Bị tụt lợi có tự khỏi không? Làm thế nào để khắc phục?

Bị tụt lợi có tự khỏi không? Làm thế nào để khắc phục?

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Tụt lợi là tình trạng lợi bị tụt vào phía trong do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy thì liệu bị tụt lợi có tự khỏi không và làm thế nào để cải thiện tình trạng này hiệu quả? Toàn bộ những thắc mắc phổ biến trên sẽ được chuyên gia nha khoa Shark giải đáp chi tiết, chính xác trong nội dung bài viết dưới đây.

tụt lợi có tự khỏi không

Bị tụt lợi có tự khỏi không?

Tụt lợi sẽ không tự khỏi được vì khi nướu lợi đã bị tụt xuống sâu dưới nướu thì rất khó để “tự” phục hồi và trở lại đúng vị trí ban đầu. Nếu chỉ tụt lợi ở mức độ nhẹ hoặc do các nguyên nhân bắt nguồn từ thói quen, nội tiết tố gây ra thì không quá lo ngại. Tuy nhiên, nếu tụt lợi là hậu quả của bệnh lý nha khoa thì bắt buộc phải có sự can thiệp kịp thời, đúng cách của phương pháp nha khoa hoặc sử dụng thuốc mới có thể khỏi. 

Làm thế nào để nhận biết hiện tượng tụt lợi?

Trong lĩnh vực nha khoa, tụt lợi được xem là tình trạng răng miệng khá phổ biến mà nhiều người gặp phải. Tụt lợi chính là hiện tượng mô nướu ở xung quanh răng bị lùi hẳn xuống dưới chân răng và gây ra một số biểu hiện khó chịu.

Dưới đây là các triệu chứng điển hình của hiện tượng tụt lợi:

Triệu chứng tụt lợi mức độ nhẹ

Theo chia sẻ từ nhiều người, triệu chứng tụt lợi khá nhẹ nhàng và khó nhận biết. Chuyên gia cho rằng, sở dĩ có sự đánh giá như vậy là bởi vì tình trạng tụt lợi đang ở mức độ nhẹ và chưa gây ra nhiều biến chứng răng miệng nguy hiểm.

Hầu hết người bệnh tụt lợi ở giai đoạn này chỉ cảm thấy hơi nhức hoặc tê buốt nhẹ ở chân răng. Triệu chứng kể trên gặp chủ yếu khi họ ăn uống hoặc thực hiện các bước vệ sinh răng miệng hàng ngày.

Hầu hết người bệnh tụt lợi ở giai đoạn nhẹ chỉ cảm thấy hơi nhức tại răng
Hầu hết người bệnh tụt lợi ở giai đoạn nhẹ chỉ cảm thấy hơi nhức tại răng

Dấu hiệu nhận biết tụt lợi nghiêm trọng

Khi tụt lợi không được phát hiện và chữa trị kịp thời, đúng biện pháp thì sẽ tiến triển nặng nề sang mức độ nghiêm trọng hơn. Lúc này, bạn có thể gặp phải các triệu chứng điển hình như sau:

    • Triệu chứng dễ thấy nhất gặp nhất của tụt lợi chính là lợi bị thu nhỏ dần về phía nướu răng.
    • Khi bị tụt lợi lâu ngày, hầu hết chân răng sẽ lộ ra ngoài hoặc có kích thước to ra so với ban đầu.
    • Một số người bệnh tụt lợi thường bị chảy máu chân răng, đau răng, tê buốt răng khó chịu.
    • Nếu tụt lợi không chữa trị sớm thì sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ như răng lung lay dễ gãy, viêm nhiễm chân răng, thậm chí hỏng răng, mất răng.
Một số người bệnh tụt lợi thường bị chảy máu chân răng, đau răng, tê buốt răng khó chịu
Một số người bệnh tụt lợi thường bị chảy máu chân răng, đau răng, tê buốt răng khó chịu

Bật mí các nguyên nhân gây tụt lợi điển hình

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tụt lợi, dưới đây là một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo:

  • Viêm nha chu: Người bệnh viêm nha chu thường có nguy cơ cao bị nhiễm trùng ở vị trí nướu răng. Nếu không được điều trị sớm thì phần xương chân răng sẽ bị tổn thương, lâu dần dẫn đến tụt lợi.
  • Vệ sinh kém: Chuyên gia thường khuyên rằng, để bảo vệ răng miệng thì bạn cần phải đánh răng ít nhất mỗi ngày 2 – 3 lần. Tuy nhiên, nếu việc đánh răng không đảm bảo thì sẽ làm gia tăng các mảng bám “bẩn” trên bề mặt răng, từ đó làm tăng nguy cơ khiến lợi bị tụt.
  • Đánh răng mạnh: Nếu bạn đánh răng thường xuyên nhưng lại quá thô bạo hoặc mạnh tay thì sẽ khiến men răng tổn thương, thậm chí gây chảy máu răng và tụt lợi.
  • Di truyền: Tình trạng tụt lợi có tính chất di truyền giữa những người thân trong gia đình. Cụ thể, nếu bố mẹ hoặc anh chị em từng bị tụt lợi thì bạn cũng sẽ có nguy cơ cao gặp phải hiện tượng này.
Người bệnh viêm nha chu thường có nguy cơ cao bị tụt lợi hoặc viêm chân răng
Người bệnh viêm nha chu thường có nguy cơ cao bị tụt lợi hoặc viêm chân răng

Tình trạng tụt lợi có gây nguy hiểm không?

Bên cạnh việc tụt lợi có tự khỏi không thì bạn cần phải biết biến chứng cũng như ảnh hưởng của tình trạng này.

Ảnh hưởng nhiều đến yếu tố thẩm mỹ

Đầu tiên, tụt lợi chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến yếu tố thẩm mỹ chung của toàn hàm răng. Bởi vì, khi bị tụt lợi nặng nề, chân răng sẽ lộ ra ngoài và khiến người bệnh cảm thấy ngại ngùng mỗi khi giao tiếp, ăn uống.

Tụt lợi chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến yếu tố thẩm mỹ chung của toàn hàm răng
Tụt lợi chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến yếu tố thẩm mỹ chung của toàn hàm răng

Răng dễ bị tê buốt khó chịu

Lợi bị tụt vào trong, đồng thời chân răng nhô ra ngoài sẽ khiến răng dễ tê buốt, khó chịu. Tình trạng này sẽ trở nên nặng nề hơn mỗi khi người bệnh phải thực hiện các hoạt động ăn uống hoặc nói chuyện, vệ sinh hàng ngày.

Tăng nguy cơ nhiễm trùng bên trong khoang miệng

Tụt lợi thời gian lâu ngày mà không được chữa trị sẽ dẫn đến vô vàn hệ lụy đằng sau và nguy hiểm nhất là nhiễm trùng răng miệng. Người bệnh có thể bị sâu răng, viêm lợi, thậm chí hỏng men răng, ảnh hưởng cấu trúc tủy răng bên trong.

Tụt lợi thời gian lâu ngày mà không được chữa trị sẽ dẫn đến nhiễm trùng răng miệng
Tụt lợi thời gian lâu ngày mà không được chữa trị sẽ dẫn đến nhiễm trùng răng miệng

Bị tụt lợi làm thế nào để cải thiện hiệu quả?

Sau khi đã giải đáp được băn khoăn tụt lợi có tự khỏi không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các cách cải thiện tụt lợi hiệu quả, an toàn.

Chữa tụt lợi bằng các nguyên liệu tự nhiên

Nếu tình trạng tụt lợi chỉ ở mức độ nhẹ và được phát hiện sớm thì bạn có thể tham khảo các cách chữa từ nguyên liệu tự nhiên như sau:

Chanh kết hợp dầu ô liu:

Chanh chứa thành phần acid tự nhiên có đặc tính sát khuẩn mạnh mẽ. Sử dụng chanh và dầu ô liu sẽ giúp vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, đồng thời hỗ trợ cải thiện tình trạng tụt lợi thường gặp.

  • Trộn vào bát sạch hỗn hợp gồm có 2 muỗng nước cốt chanh, 1 muỗng dầu ô liu nguyên chất.
  • Bạn bôi đều hỗn hợp trên vào vị trí nướu lợi đang bị tụt rồi thư giãn khoảng 30 phút và súc miệng lại bằng nước sạch.
Sử dụng chanh và dầu ô liu sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng tụt lợi
Sử dụng chanh và dầu ô liu sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng tụt lợi

Lô hội:

Lô hội còn được nhiều người gọi với cái tên thông dụng khác là nha đam. Đây là nguyên liệu tự nhiên nổi tiếng trong các sản phẩm chăm sóc, làm đẹp da hiện nay của chị em phụ nữ. 

Bên cạnh đó, lô hội cũng được chứng minh tác dụng giảm viêm, sát khuẩn, cực kỳ tốt cho người bệnh bị tụt lợi, viêm chân răng.

  • Chuẩn bị 1 nhánh lô hội tươi rồi dùng dao tách lấy phần thịt nằm bên trong.
  • Sau mỗi lần đánh răng hàng ngày, bạn thoa gel lô hội lên vị trí tụt lợi và để yên khoảng 15 phút rồi súc miệng bằng dung dịch chuyên dụng.
Lô hội được chứng minh tác dụng giảm viêm, sát khuẩn, cực kỳ tốt cho người bệnh bị tụt lợi
Lô hội được chứng minh tác dụng giảm viêm, sát khuẩn, cực kỳ tốt cho người bệnh bị tụt lợi

Dầu mè: 

Dầu mè cũng thường được sử dụng trong lĩnh vực nha khoa như một “liều thuốc” giúp sát khuẩn răng miệng. Có được công dụng này là bởi vì dầu mè chứa lượng lớn thành phần kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ điều trị bệnh lý tại khoang miệng.

  • Đun sôi 3 muỗng dầu mè nguyên chất rồi đợi cho dầu nguội bớt, đựng trong bát sạch.
  • Thoa đều dầu mè lên lông bàn chải và đánh răng hàng ngày như bình thường. 
Dầu mè chứa lượng lớn thành phần kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ điều trị bệnh lý tại khoang miệng
Dầu mè chứa lượng lớn thành phần kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ điều trị bệnh lý tại khoang miệng

Sử dụng thuốc để điều trị tụt lợi

Như đã chia sẻ, việc tụt lợi có tự khỏi không thì câu trả lời là không. Do đó, tại các phòng khám nha khoa uy tín, các bác sĩ sẽ cân nhắc vào tình hình thực tế và mức độ tụt của lợi để chỉ định thuốc phù hợp. 

Theo đó, một số thuốc thường dùng cho người bị tụt lợi là gel fluorid, thuốc kháng sinh Metronidazol, Azithromycin, Amoxicillin,…. Hoạt chất trong thuốc sẽ giúp kháng khuẩn, giảm viêm, hỗ trợ điều trị viêm nướu, tụt lợi hiệu quả.

Bác sĩ sẽ cân nhắc vào tình hình thực tế và mức độ tụt của lợi để chỉ định thuốc phù hợp
Bác sĩ sẽ cân nhắc vào tình hình thực tế và mức độ tụt của lợi để chỉ định thuốc phù hợp

Điều trị tụt lợi bằng các phương pháp nha khoa

Trường hợp tụt lợi ở mức độ nặng nề thì các bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phương pháp nha khoa phù hợp, cụ thể như sau:

  • Cạo vôi răng: Việc vôi răng bị tích tụ lâu ngày ở quanh vị trí chân răng sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm lợi, tụt lợi. DO đó, bác sĩ thường sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để cạo sạch vôi răng, từ đó giúp hồi phục mô nướu ban đầu.
  • Tiểu phẫu cắt nướu răng: Nếu tụt lợi đã ở giai đoạn nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Một số phương pháp phổ biến trong nha khoa là ghép xương, ghép nướu, nạo nha chu.
  • Trám chân răng: Trường hợp người bệnh tụt lợi gặp phải các dấu hiệu khó chịu như đau răng, tê buốt răng thì có thể tham khảo phương pháp trám chân răng. Trám răng sẽ giúp bảo vệ răng thật khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh, đồng thời cải thiện tình trạng tụt lợi đang gặp.
Trường hợp tụt lợi ở mức độ nặng nề thì các bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phương pháp nha khoa 
Trường hợp tụt lợi ở mức độ nặng nề thì các bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phương pháp nha khoa

Nha khoa Shark – Địa chỉ nha khoa chữa tụt lợi hiệu quả nhanh

Đến đây, chắc hẳn bạn đã có được lời giải đáp mong muốn cho băn khoăn bị tụt lợi có tự khỏi không. Vậy nhưng, để chữa tụt lợi hiệu quả, an toàn thì bạn cần phải tìm được địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng.

Nếu bạn còn đang phân vân chưa biết lựa chọn địa chỉ nào thì hãy tham khảo dịch vụ chỉnh nha, điều trị răng miệng của hệ thống nha khoa Shark. Đây là nha khoa lớn, nổi tiếng hàng đầu tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh.

Đến với nha khoa Shark, bạn sẽ được các bác sĩ thăm khám cẩn thận và tư vấn phác đồ điều trị tụt lợi đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Nha khoa Shark là nha khoa lớn, nổi tiếng hàng đầu tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh
Nha khoa Shark là nha khoa lớn, nổi tiếng hàng đầu tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh

Trên đây, Nha khoa Shark đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc bị tụt lợi có tự khỏi không và bật mí một số cách điều trị phổ biến. Chúc bạn luôn có một hàm răng chắc khỏe và bền đẹp, tỏa sáng nhất.

Đánh giá bài viết

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher