- Mặc định
- Lớn hơn
Viêm nướu triển dưỡng là bệnh lý răng miệng không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, mà còn gây ra nhiều bệnh lý nha khoa nguy hiểm. Do đó, bạn cần hiểu rõ về bệnh lý này để có kinh nghiệm điều trị hiệu quả. Mọi thông tin chi tiết về bệnh lý như nguyên nhân, cách điều trị sẽ được bật mí trong bài viết, tham khảo cùng Nha Khoa Shark nhé.
Viêm nướu triển dưỡng là gì?
Viêm nướu triển dưỡng là tình trạng nướu răng bị viêm ở giai đoạn nặng khi phần nướu bị viêm, sưng to và che một phần hoặc toàn bộ răng. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi giới tính.
Bệnh tuy không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng sẽ khiến mọi người gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Cùng với đó, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nặng nhất là làm mô nướu bị hoại tử và gây mất răng vĩnh viễn.
Nguyên nhân gây viêm nướu triển dưỡng
Nguyên nhân chính của viêm nướu răng là do mô nướu không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất. Lúc này, các mô nướu sẽ bị lỏng lẻo ra khỏi răng và dễ bị tổn thương trong quá trình sinh hoạt hàng ngày.
Bên cạnh đó, việc chăm sóc răng miệng không đúng cách cũng sẽ dẫn đến sự hình thành của mảng bám trên bề mặt răng. Đây chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây hại phát triển trong khoang miệng.
Ngoài ra, một số nguyên nhân sau cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nướu triển dưỡng:
- Thường xuyên hút thuốc lá.
- Những người lớn tuổi có sức đề kháng kém.
- Lạm dụng các loại hóa chất không tốt cho răng miệng, gây khô miệng.
- Sử dụng quá nhiều sản phẩm tẩy trắng răng.
- Những trường hợp bị suy nhược cơ thể, tiểu đường, trầm cảm và có hệ miễn dịch bị suy giảm.
- Phụ nữ đang trong thai kỳ, có nội tiết tố thay đổi đột ngột.
- Thực hiện các kỹ thuật nha khoa tại các cơ sở nha khoa không uy tín.
Đối với những nguyên nhân này, bạn có thể phòng tránh để ngăn chặn bệnh lý xảy ra nguy hiểm hơn.
Dấu hiệu nhận biết viêm nướu triển dưỡng
Ở mỗi người, tình trạng bệnh viêm nướu sẽ có những dấu hiệu khác nhau, nhưng nhìn chung đều sưng phồng cùng với những biểu hiện sau:
- Chân răng tự chảy máu, đặc biệt chảy nhiều trong những trường hợp có sự tác động mạnh như dùng tăm xỉa răng hoặc đánh răng.
- Bề mặt răng xuất hiện nhiều mảng bám với kích thước 2mm trở lên, cùng với đó là chân răng bị xỉn màu.
- Vùng nướu răng xuất hiện những túi sưng đỏ và to, có kích thước từ 3 – 4mm.
- Gặp phải tình trạng đau rát, nhất là trong lúc ăn uống.
- Phần mô nướu sưng to và hơi thở xuất hiện mùi hôi.
Trong một số trường hợp nặng, bệnh viêm nướu răng và nổi hạch có thể làm suy yếu cấu trúc hỗ trợ răng, khiến răng không còn chắc chắn trên cung hàm và gây rụng răng.
Bệnh viêm nướu triển dưỡng có nguy hiểm không?
Trong các bệnh lý về răng miệng, viêm nướu triển dưỡng không gây nguy hiểm tới sức khỏe. Tuy nhiên, khi mắc bệnh, mọi người sẽ không tránh khỏi những cảm giác đau đớn, khó chịu. Tình trạng này sẽ làm mọi người ăn uống không được ngon miệng, lâu dài sẽ khiến cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng và làm cơ thể bị suy nhược.
Mặc dù không nguy hiểm, nhưng khi để lâu mà không được điều trị dứt điểm sẽ làm tăng nguy cơ hoại tử chân răng. Khi đó, phần chân răng sẽ lỏng lẻo và tách ra khỏi nướu. Một số bệnh lý bạn sẽ gặp phải trong trường hợp này như áp xe ổ răng, tụt lợi,…. nguy hiểm hơn sẽ khiến mất răng vĩnh viễn.
Như vậy, khi thấy có dấu hiệu của bệnh lý, bạn cần sớm điều trị tại những cơ sở nha khoa uy tín để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm trong tương lai.
Cách điều trị viêm nướu triển dưỡng hiệu quả
Tình trạng bệnh viêm nướu ở mỗi người sẽ có sự tiến triển khác nhau, nên cách điều trị cũng không giống nhau. Hiện nay, tại nha khoa và bệnh viện sẽ điều trị cho khách hàng bằng 2 phương pháp là cắt nướu triển dưỡng và sử dụng thuốc. Cụ thể về từng cách như sau:
Cắt nướu triển dưỡng
Hầu hết các trường hợp bị bệnh đều gặp phải những tổn thương khá nghiêm trọng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để loại bỏ phần nướu bị tổn thương, nhằm ngăn chặn những bệnh lý nghiêm trọng xảy ra.
Quy trình thực hiện phẫu thuật cắt nướu răng triển dưỡng gồm những bước sau:
- Bước 1: Bác sĩ thăm khám sức khỏe răng miệng, đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát. Cùng với đó là vệ sinh răng miệng và xét nghiệm máu.
- Bước 2: Bác sĩ sẽ bắt đầu lấy cao răng ở trên bề mặt răng và ở dưới nướu để làm sạch khoang miệng trước khi phẫu thuật.
- Bước 3: Khách hàng sẽ được gây tê cục bộ để cảm thấy thoải mái trong quá trình phẫu thuật.
- Bước 4: Thực hiện đo đáy của túi nướu giả, đồng thời loại bỏ vùng nướu bị tổn thương.
- Bước 5: Sử dụng dung dịch nước sát khuẩn chuyên dụng để vệ sinh lại khoang miệng.
- Bước 6: Ở bước này, bác sĩ sẽ thực hiện đắp bột nha chu để vùng lợi được tái tạo một cách nhanh chóng.
- Bước 7: Khách hàng sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc để giúp vết thương sau khi phẫu thuật lành nhanh chóng. Chủ yếu gồm các loại thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau.
Toàn bộ quy trình cần được thực hiện trong phòng khám vô khuẩn, sát trùng sạch sẽ tại những cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn và không xảy ra tình trạng viêm nhiễm.
Sử dụng thuốc điều trị
Với những trường hợp viêm nướu nhẹ hơn, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc giảm đau để ức để và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng.
Một số loại thuốc bác sĩ thường chỉ định dùng để điều trị:
- Thuốc kháng sinh: Loại thuốc này được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn ở những ổ viêm gây ra. Thông thường, bạn sẽ được kê đơn thuốc 7 ngày liên tục để kiểm soát tốt tình trạng viêm nhiễm. Những loại thuốc phổ biến: Spiramycin + Metronidazole, Cephalexin,….
- Thuốc chống viêm: Dùng để giảm viêm nướu và sưng tấy. Tùy vào mức độ nhiễm trùng của mỗi người, thời gian sử dụng thuốc sẽ khác nhau từ 3 – 6 ngày. Đối với những ai bị cao huyết áp, loét dạ dày, bệnh tuyến giáp,… cần chú ý khi sử dụng những loại thuốc này. Nên thảo luận với bác sĩ về bệnh của mình trước khi quyết định có nên uống thuốc hay không.
- Thuốc giảm đau: Được sử dụng để giúp mọi người cảm thấy bớt đau nhức và thoải mái hơn. Loại thuốc giảm đau được dùng phổ biến hiện nay là Paracetamol. Liều được thường được chỉ định dùng sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, kéo dài từ 3 – 5 ngày.
Đối với tất cả loại thuốc, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình dùng thuốc. Không được ngừng dùng thuốc sớm ngay cả trường hợp bạn cảm thấy tốt hơn. Bạn cần hoàn thành toàn bộ quá trình điều trị để đảm bảo bệnh được điều trị hoàn toàn.
Thời gian điều trị viêm nướu triển dưỡng bao lâu?
Đối với những trường hợp bị chuẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật tái tạo nướu ngay khi đủ điều kiện sức khỏe. Thời gian thực hiện phẫu thuật sẽ kéo dài trong 1 ngày. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc điều trị trong khoảng 5 – 7 ngày. Lúc này vết thương phẫu thuật đã ổn và bạn có thể sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, một số trường hợp trong quá trình điều trị xảy ra một số vấn đề không mong muốn sẽ có thời gian lành vết thương kéo dài lâu hơn.
Một số lưu ý khi điều trị viêm nướu triển dưỡng
Muốn điều trị viêm nướu triển dưỡng an toàn, hiệu quả nhất, mọi người cần lưu ý những vấn đề sau:
- Không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Nếu thấy có dấu hiệu sưng phồng, xuất hiện túi nướu giả hoặc đau răng, bạn cần đến nha khoa uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc, vệ sinh răng miệng, tái khám định kỳ để không xảy ra những biến chứng nguy hiểm không mong muốn.
- Sau khi cắt nướu, cần kiêng các loại thực phẩm gây kích ứng nướu như đồ ăn cay nóng, hải sản, các loại hạt, thực phẩm lên men, có cồn,… Thay vào đó, xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, bằng cách bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và hỗ trợ quá trình điều trị tốt hơn.
Trong quá trình điều trị, nếu thấy có bất kỳ vấn đề bất thường nào xảy ra, bạn cần sớm liên hệ với bác sĩ để được xử lý kịp thời, nhằm bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm: nổi mụn trắng ở nướu răng
Viêm nướu triển dưỡng có tái phát không?
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm nướu triển dưỡng là do vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Do đó, sau khi điều trị mà bạn không vệ sinh răng miệng khoa học, đúng cách, bệnh vẫn sẽ tái phát, gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Như vậy, việc vệ sinh răng miệng hàng ngày rất quan trọng, bạn cần tuân thủ thực hiện đúng cách như đánh răng từ 2 – 3 lần mỗi ngày, kết hợp sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa để khoang miệng sạch sẽ.
Cách phòng ngừa viêm nhiễm triển dưỡng bạn cần biết
Đây là tình trạng viêm nhiễm ở nướu, có nguy cơ mất răng nếu như không được điều trị kịp thời. Do đó, bên cạnh tìm hiểu cách điều trị, bạn cũng cần có kinh nghiệm trong cách phòng ngừa để ngăn chặn bệnh lý xảy ra gây nguy hiểm tới sức khỏe răng miệng.
- Cần vệ sinh răng miệng đúng cách để loại bỏ mảng bám gây hại trong khoang miệng.
- Về bàn chải đánh răng, nên sử dụng loại lông mềm, đầu nhỏ và thực hiện chải răng nhẹ nhàng để không làm tổn thương đến men răng và nướu.
- Kết hợp sử dụng thêm nước súc miệng để loại bỏ sạch mảng bám trong khoang miệng sau mỗi lần ăn uống. Cùng với đó, dùng Fluor để tái khoáng men răng, nhằm loại bỏ những vi khuẩn gây viêm nhiễm.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe răng miệng như đồ ăn quá nóng, quá lạnh, đồ uống có gas, món ăn cay nóng,…
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia
- Loại bỏ thói quen nghiến răng trong lúc ngủ.
- Khoảng từ 3 – 6 tháng, bạn cần thăm khám nha khoa một lần để lấy cao răng và kiểm tra sức khỏe răng miệng, nhằm kịp thời xử lý nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra.
Bệnh lý viêm nướu triển dưỡng sẽ được điều trị dứt điểm khi phát hiện ra dấu hiệu và thăm khám nha khoa kịp thời. Do đó, để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm xảy ra đối với sức khỏe răng miệng, ngay khi nhận thấy có triệu chứng, bạn cần sớm đến nha khoa uy tín. Tại đây, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị an toàn phù hợp với từng đối tượng, nhằm giúp khách hàng điều trị bệnh lý triệt để.
Có thể bạn quan tâm:
Bình luận bài viết