Bác sĩ giải đáp: Uống thuốc chống đông máu có nhổ răng được không?

Bác sĩ giải đáp: Uống thuốc chống đông máu có nhổ răng được không?

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Thuốc chống đông máu là loại thuốc thường được sử dụng cho các bệnh nhân tim mạch, có tác dụng ngăn cản hoặc làm chậm sự hình thành của cục máu đông. Tuy nhiên, điều này lại gây ảnh hưởng đến quá trình lành thương nếu người bệnh cần nhổ răng. Như vậy, uống thuốc chống đông máu có nhổ răng được không? Người bệnh cần lưu ý gì? Nha khoa Shark mời bạn theo dõi bài viết sau đây để biết thêm thông tin chi tiết.

Bác sĩ giải đáp: Uống thuốc chống đông máu có nhổ răng được không?

Uống thuốc chống đông máu có nhổ răng được không?

Khi đang uống thuốc chống đông máu, bạn vẫn nhổ răng được. Tuy nhiên, trước khi nhổ răng, bạn cần thông báo với bác sĩ thật chi tiết về các loại thuốc mình đang sử dụng. Các thông tin cơ bản về: Liều lượng, thời điểm uống thuốc, loại thuốc, tình trạng sức khỏe hiện tại,… đều nên cung cấp đến bác sĩ thật chính xác và rõ ràng.

Khi nắm bắt sơ lược về thể trạng, sức khỏe hiện tại của bạn, bác sĩ sẽ kiểm tra chỉ số đông máu, sau đó đưa ra chỉ định thích hợp nhất đối với từng trường hợp trước khi nhổ răng. Các chỉ định này có thể là:

  • Chỉ định tạm ngưng uống thuốc chống đông máu.
  • Chỉ định thay đổi liều lượng thuốc chống đông máu trước và sau khi nhổ răng.
  • Chỉ định uống kết hợp với loại thuốc khác.
  • Chỉ định đặt bông gạc để cầm máu tạm thời.
Khi đang uống thuốc chống đông máu, bạn vẫn có thể nhổ răng nhưng cần có được sự đồng ý của bác sĩ
Khi đang uống thuốc chống đông máu, bạn vẫn có thể nhổ răng nhưng cần có được sự đồng ý của bác sĩ

Khi đang uống thuốc chống đông máu nhưng cần nhổ răng, phải làm gì?

Như vậy, bạn đã có thể xác định người uống thuốc chống đông máu có nhổ răng được không. Và điều bạn cần tìm hiểu tiếp theo chính là những điều cần làm khi cần nhổ răng trong lúc đang uống thuốc chống đông máu. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định khác nhau: Có thể là chỉ định tạm ngưng uống thuốc chống đông máu, hoặc yêu cầu sử dụng kết hợp với loại thuốc khác,…

Tạm ngưng uống thuốc chống đông máu

Nếu bạn đang uống bất kỳ loại thuốc nào có thể làm ảnh hưởng đến quá trình lành thương sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ chỉ định tạm ngưng sử dụng thuốc. Và thuốc chống đông máu là 1 trong số đó.

Mỗi loại thuốc chống đông máu khác nhau sẽ có khoảng thời gian ngưng sử dụng trước khi nhổ răng khác nhau. Với loại Plavix, Clopidogrel và Coumadin cần ngưng 5 ngày trước khi nhổ răng. Riêng với loại thuốc Aspirin sẽ cần ngưng từ 7-10 ngày trước khi nhổ răng.

Trong 1 số trường hợp, bạn cần ngưng uống thuốc chống đông máu trước khi nhổ răng để đảm bảo an toàn cho bản thân
Trong 1 số trường hợp, bạn cần ngưng uống thuốc chống đông máu trước khi nhổ răng để đảm bảo an toàn cho bản thân

Kết hợp uống thuốc khác

Ngoài chỉ định ngưng sử dụng thuốc chống đông máu, bác sĩ cũng có thể kê thêm thuốc để bạn sử dụng kèm, điển hình là trong trường hợp nhổ răng khôn. Nhằm để trung hòa tác dụng của thuốc Coumadin, bác sĩ sẽ tiêm Vitamin K hoặc huyết tương đông lạnh vào trong cơ thể của bạn.

Thay đổi liều lượng thuốc

Thuốc chống đông máu Sintrom và Coumadin có tính kháng Vitamin K, nên bác sĩ sẽ chỉ định giảm liều lượng dùng trong 1 số trường hợp. Để đáp ứng được điều kiện nhổ răng, cơ thể của bạn cần có tỷ lệ INR<2.0.

Áp dụng phương pháp khác

Khi đang uống thuốc chống đông máu, bác sĩ sẽ căn cứ vào thể trạng của bạn để đưa ra chỉ định thích hợp nhất. Bác sĩ có thể chỉ định trì hoãn kế hoạch nhổ răng, hoặc thay thế bằng các phương pháp khác mà không cần nhổ răng như: Bọc răng sứ, uống thuốc, trám răng,…

Ngoài nhổ răng, bác sĩ có thể chỉ định bạn trám răng, bọc răng sứ,... khi đang uống thuốc chống đông máu
Ngoài nhổ răng, bác sĩ có thể chỉ định bạn trám răng, bọc răng sứ,… khi đang uống thuốc chống đông máu

Các lưu ý cần biết cho người nhổ răng khi đang uống thuốc chống đông máu

Tuy bạn có thể nhổ răng trong khi đang uống thuốc chống đông máu, nhưng bạn cần lưu ý đặc biệt đến nhiều vấn đề liên quan. Cụ thể là: Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tuân thủ thực hiện theo các chỉ định của bác sĩ, lưu ý đến các tác dụng phụ, tái khám ở các cơ sở nha khoa uy tín đúng định kỳ và vệ sinh răng miệng thường xuyên.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Dù bạn có đang uống thuốc chống đông máu trước khi nhổ răng hay không, thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định thời gian lành thương của bạn. Sau khi nhổ răng xong, bạn cần xây dựng cho mình 1 chế độ dinh dưỡng hợp lý. Hoặc bạn cũng có thể nhờ bác sĩ tư vấn để thiết kế thực đơn thích hợp. 

  • Trong khoảng 1-2 ngày đầu tiên sau khi nhổ răng, bạn chỉ nên ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ nhai như: Súp, cháo, sinh tố, nước ép,…
  • Lưu ý uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Bác sĩ khuyến khích tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu Vitamin K như: Đậu nành, rau thơm, nhân sâm,…
  • Bạn không nên ăn thức ăn có dạng quá dai hoặc cứng, quá nóng hoặc lạnh ngay sau khi nhổ răng. Vì đây là thời điểm rất nhạy cảm, nhóm thức ăn vừa kể trên có thể gây ra tình trạng chảy máu chân răng bất cứ lúc nào.
  • Sau khi nhổ răng, bạn cần kiêng tuyệt đối các chất kích thích như cà phê, rượu bia hoặc thuốc lá,… để tránh kéo dài thời gian lành thương.
Dù có uống thuốc chống đông máu hay không, sau khi nhổ răng bạn đều cần ăn uống theo chế độ hợp khoa học
Dù có uống thuốc chống đông máu hay không, sau khi nhổ răng bạn đều cần ăn uống theo chế độ hợp khoa học

Tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ

Bạn cần tuân theo mọi chỉ định của bác sĩ khi nhổ răng, đặc biệt là khi đang uống thuốc chống đông máu. Dù bác sĩ chỉ định ngưng sử dụng thuốc hay kết hợp uống chung với các loại thuốc khác, bạn đều cần thực hiện để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bản thân. Có 1 số loại thuốc có thể uống đến ngày nhổ răng rồi ngưng, nhưng cũng có 1 số loại thuốc có thể uống lại sau khoảng 24 giờ nhổ răng.

Trước khi nhổ răng, bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra các chỉ số thật thường xuyên. Nếu đáp ứng đủ điều kiện để thực hiện tiểu phẫu, bác sĩ sẽ bắt đầu tiến hành.

Lưu ý các tác dụng phụ

Nhổ răng khi đang uống thuốc chống đông máu có thể gây ra 1 số tác dụng phụ mà bạn cần phải lường trước. Để đảm bảo an toàn cho bản thân, bạn cần thường xuyên theo dõi các phản ứng của cơ thể. Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cho dù là nhỏ nhất, bạn nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ.

Tuân thủ lịch tái khám

Nếu sau khi nhổ răng xong nhưng vẫn cần phải uống thuốc chống đông máu, bạn cần theo dõi sức khỏe của mình thật thường xuyên. Để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, bạn cần tuân thủ lịch tái khám được bác sĩ chỉ định.

Sau khi nhổ răng, bạn cần tuân thủ lịch tái khám định kỳ để bác sĩ giúp bạn theo dõi quá trình lành thương và sức khỏe của cơ thể
Sau khi nhổ răng, bạn cần tuân thủ lịch tái khám định kỳ để bác sĩ giúp bạn theo dõi quá trình lành thương và sức khỏe của cơ thể

Chăm sóc răng miệng nhẹ nhàng

Khi đang uống thuốc chống đông máu, bạn rất dễ bị chảy máu do những tác động từ bên ngoài. Vì vậy, khi đánh răng, bạn cần dùng lực thật nhẹ nhàng và sử dụng bàn chải có lông mềm để hạn chế các tổn thương ở mức tối đa.

Ngoài ra, bạn hãy kết hợp sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng. Trong vài ngày đầu nhổ răng, bạn chỉ nên súc miệng nhẹ nhàng bằng nước lọc, tuyệt đối không súc miệng bằng nước muối để tránh làm vỡ cục máu đông vừa hình thành.

Với bài viết vừa rồi, thắc mắc của bạn về vấn đề Uống thuốc chống đông máu có nhổ răng được không?” đã được giải đáp chi tiết. Như vậy, bạn vẫn có thể nhổ răng khi đang uống thuốc chống đông máu nếu có sự đồng ý của bác sĩ và được theo dõi sức khỏe thật chặt chẽ. Hy vọng với các thông tin vừa được chia sẻ, chúng tôi đã có thể giúp bạn lựa chọn được giải pháp thích hợp nhất, an toàn nhất khi nhổ răng. Để đảm bảo an toàn cho bản thân, bạn cần đến nha khoa hoặc bệnh viện uy tín để nhổ răng.

>>> Một vài câu hỏi khác:

 

Đánh giá bài viết

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Video liên quan

background-video icon--play

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1 mb
Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X