- Mặc định
- Lớn hơn
Nếu răng lung lay xuất hiện ở những người trưởng thành, chắc chắn đây là vấn đề lớn cần được can thiệp và cải thiện. Băn khoăn của nhiều người chính là răng lung lay có giữ được không và chi tiết cách cải thiện như thế nào?
Nguyên nhân răng lung lay do đâu?
Trước khi giải đáp răng lung lay có giữ được không, cần tìm hiểu, xem xét nguyên nhân những người trưởng thành mắc phải dấu hiệu này. Thường sẽ xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau như:
Bệnh viêm nha chu
Với thói quen chăm sóc răng miệng không tốt, không thường xuyên cạo vôi răng sẽ khiến cho mảng bám tích tụ nhiều trên bề mặt. Lâu dần những vi khuẩn này sẽ làm vôi hóa, dẫn đến viêm nướu răng và viêm nha chu. Tình trạng viêm nha chu gây hôi miệng, khiến nướu răng suy yếu, dần dần khiến răng chảy máu, lung lay và ảnh hưởng đến ăn nhai.
Tuổi tác
Càng lớn tuổi, chức năng của răng càng suy giảm do cơ chế lão hóa tự nhiên trong cơ thể. Xương hàm và xương ổ răng sẽ bị ảnh hưởng, từ đó dễ dàng xuất hiện những dấu hiệu răng lung lay và dễ gãy rụng.
Phụ nữ giai đoạn mang thai
Trong thời gian mang thai, các hormone và nội tiết tố cơ thể của chị em có nhiều những thay đổi dẫn đến xương và răng ảnh hưởng. Từ đó răng có dấu hiệu đau nhức, lung lay.
Dành cho ai cần: Răng lung lay làm sao để chắc lại
Những ảnh hưởng từ bên ngoài
Một số các trường hợp răng có dấu hiệu lung lay chính là do tai nạn, va đập và có thể gây lung lay. Hoặc có thể do một số những thói quen xấu như mở nắp chai nước, xé băng dính bằng miệng cũng có thể gây nên hiện tượng răng ảnh hưởng.
Loãng xương
Nguyên nhân răng lung lay ở người trưởng thành cũng có thể là do tình trạng loãng xương, thiếu canxi. Khi xuất hiện căn bệnh này, răng sẽ bắt đầu có dấu hiệu lung lay và dễ gãy rụng hơn so với bình thường.
Nhiều nguyên nhân khác nhau xuất hiện tình trạng răng lung lay. Nếu nhận thấy những dấu hiệu này, cần nhanh chóng tìm đến các địa chỉ nha khoa để được bác sĩ thăm khám cũng như có phương pháp cải thiện hiệu quả nhất.
Răng lung lay có giữ được không?
Răng lung lay có thể giữ được. Tuy nhiên, muốn biết cụ thể những cách can thiệp và cải thiện răng lung lay, cần thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để có được những nhận định chính xác.
Trường hợp răng lung lay mức độ nhẹ hoặc bắt nguồn từ nguyên nhân do mang thai, những thay đổi nhỏ, chúng ta có thể cải thiện bằng những phương pháp được bác sĩ chỉ định.
Nếu răng lung lay do xuất hiện bệnh lý hoặc do quá trình răng bị lão hoá. Những lúc này răng thường sẽ không giữ được. Bác sĩ có thể xem xét áp dụng một số những phương pháp can thiệp sao cho hiệu quả.
Cách khắc phục răng lung lay
Khắc phục răng lung lay sẽ còn phụ thuộc vào tình trạng răng nhẹ hay nặng. Trong đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng một số những phương pháp khác nhau như:
- Dụng cụ bảo vệ: Nếu răng bình thường nhưng lung lay do những tác động của ngoại lực, bác sĩ có thể dùng các dụng cụ chuyên dụng để cố định răng, hạn chế quá trình lung lay hoặc ảnh hưởng.
- Cạo vôi răng: Với những trường hợp răng lung lay do viêm chân răng, viêm nướu. bác sĩ tiến hành cạo vôi, thực hiện các kỹ thuật vệ sinh nhằm làm sạch cũng như loại bỏ vi khuẩn, giúp chân răng cân đối, gắn kết hơn.
- Ghép mô răng: Nếu răng lung lay do hiện tượng viêm nướu do nha chu, bác sĩ sẽ tiến hành xử lý mặt chân răng, sau đó ghép mô mềm. Từ đó vết thương sẽ mau lành và được cải thiện chân răng.
- Ghép xương: Bệnh lý tiêu xương khiến cho răng lung lay và ảnh hưởng, bác sĩ chỉ định ghép xương nhằm tăng thể tích. Đây cũng là thủ thuật áp dụng cho những trường hợp mất răng.
Nếu như răng lung lay nặng, không thể giữ được như bình thường, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ và thay thế bằng các giải pháp phục hình răng thẩm mỹ như cấy ghép implant. Nhìn chung, tùy vào mỗi trường hợp, các bác sĩ sẽ có những chỉ định an toàn, đúng đắn nhất.
Những cách phòng tránh răng lung lay cần nắm
Để bảo tồn răng chắc khỏe cũng như phòng tránh răng lung lay, bạn cần chú ý tuân thủ những nguyên tắc chăm sóc răng miệng hợp lý.
- Vệ sinh răng đúng cách: Thường xuyên đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày. Súc miệng để ngăn ngừa mùi hôi khó chịu. Dùng bàn chải mềm, thao tác đánh răng nhẹ nhàng hạn chế tác động và ảnh hưởng đến vùng nướu.
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Nên sử dụng nhiều rau xanh, hoa quả. Tăng cường uống nhiều nước, không dùng thực phẩm quá cứng, không ăn đồ ngọt nhiều dễ ảnh hưởng đến răng miệng.
- Không nghiến răng khi ngủ: Nên chú ý không nghiến răng hoắc có những thói quen xấu như mở nắp chai bằng miệng. Như vậy dễ gây ảnh hưởng, tác động đến răng.
- Chăm sóc răng định kỳ: Từ 3 đến 6 tháng, cần đến nha khoa thăm khám, lấy cao răng định kỳ để loại bỏ những mảng bám, phát hiện kịp thời các ảnh hưởng bất thường về răng miệng.
Răng lung lay có giữ được không phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng. Việc tự ý điều trị tại nhà có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, hãy thăm khám với bác sĩ nha khoa ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường để được chẩn đoán chính xác và có phương án điều trị kịp thời, hiệu quả.
Bình luận bài viết