Vì sao trẻ ngủ nghiến răng? Điều trị như thế nào?

Vì sao trẻ ngủ nghiến răng? Điều trị như thế nào?

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Trẻ ngủ nghiến răng là vấn đề làm cho nhiều phụ huynh phải đau đầu vì không biết cách xử lý thích hợp. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng sức khỏe, mà còn có tác động không tốt đến tâm lý của trẻ nhỏ. Nếu bạn cũng có chung nỗi băn khoăn, hãy theo dõi bài viết sau đây. Nha khoa Shark sẽ cùng bạn đi tìm hướng xử lý hiệu quả.

trẻ ngủ nghiến răng

Lý giải nguyên nhân trẻ ngủ nghiến răng

Trong thuật ngữ khoa học, nghiến răng được gọi là Bruxism. Cụm từ này được dùng để chỉ hành động nghiến chặt 2 hàm răng một cách vô thức hoặc có ý thức. Theo nghiên cứu, chứng nghiến răng có ý thức sẽ là trường hợp phổ biến hơn. Bất cứ ai cũng có thể nghiến răng, kể cả khi ngủ, và đặc biệt là trẻ em.

Các kết quả thống kê cho biết, có đến khoảng 20-30% trường hợp trẻ ngủ nghiến răng, đây là 1 con số khá cao. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em đều có khả năng tự khỏi khi lớn lên, không gặp phải vấn đề nào đáng lo ngại.

Có rất nhiều nguyên nhân có thể làm cho trẻ nghiến răng trong lúc ngủ. Chẳng hạn như: Tâm lý lo lắng, đang trong quá trình mọc răng, lệch khớp cắn, bị nhiễm giun kim, dị ứng, tác dụng phụ của 1 số loại thuốc,… Sau đây là những thông tin chi tiết. 

Do tâm lý lo lắng

Các cảm xúc tiêu cực có thể kể đến là: Căng thẳng, lo lắng, sợ hãi,… Các cảm giác này là 1 trong những nguyên nhân điển hình làm cho trẻ ngủ nghiến răng. Thực chất, đây là 1 kiểu phản xạ tự nhiên của cơ thể trước những tác động tiêu cực, làm cho hệ thần kinh trở nên căng thẳng. 

Những đứa trẻ có tâm lý dễ kích động thường xuyên nghiến răng khi ngủ bởi nguyên nhân này. Điều làm cho trẻ em bị lo lắng, căng thẳng thường là: Bố mẹ la mắng, bị điểm kém, cãi nhau với bạn,… Vì vậy, bạn cần đặc biệt chú tâm đến đời sống tâm lý của trẻ.

Nếu trẻ gặp căng thẳng về học tập, bị bố mẹ la mắng, tranh cãi với bạn bè,... sẽ có thể gặp tình trạng nghiến răng khi ngủ
Nếu trẻ gặp căng thẳng về học tập, bị bố mẹ la mắng, tranh cãi với bạn bè,… sẽ có thể gặp tình trạng nghiến răng khi ngủ

Do trẻ đang mọc răng

Khoảng từ 6-10 tháng tuổi, trẻ em sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên. Đến khoảng 2 tuổi, trẻ sẽ mọc đầy đủ 20 chiếc răng sữa trên cung hàm. Tiếp đến, trẻ 5-6 tuổi bắt đầu rụng răng sữa để mọc răng vĩnh viễn, và hoàn tất quy trình này trong khoảng năm 12 tuổi.

Đây là những giai đoạn mà hệ thống răng miệng của trẻ rất nhạy cảm, vì vậy, trẻ ngủ nghiến răng là tình trạng có thể thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân chính là do nướu chỗ mọc răng bị sưng và ngứa, trẻ phải chủ động nghiến răng hoặc nghiến răng trong vô thức để giảm thiểu cảm giác khó chịu. 

Do khớp cắn bị lệch

Khớp cắn bị lệch không chỉ là nguyên nhân làm trẻ ngủ nghiến răng, mà còn làm cho người lớn ngủ nghiến răng. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người có hàm răng không chuẩn khớp cắn sẽ có tỷ lệ nghiến răng cao hơn so với người có hàm răng bình thường.

Những dạng lệch khớp cắn có thể kể đến là: Răng hô, răng móm, răng khấp khểnh, răng mọc lộn xộn,… Sự mất cân bằng này làm cho các răng thường xuyên cọ xát với nhau tạo ra tiếng ken két khó chịu. Lâu dần, men răng của trẻ sẽ nhanh chóng bị mòn, khớp thái dương hàm cũng bị ảnh hưởng gây đau đầu, chóng mặt,… 

Trẻ ngủ nghiến răng cũng có thể là do khớp cắn hàm răng bị lệch
Trẻ ngủ nghiến răng cũng có thể là do khớp cắn hàm răng bị lệch

Do trẻ bị nhiễm giun kim

Nhiều trường hợp trẻ ngủ nghiến răng được xác định nguyên nhân là do bị nhiễm giun kim. Đây là 1 loại ký sinh trùng nguy hại trong cơ thể con người, chúng sẽ tiết ra độc tố làm cho cơ thể vật chủ căng thẳng. Thời gian kéo dài sẽ hình thành thói quen nghiến răng.
Ở trường hợp này, nghiến răng chỉ là 1 trong những tác hại nhỏ do giun kim gây ra ở trẻ. Khi xâm nhập vào nhiều cơ quan trong cơ thể trẻ, chúng sẽ tấn công gây ra các bệnh lý nghiêm trọng như: Viêm thực quản, viêm phổi, viêm hốc mũi, thậm chí gây viêm cổ tử cung, viêm ruột thừa cấp tính,…

Do trẻ bị dị ứng

Nhắc về các nguyên nhân làm trẻ ngủ nghiến răng, bác sĩ còn đề cập đến các trường hợp dị ứng. Về cơ bản, dị ứng chính là phản ứng của hệ thống miễn dịch trước những chất lạ, và mỗi cá thể sẽ có một kiểu dị ứng khác nhau. Chẳng hạn như: Dị ứng với tôm, dị ứng với phấn hoa, dị ứng với khói bụi,… Và nghiến răng chính là 1 trong những cách để hỗ trợ trẻ giảm đi cảm giác khó chịu. 

Do tác dụng phụ của thuốc

Nếu vì một số nguyên nhân, trẻ đang sử dụng thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm,… thì rất dễ bị nghiến răng khi ngủ. Nghiến răng là tác dụng phụ phổ biến của các loại thuốc vừa kể. Khi ngưng sử dụng thuốc, tình trạng nghiến răng sẽ dần thuyên giảm và biến mất. 

Thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm có thể gây ra tác dụng phụ làm cho trẻ ngủ nghiến răng
Thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm có thể gây ra tác dụng phụ làm cho trẻ ngủ nghiến răng

Dấu hiệu nhận biết trẻ ngủ nghiến răng

Nghiến răng ở trẻ em và người lớn không chỉ tạo ra âm thanh ken két khó chịu phát ra từ miệng, mà bạn còn có thể nhận biết thông qua 1 số dấu hiệu sau:

  • Quan sát thấy răng của bé không đều, bị mòn hoặc mẻ răng.
  • Bé gặp nhiều khó khăn trong hoạt động ăn nhai thường ngày, thậm chí bị đau khi nhai thức ăn.
  • Bé chia sẻ với bạn về cảm giác đau hàm, đau tai và trán hoặc đôi khi bị ê ẩm toàn thân. 

Nếu bé có 1 trong những dấu hiệu vừa nêu, bạn nên nghĩ đến ngay hành động nghiến răng, nhanh chóng xác định nguyên nhân và tìm cách điều trị. Vì nghiến răng trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và tinh thần của trẻ nhỏ. 

Ảnh hưởng khi trẻ ngủ nghiến răng

Ở một số trường hợp, trẻ sẽ ngừng nghiến răng sau khi đã thay xong toàn bộ răng sữa bằng răng vĩnh viễn. Vì vậy, phụ huynh sẽ không cần phải lo lắng quá nhiều.

Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy trẻ nhỏ nghiến răng trong thời gian dài mà không có dấu hiệu được cải thiện, hãy can thiệp ngay bằng cách liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ. Do thời gian nghiến răng càng kéo dài, trẻ càng gặp nhiều ảnh hưởng:

  • Trẻ ngủ nghiến răng thường xuyên làm cho các răng dần bị xô lệch, thay đổi vị trí. Điều này làm ảnh hưởng các răng vĩnh viễn sau này.
  • Nghiến răng nhiều làm cho men răng bị mòn, suy giảm sức khỏe răng miệng. Theo đó, răng của trẻ sẽ trở nên nhạy cảm hơn với nhiệt độ nóng hoặc lạnh của thức ăn, làm răng thường xuyên ê buốt.
  • Thói quen nghiến răng khi ngủ sẽ tạo nên áp lực lớn lên vùng đầu và khớp thái dương hàm. Vì vậy, trẻ sẽ có cảm giác căng cơ hàm, đau đầu, đau khớp thái dương hàm,…
  • Ngủ nghiến răng thường xuyên ở trẻ gây viêm khớp, khi trẻ há miệng lớn hoặc ngáp cũng gây đau. 
Trẻ thường xuyên ngủ nghiến răng sẽ gây áp lực lên khớp thái dương hàm, làm cho trẻ bị đau khi ngáp hoặc há miệng
Trẻ thường xuyên ngủ nghiến răng sẽ gây áp lực lên khớp thái dương hàm, làm cho trẻ bị đau khi ngáp hoặc há miệng

Như vậy, nghiến răng khi ngủ mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho tình thần và sức khỏe của trẻ nhỏ. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc xác định đúng và điều trị kịp thời chứng nghiến răng. Nếu không có kiến thức chuyên sâu về y tế nói chung và răng hàm mặt nói riêng, bạn cần đưa trẻ đến cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám trong thời gian sớm nhất.

Thời gian ngủ nghiến răng ở trẻ

Khi đến với nha khoa Shark, nhiều phụ huynh còn thể hiện sự quan tâm về thời gian ngủ nghiến răng ở trẻ em. Bác sĩ giải đáp, thời gian bắt đầu nghiến răng và hết nghiến răng ở mỗi đứa trẻ là khác nhau, vì nguyên nhân, cách chăm sóc và điều trị khác nhau.

Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp trẻ không thể chủ động loại bỏ thói quen nghiến răng mà cần được cha mẹ và nhân viên y tế hỗ trợ. Bắt đầu điều trị càng sớm, tình trạng nghiến răng càng nhanh chóng thuyên giảm, trả lại cho trẻ sức khỏe và tinh thần ổn định. 

Thời gian ngủ nghiến răng ở trẻ sẽ phụ thuộc vào cách điều trị và tình trạng của mỗi đứa trẻ khác nhau
Thời gian ngủ nghiến răng ở trẻ sẽ phụ thuộc vào cách điều trị và tình trạng của mỗi đứa trẻ khác nhau

Hướng dẫn cách điều trị trẻ ngủ nghiến răng

Để điều trị thói quen nghiến răng khi ngủ của trẻ, trước tiên cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra vấn đề. Mỗi nguyên nhân nghiến răng khác nhau sẽ có hướng điều trị khác nhau, qua đó chứng minh được việc làm này rất quan trọng.

Theo lời khuyên của bác sĩ, bạn có thể điều trị trẻ ngủ nghiến răng bằng 1 trong các cách sau đây: Niềng răng chỉnh nha, chườm ấm, cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, cho trẻ tham gia các hoạt động giải trí, cho trẻ sử dụng khay chống nghiến răng,… 

Niềng răng chỉnh nha

Nếu trẻ ngủ nghiến răng là do khớp cắn bị lệch, niềng răng chính là các điều trị duy nhất, hiệu quả nhất. Niềng răng còn được gọi là chỉnh nha, là kỹ thuật sử dụng các khí cụ tạo ra lực siết để kéo răng về việc trí chuẩn thẩm mỹ trên cung hàm. Độ tuổi vàng để niềng răng cho trẻ chính là 6-12 tuổi, đây là khoảng thời gian đạt được hiệu quả chỉnh nha cao nhất.

Trị nghiến răng cho trẻ bằng phương pháp niềng răng cần được thực hiện tại nha khoa uy tín. Vì có nhiều cách niềng răng khác nhau: Niềng răng mắc cài truyền thống, niềng răng mắc cài tự buộc, niềng răng trong suốt,… nên bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ nghiến răng, nhu cầu và sức khỏe của trẻ để tư vấn phương pháp thích hợp. 

Sau khi niềng, hàm răng của trẻ sẽ đều đặn và cân đối, khớp cắn chuẩn không gây ra thói quen nghiến răng khi ngủ. Niềng răng còn giúp trẻ giải quyết các vấn đề về tính thẩm của hàm răng, giúp trẻ tự tin hơn khi trưởng thành.

Niềng răng chỉnh nha là cách điều trị nghiến răng nếu trẻ bị lệch khớp cắn
Niềng răng chỉnh nha là cách điều trị nghiến răng nếu trẻ bị lệch khớp cắn

>>>Đọc thêm: Cách chữa nghiến răng khi ngủ dân gian.

Chườm ấm

Chườm cấm là cách điều trị trẻ ngủ nghiến răng trong giai đoạn mọc răng. Khi đặt một túi nước ấm lên vùng má bên ngoài chỗ nướu răng bị sưng, cảm giác ngứa nướu của răng sẽ được cải thiện. Chườm ấm còn giúp trẻ không bị khó chịu do đau nhức, tinh thần cũng dần chuyển sang chiều hướng tích cực hơn. 

Cho trẻ ăn thực phẩm giàu Canxi, Magie

Chế độ ăn thiếu các nguồn dưỡng chất thiết yếu cũng có thể là nguyên nhân sinh ra tật nghiến răng khi ngủ ở trẻ. Vì vậy, phụ huynh cần lưu ý xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là 2 thành phần Canxi và Magie.

Trong các bữa ăn thường ngày, bạn có thể cho trẻ dùng nhiều: Sữa, phô mai, hải sản, các loại hạt, rau củ quả,… Hoạt chất Canxi và Magie có trong thực phẩm tốt sẽ hỗ trợ cho hoạt động của hệ thần kinh, giúp trẻ cải thiện tình trạng nghiến răng 1 cách hiệu quả. 

Cho trẻ tham gia các hoạt động giải trí

Có thể bạn chưa biết, cho trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí cũng là 1 trong những cách điều trị trẻ ngủ nghiến răng cực kỳ hiệu quả. Vì nâng cao đời sống tinh thần sẽ giúp cho tâm lý của bé tốt hơn, các áp lực liên quan đến học tập, mâu thuẫn, bạn bè,… được xóa bỏ.

Thông qua những trò chơi nhỏ, những cảm xúc tiêu cực ở trong trẻ sẽ phần nào được giải tỏa. Bạn có thể giúp trẻ giảm căng thẳng bằng 1 bài hát, 1 câu chuyện cổ tích hoặc trò đố vui,… Đặc biệt, bạn không nên cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, hãy tạo cho trẻ một không gian yên tĩnh để trẻ ngủ ngon hơn. 

Dùng khay chống nghiến răng

Đây là loại máng có tác dụng giảm lực ma sát giữa 2 hàm răng, đồng thời hỗ trợ thư giãn cơ hàm khi trẻ ngủ. Sử dụng khay chống nghiến răng trong khoảng thời gian nhất định giúp trẻ bỏ thói quen nghiến răng. Để đạt hiệu quả như mong đợi, bạn cần cho trẻ sử dụng máng chống nghiến đúng cách, hãy nhờ bác sĩ hướng dẫn cách thực hiện. 

Cho trẻ dùng khay chống nghiến răng cũng là cách chữa nghiến răng khi ngủ rất hiệu quả
Cho trẻ dùng khay chống nghiến răng cũng là cách chữa nghiến răng khi ngủ rất hiệu quả

Mẹo phòng tránh trường hợp trẻ ngủ nghiến răng

Không chỉ tập trung tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị, cách phòng ngừa nghiến răng ở trẻ cũng là việc làm rất cần thiết. Vì bất kỳ đứa trẻ nào cũng đều có thể gặp phải tình trạng nghiến răng khi ngủ. Sau đây là 1 số mẹo vặt rất hữu ích:

  • Bạn cần đưa trẻ đến nha khoa để khám răng định kỳ 3-6 tháng 1 lần. Điều này giúp bác sĩ có thể theo dõi sức khỏe răng miệng của trẻ. Nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bác sĩ sẽ nhanh chóng can thiệp. 
  • Bạn không nên cho trẻ ăn nhiều thức ăn dạng cứng hoặc dai. Vì nhóm thức ăn này có thể làm cho trẻ bị đau nhức cơ hàm, gây ra tình trạng ngủ nghiến răng.
  • Để giúp cho trẻ ngủ ngon hơn, bạn hãy cho trẻ tham gia 1 số hoạt động nhẹ nhàng trước khi ngủ. Đó có thể là cho trẻ tắm nước ấm, nghe 1 bài nhạc, hoặc đọc vài trang sách,…
  • Tập thể dục là thói quen quan trọng, bạn cần phải xây dựng cho trẻ từ sớm để sức khỏe trẻ tốt hơn. Khi trẻ hoạt động thể chất, cơ thể sẽ tiết ra Hormone Endorphin, giúp cho tinh thần thư giãn, đỡ căng thẳng hơn.
  • Bạn cần hạn chế trẻ sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ, đây cũng là cách phòng ngừa trẻ ngủ nghiến răng theo khuyến nghị của các nhà nghiên cứu. Phòng ngủ yên tĩnh và thoáng mát cũng giúp trẻ ngủ ngon hơn, bạn cần nên lưu ý điều này.

Nha khoa Shark hy vọng với những thông tin được cung cấp trong bài viết, phụ huynh đã có thể hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ ngủ nghiến răng. Nghiến răng vừa ảnh hưởng sức khỏe, vừa ảnh hưởng tâm lý của trẻ, vì vậy cần được xử lý nhanh chóng và đúng cách. Nếu bạn cần được tư vấn cụ thể hơn, hãy liên hệ với nha khoa Shark ngay hôm nay.

Đánh giá bài viết

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X