Thiếu răng bẩm sinh do đâu? 3 cách khắc phục bạn cần biết

Thiếu răng bẩm sinh do đâu? 3 cách khắc phục bạn cần biết

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Thiếu răng bẩm sinh là bệnh lý khá phổ biến và gây ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ cũng như sức khỏe răng miệng. Bệnh cần được phát hiện sớm để có hướng khắc phục hiệu quả. Trong bài viết sau, Nha Khoa Shark sẽ giúp bạn nắm rõ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, tác hại và các cách khắc phục bệnh lý này hiệu quả nhất.

Thiếu răng bẩm sinh

Thế nào là thiếu răng bẩm sinh?

Theo các chuyên gia lý giải, thiếu răng bẩm sinh là sự đột biến gen PAX9, MSX1, AXIN 2, EDA trong quá trình răng phát triển. Tình trạng này có thể xuất hiện ở cả răng sữa và răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, mức độ phổ biến sẽ nhiều hơn khi đến giai đoạn mọc răng vĩnh viễn.

Đa số vị trí thiếu răng sẽ phổ biến nhất là ở R8, R5 dưới, R5 trên và răng cửa phía trên. Nhiều trường hợp sẽ bị thiếu cả hàm răng. Tình trạng thiếu răng này còn thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu sẽ được xếp vào 2 loại khác nhau gồm:

  • Thiếu nhiều răng: Đây là hội chứng Oligodontia và số lượng răng bị thiếu bẩm sinh sẽ từ 06 cái trở lên. Theo đó, người bị hội chứng này sẽ có răng sữa rất lâu thay. Khi răng vĩnh viễn mọc cũng có hình dáng đặc biệt với kích thước nhỏ, mỏng và tròn hơn.
  • Thiếu cả 2 hàm răng: Tên gọi của tình trạng này là hội chứng Anodontia và khá hiếm gặp. Theo đó, bẩm sinh người bị bệnh lý này sẽ không có chiếc răng nào.
Thiếu răng bẩm sinh
Thiếu răng bẩm sinh là kết quả của tình trạng đột biến gen PAX9, MSX1, AXIN 2, EDA trong quá trình phát triển

Nguyên nhân xuất hiện bệnh lý thiếu răng từ nhỏ

Với bệnh lý thiếu răng bẩm sinh sẽ có nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Di truyền: Đây là nguyên nhân phổ biến khi người trong nhà có bệnh lý này sẽ có xu hướng di truyền cho thế hệ sau.
  • Đột biến gen: Đa số sẽ là do người bệnh khiếm khuyết gen di truyền hay thiếu hụt loại dưỡng chất nào đó khiến cơ thể không có mầm răng vĩnh viễn.
  • Các hội chứng bệnh khác: Nhiều nghiên cứu chỉ ra, tình trạng bẩm sinh bị thiếu răng có thể do các hội chứng như: khe hở môi vòm miệng, Down, Hajdu-Cheney, Rieger,…
  • Các vấn đề khi mang thai: Bà mẹ mang thai bị Rubella (sởi Đức), hút thuốc lá hay dùng thuốc Thalidomide khiến trẻ sơ sinh bị hội chứng thiếu răng,…
  • Mầm răng mọc ngầm: Đây là do mầm răng không mọc lên được khỏi hàm hay mọc sai vị trí,…
  • Các nguyên nhân khác: Do trẻ nhỏ phải xạ trị ở phần cổ, đầu, mặt hay bị nhổ răng sữa thời điểm quá sớm,…
Bạn có thể bị thiếu răng từ nhỏ do di truyền, đột biến gen, răng mọc ngầm, hoặc bị mắc phải một số bệnh lý khác
Bạn có thể bị thiếu răng từ nhỏ do di truyền, đột biến gen, răng mọc ngầm, hoặc bị mắc phải một số bệnh lý khác

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh lý thiếu răng bẩm sinh

Nhận biết tình trạng thiếu răng này từ sớm là điều cần thiết để có hướng khắc phục hiệu quả hơn. Có một số dấu hiệu cơ bản giúp việc phát hiện bệnh lý này từ sớm như:

  • Thông qua việc kiểm tra răng miệng sẽ sớm nhận biết nếu trẻ bị thiếu răng sữa hay thời điểm mọc răng sữa chậm hơn so với tiến trình của độ tuổi.
  • Mầm răng sữa của trẻ không mọc hay biến thành nang răng khiến trẻ đau nhức, nhiễm trùng,..  Tình trạng này rất dễ phát hiện khi chụp X – quang.
  • Vị trí mọc của răng vĩnh viễn bị lệch cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý thiếu răng này.
  • Những trẻ nhỏ có các bệnh lý bẩm sinh như: Down, sứt môi, hở hàm ếch,… rất dễ bị thiếu răng từ nhỏ.
Để phân biệt trẻ có bị thiếu răng bẩm sinh hay không, bạn cần dựa vào mức độ bị đau nhức, nhiễm trùng ở trẻ
Để phân biệt trẻ có bị thiếu răng bẩm sinh hay không, bạn cần dựa vào mức độ bị đau nhức, nhiễm trùng ở trẻ

Tác hại khi bị thiếu răng bẩm sinh

Nhiều người vẫn thắc mắc, khi bị thiếu răng bẩm sinh sẽ gây ra ảnh hưởng gì? Liệu vấn đề này có nguy hiểm không? Dưới đây là 1 số tác hại bạn cần chú ý để chăm sóc sức khỏe răng miệng của trẻ hiệu quả nhất.

Ảnh hưởng khả năng ăn nhai

Răng là yếu tố rất quan trọng trong việc đảm nhận việc ăn nhai hay xé thức ăn. Khi trẻ bị thiếu răng sẽ khiến chức năng nhai suy giảm. Thức ăn không được nghiền nát sẽ tạo áp lực làm việc cho hệ tiêu hóa. Các vấn đề ở dạ dày sẽ phát sinh như: đau bao tử, viêm nhiễm đường ruột,…

Ảnh hưởng thẩm mỹ trên gương mặt

Khi trẻ bị thiếu răng sẽ ảnh hưởng rất lớn về ngoại hình, nhất là khi cười. Điều này sẽ khiến cho trẻ thấy tự ti, mặc cảm với gương mặt của mình. Nếu không khắc phục sớm sẽ gây nên các trở ngại về tâm lý và khả năng giao tiếp của trẻ về sau.

Không đủ răng bẩm sinh
Không đủ răng bẩm sinh là cho cấu trúc gương mặt của trẻ bị ảnh hưởng, làm trẻ tự ti khi trưởng thành

Ảnh hưởng khả năng phát âm của trẻ

Để trẻ phát âm tròn vành rõ chữ thì đòi hỏi phải có sự phối hợp của răng, lưỡi và vòm họng. Nhưng nếu bị thiếu răng từ nhỏ, trẻ sẽ dễ bị ngọng hay gây khó khăn khi phát âm. Vấn đề này sẽ cản trở không ít khi trẻ giao tiếp, học tập,…

Dễ bị tiêu xương hàm

Ảnh hưởng này sẽ giúp bạn nhận định được tình trạng thiếu răng từ nhỏ của trẻ có nguy hiểm không. Thiếu răng đồng nghĩa với việc trẻ không có chân răng ở trên cung hàm. Quá trình ăn nhai cũng không tác động đến phần xương hà. Cho nên, thời gian dài, xương hàm sẽ không được kích thích để tái tạo tế bào mới dẫn tới việc tiêu xương. Tình trạng này khiến chân răng lệch, tổn thương hàm và còn làm biến dạng gương mặt.

Lệch khớp cắn

Bệnh lý thiếu răng bẩm sinh không được khắc phục thì thời gian dài sẽ gây nên tình trạng lệch khớp cắn hay làm tụt hàm. Nguy cơ lệch khớp cắn và tổn thương đến toàn bộ khớp cắn ở hàm răng là rất cao. Vị trí các răng ở hàm trên và hàm dưới sẽ sai lệch rất rõ rệt.

Phát sinh bệnh lý về răng miệng 

Trẻ nhỏ mắc bệnh lý thiếu răng này sẽ dễ bị sâu răng, viêm nướu, viêm tủy răng, viêm nha chu,… Nếu không sớm tìm cách khắc phục, sức khỏe răng miệng của trẻ sẽ dần biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, giao tiếp,…

Thiếu răng bẩm sinh làm cho khớp cắn bị lệch, phát sinh nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng
Thiếu răng bẩm sinh làm cho khớp cắn bị lệch, phát sinh nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng

Bật mí 3 cách khắc phục bệnh lý thiếu răng bẩm sinh hiệu quả

Bạn đã biết ảnh hưởng của tình trạng thiếu răng bẩm sinh và đánh giá được bệnh lý này có nguy hiểm không. Vậy nên, việc tìm cách điều trị sớm cho trẻ là điều cần thực hiện càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, giải pháp khắc phục sẽ tùy theo từng trường hợp khác nhau để đưa ra quyết định hiệu quả nhất.

Trường hợp mầm răng của trẻ mọc ngầm hay mọc lệch

Một số trẻ có mầm răng nhưng vì lý do nào đó là chúng mọc ngầm trong hàm, vị trí mọc lệch không trồi lên trên nướu. Vấn đề này bác sĩ có thể khắc phục bằng cách rạch hàm để kéo răng mọc ngầm ra ngoài. Phương pháp này sẽ kích thích răng trẻ mọc tự nhiên, không cần dùng đến chân răng giả.

Trường hợp trẻ không có mầm răng

Nhiều trẻ bị thiếu răng bẩm sinh không có mầm răng vĩnh viễn nhưng răng sữa phía trên vẫn mọc đầy đủ, không có dấu hiệu lung lay. Với trường hợp này có thể sử dụng hàm răng sữa thay thế chức năng của răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, đến 1 thời điểm nào đó, răng sữa vẫn sẽ bị lung lay do nhiễm khuẩn, thiếu dinh dưỡng,… và cần phải nhổ bỏ.

Ở một số trường hợp, bác sĩ có thể sử dụng răng sữa để thay thế chức năng cho răng vĩnh viễn
Ở một số trường hợp, bác sĩ có thể sử dụng răng sữa để thay thế chức năng cho răng vĩnh viễn

Nhưng vì bên trong hàm không có mầm răng vĩnh viễn nên khi nhổ răng sữa sẽ phải trồng răng giả để phục hình hàm răng, đảm bảo khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, việc phục hình răng không phải có thể thực hiện ngay sau khi trẻ thay răng sữa mà cần chờ đến khi trẻ đủ khoảng 16 – 18 tuổi. Trong thời gian chờ cần phải cho trẻ dùng bộ giữ khoảng trống để chống tình trạng xô ngã các răng xung quanh vị trí bị mất.

Đối với trường hợp không có mầm răng sẽ có nhiều phương pháp được ưu tiên để khắc phục cho tình trạng thiếu răng này. Tiêu biểu là trồng răng Implant, dùng hàm giả tháo lắp,… Nếu khoảng trống giữa các răng quá hẹp, gây khó khăn cho việc trồng răng giả thì niềng răng cũng là lựa chọn lý tưởng để khắc phục tình trạng này.

Trường hợp trẻ bị thiếu 2 hàm răng bẩm sinh 

Đây là hội chứng Anodontia và cũng là trường hợp nặng nhất của bệnh lý thiếu răng bẩm sinh. Trước đây, tình trạng này thường được khắc phục bằng cách đeo hàm giả tháo lắp. Tuy nhiên, hàm giả sẽ có chức năng ăn nhai không tốt và dễ gây tiêu xương hàm. Để khắc phục bệnh lý thiếu răng ở cả 2 hàm bẩm sinh, phương pháp trồng răng Implant sẽ được xem là cách khắc phục hiệu quả nhất. Tuy nhiên, để thực hiện kỹ thuật phục hình răng này sẽ cần xem xét nhiều vấn đề như:

  • Tình trạng tiêu xương hàm có nhiều hay không?
  • Nếu trồng Implant ở hàm trên có ảnh hưởng tới phần xoang không?
  • Khi trồng răng Implant ở hàm dưới có ảnh hưởng ống thần kinh không?
Thiếu 2 răng bẩm sinh
Để khắc phục tình trạng bị thiếu 2 răng bẩm sinh, bác sĩ cần căn cứ và quyết định dựa trên nhiều yếu tố khác nhau

Để có thể khắc phục tình trạng thiếu răng từ sớm bằng phương pháp trồng Implant, bác sĩ đánh giá tình trạng xương hàm để có lựa chọn phù hợp như sau:

  • Nếu hàm trên có tình trạng tiêu xương đến sát vị trí đáy xoang sẽ phải phẫu thuật nâng xoang và tiến hành cấy ghép xương hàm. Sau khi 2 thủ thuật này được hoàn thiện và phần hàm trên ổn định mới có thể cấy trụ Implant.
  • Nếu hàm dưới tiêu xương quá nhiều và gây ảnh hưởng tới ống thần kinh thì cần di dời vị trí thần kinh trước khi cấy ghép Implant.

Lưu ý cần biết để ngăn ngừa, khắc phục bệnh lý thiếu răng bẩm sinh

Có thể thấy, thiếu răng bẩm sinh là bệnh lý gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mỹ, tâm lý của trẻ. Việc khắc phục, điều trị cũng sẽ có nhiều phương pháp khác nhau để lựa chọn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý 1 số điều sau để ngăn ngừa và điều trị sớm bệnh lý bẩm sinh này.

  • Nếu bệnh lý phát sinh do các yếu tố bên ngoài thì bạn cần theo dõi thời điểm mọc răng sữa và răng  vĩnh viễn để kịp thời có hướng xử lý phù hợp.
  • Không tự ý nhổ răng sữa của trẻ quá sớm để tránh ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn bên trong hàm.
  • Cần đưa trẻ đến nha khoa uy tín để khám, kiểm tra sớm nếu phát hiện các bất thường ở răng trẻ hay nghi ngờ trẻ bị bệnh lý thiếu răng.
  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ đối với việc chăm sóc, điều trị cho trẻ để có kết quả khắc phục bệnh lý như mong muốn.
Trong quá trình điều trị tình trạng bị thiếu răng bẩm sinh, bạn cần tuân thủ tuyệt đối các vấn đề được bác sĩ căn dặn để hiệu quả
Trong quá trình điều trị tình trạng bị thiếu răng bẩm sinh, bạn cần tuân thủ tuyệt đối các vấn đề được bác sĩ căn dặn để hiệu quả

Chia sẻ trên hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý thiếu răng bẩm sinh. Điều này sẽ giúp bạn phát hiện sớm dấu hiệu cũng như chọn cách khắc phục phù hợp với tình trạng răng của trẻ. Bạn có thể liên hệ Nha Khoa Shark mọi lúc để được các bác sĩ có chuyên môn cao trực tiếp khám, kiểm tra cho trẻ. Phương án điều trị bệnh lý này cũng được đưa ra với cam kết “An toàn – Hiệu quả – Tiết kiệm” nhất.

 

Đánh giá bài viết

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Video liên quan

background-video icon--play

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1 mb
Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher