã nát chung với nhau và đắp lên vùng bị sưng tấy. Sau đó súc miệng lại với nước sạch để không tồn tại mảng bám trong khoang miệng.

  • Sử dụng gừng

Gừng có tính ấm và có công dụng kháng viêm, hỗ trợ giảm sưng tốt. Do đó, sử dụng gừng có thể làm đau nhức, sưng tấy, cũng như hỗ trợ điều trị mộng răng.

Cách thực hiện: Sử dụng một nhánh gừng tươi rửa sạch, đem đập dập và đắp vào vị trí nướu bị sưng đỏ. Làm liên tục 1 ngày/1 lần, tình trạng sưng mộng sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Gừng có công dụng kháng viêm, nên sẽ hỗ trợ điều trị viêm nướu hiệu quả
Gừng có công dụng kháng viêm, nên sẽ hỗ trợ điều trị viêm nướu hiệu quả

Sưng mộng răng uống thuốc gì?

Để những cơn đau nhức, khó chịu do sưng mộng răng thuyên giảm một cách nhanh chóng, việc sử dụng thuốc là điều cần thiết. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Lúc này, bạn cần thăm khám nha khoa, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng cụ thể của bạn để kê đơn thuốc phù hợp. Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị sưng mộng răng:

  • Thuốc chống viêm non – steroid như: ibuprofen, acid mefenamic, diclofenac, meloxicam. Những loại thuốc này sẽ làm giảm triệu chứng sưng tấy, đau nhức ở vị trí sưng mộng.
  • Thuốc giảm đau như paracetamol, aspirin sẽ giúp những cơn đau nhức thuyên giảm hiệu quả.
  • Thuốc kháng sinh beta-lactam và macrolid được sử dụng trong các trường hợp sưng mộng do nhiễm trùng, nhằm giúp các vết thương nhanh chóng hồi phục.

Lưu ý: Tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý tăng hoặc giảm liều. Trong trường hợp bạn đang sử dụng các loại thuốc khác, thông báo cho bác sĩ để kê đơn thuốc phù hợp nhất. Điều này cũng tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Điều trị sưng mộng chân răng, viêm nướu bằng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ 
Điều trị sưng mộng chân răng, viêm nướu bằng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Điều trị sưng mộng răng tại nha khoa

Khi bị sưng mộng răng, mọi người sẽ phải trải qua cảm giác đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Do đó, mọi người ngoài sử dụng thuốc, các mẹo điều trị tại nhà, cũng cần tới nha khoa để thực hiện các phương pháp nha khoa, nhằm chữa trị dứt điểm. Hai phương pháp nha khoa phổ biến hiện nay:

Lấy cao răng

Nguyên nhân chính xuất hiện mộng răng là do mảng bám, vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng. Vì vậy, muốn điều trị dứt điểm sưng mộng răng, lớp cao răng cần được loại bỏ hoàn toàn để khoang miệng sạch sẽ.

Sau khi xử lý cao răng, bác sĩ sẽ tái tạo lại men răng để giúp răng trắng bóng và ngăn ngừa các mảng bám vi khuẩn quay trở lại. Kết thúc quá trình điều trị, bạn cần chăm sóc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, phần nướu bị sưng sẽ dần hồi phục như lúc ban đầu.

Lấy cao răng tại nha khoa Shark chỉ với 50K!

Liên hệ đặt lịch hẹn!

Artboard 8

Điều trị sưng mộng răng bằng phẫu thuật

Khi phần nướu sưng nghiêm trọng, xuất hiện mủ, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để nạo bỏ sạch phần mủ ở chân răng. Ngoài ra, phương pháp này tránh tình trạng nhiễm trùng lây lan diện rộng, gây ảnh hưởng tới toàn bộ sức khỏe của răng kế bên.

Phẫu thuật lấy mủ khá đơn giản, nên bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, cần chăm sóc răng miệng thật tốt sau khi phẫu thuật để vết thương mau lành và cơ thể hồi phục nhanh hơn.

Khi vị trí sưng xuất hiện túi mủ, gây đau nhức kéo dài, thực hiện phẫu thuật tại các nha khoa uy tín để điều trị dứt điểm
Khi vị trí sưng xuất hiện túi mủ, gây đau nhức kéo dài, thực hiện phẫu thuật tại các nha khoa uy tín để điều trị dứt điểm

Với cả hai phương pháp trên, bạn nên thực hiện tại những cơ sở nha khoa uy tín, đảm bảo về hiệu quả và độ an toàn cho sức khỏe răng miệng.

Biện pháp phòng ngừa sưng mộng răng xảy ra

Tình trạng sưng mộng chân răng hoàn toàn có thể phòng ngừa được khi bạn chăm sóc răng miệng đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình chăm sóc sức khỏe răng miệng:

  • Chải răng từ 2 – 3 lần mỗi ngày, cần chải răng đúng cách, đúng kỹ thuật để không làm tổn thương răng và nướu. Trong quá trình chải răng, sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa Flour để làm sạch răng miệng hiệu quả.
  • Bên cạnh đánh răng, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ sạch mảng bám trong khoang miệng và trên kẽ răng. Cùng với đó, bạn cũng cần vệ sinh vùng lưỡi sạch sẽ để vi khuẩn không tích tụ gây bệnh.
  • Hạn chế ăn đồ ngọt và đồ uống có đường. Bởi đường là loại thức ăn yêu thích của vi khuẩn trong khoang miệng. Do đó, bạn nên hạn chế tiêu thú để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng.
  • Ăn nhiều trái cây và rau củ bởi những loại thực phẩm này chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ,… giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe của răng miệng.
  • Nước giúp cơ thể loại bỏ độc tố và giữ cho khoang miệng luôn ẩm ướt. Do đó cần uống nhiều nước để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ từ 3 – 6 tháng/1 lần để cạo vôi răng và kiểm tra sức khỏe răng miệng. Đồng thời, đây cũng là cách phòng ngừa sưng mộng răng và các bệnh lý về răng miệng nguy hiểm khác. Bạn có thể tham khảo Nha Khoa Shark để được thăm khám và điều trị an toàn, hiệu quả bệnh sưng mộng răng nhé.  
Chăm sóc răng miệng đúng cách, kết hợp thăm khám nha khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất
Chăm sóc răng miệng đúng cách, kết hợp thăm khám nha khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất

Một số câu hỏi liên quan

Xoay quanh đến vấn đề sưng mộng răng, mọi người có những thắc mắc liên quan như sau:

Sưng mộng răng nên ăn gì?

Khi bị sưng mộng răng, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp đóng vai quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và giảm bớt cảm giác đau nhức, khó chịu. Bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh bằng cách ăn những thực phẩm mềm, dễ nhai, trái cây, thực phẩm giàu chất xơ. Ví dụ như: cháo, súp, rau xanh, sữa, các sản phẩm từ sữa,…

Sưng mộng răng không nên ăn gì?

Trong trường hợp bị sưng mộng răng, hạn chế ăn những nhóm thực phẩm sau để tránh làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn: thực phẩm chức nhiều đường, rượu bia, thực phẩm cay nóng, nhóm thực phẩm dai cứng và các loại đồ ăn đồ uống có tính axit cao.

Khi bị bệnh về nướu, không nên ăn thức ăn quá cay, nóng vì có thể làm vết thương tổn thương nặng hơn
Khi bị bệnh về nướu, không nên ăn thức ăn quá cay, nóng vì có thể làm vết thương tổn thương nặng hơn

Sưng mộng răng bao lâu thì khỏi?

Sưng mộng răng được điều trị dứt điểm tại các nha khoa, bệnh sẽ khỏi hoàn toàn sau 5 – 7 ngày. Trong trường hợp cơ địa tốt và được bác sĩ tay nghề giỏi chữa trị, thời gian có thể rút ngắn xuống ít hơn.

Sưng mộng răng có sốt không?

Đối với giai đoạn đầu, sưng mộng răng chỉ xuất hiện những cơn đau nhức nhẹ và ở vị trí mộng bị sưng ít, tấy đỏ. Nhưng khi tiến triển nặng hơn, bạn sẽ gặp phải tình trạng sốt và kèm theo nổi hạch ở vùng má do vi khuẩn đã lây nhiễm vào răng, cùng các bộ phận khác trong khoang miệng.

Sưng mộng răng có nguy hiểm không?

Khi không được điều trị kịp thời, sưng mộng răng rất nguy hiểm. Những biến chứng mọi người có thể gặp phải: mất răng vĩnh viễn, nhiễm trùng nướu và răng,… Đặc biệt, vi khuẩn còn lây lan và phá hủy các răng khác trong khoang miệng. Trong trường hợp bệnh ở phụ nữ mang thai, có thể gặp phải tình trạng sinh non hoặc con bị dị tật.

Những thông tin về sưng mộng răng đã được giải đáp chi tiết trong bài viết, mong rằng giúp các bạn có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích để chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt hơn. Các chuyên gia khuyên bạn nên chăm sóc răng miệng đúng cách và thăm khám nha khoa định kỳ để tránh bệnh lý răng miệng xảy ra và bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn.

Đánh giá bài viết

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher