- Mặc định
- Lớn hơn
Nhiễm trùng chân răng có thể khiến bạn gặp nhiều sự đau đớn, khó chịu trong cuộc sống và cũng tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, cần được tìm hiểu rõ và điều trị kịp thời. Trong bài viết dưới đây là những thông tin chi tiết và tình trạng này, cùng tìm hiểu để có được kinh nghiệm điều trị an toàn, hiệu quả.
Nhiễm trùng chân răng là gì?
Nhiễm trùng chân răng còn được gọi là viêm quanh chóp răng, là một biến chứng nghiêm trọng của viêm tủy răng và sâu răng không được điều trị kịp thời. Khi vi khuẩn từ những bệnh lý này không được loại bỏ, chúng sẽ tấn công xuống phần chóp của răng, nơi chân răng bám vào xương hàm, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng răng.
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do vi khuẩn trong mảng bám và cao răng tấn công vào tủy răng qua lỗ sâu răng. Ngoài ra cũng do một số yếu tố khác như vệ sinh răng miệng kém, hệ miễn dịch kém.
Các dấu hiệu của nhiễm trùng chân răng
Để nhận biết nhiễm trùng răng, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu sau đây:
- Đau nhức răng là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh lý này. Những cơn đau nhức có thể từ nhẹ đến dữ dội, âm ỉ hoặc nhói buốt. Chúng lan ra từ tai, hàm, thái dương hoặc đầu.
- Răng bị nhiễm trùng thường nhạy cảm hơn so với thức ăn hoặc đồ uống nóng và lạnh.
- Nướu khỏe mạnh có màu hồng nhạt, săn chắc. Còn nướu bị nhiễm trùng thường có màu đỏ đậm, sưng tấy và dễ bị chảy máu khi chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa.
- Khi nhiễm trùng chân răng tiến triển, nướu có thể tách xa khỏi răng, tạo ra những túi sâu giữa nướu và răng. Túi này thường chứa nhiều vi khuẩn và mảng bám, khiến tình trạng nhiễm trùng răng trở nên nặng hơn.
- Trong trường hợp nang chân răng bị nhiễm trùng nặng, mủ sẽ xuất hiện từ nướu hoặc chảy ra từ túi quanh răng.
- Vi khuẩn gây bệnh sẽ tạo ra mùi hôi khó chịu, khiến hơi thở có mùi.
- Nếu nhiễm trùng răng không được điều trị, nó sẽ phá hủy xương hỗ trợ răng, khiến răng lung lay và một thời gian sau sẽ mất răng vĩnh viễn.
Ngoài ra, khi bạn thấy có dấu hiệu sốt, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi hoặc sưng hạch bạch huyết cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Lúc này, cần đến nha khoa thăm khám để sớm phát hiện và điều trị bệnh.
Nguyên nhân bị nhiễm trùng răng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm trùng răng, bao gồm:
- Sâu răng: Sâu răng không được điều trị kịp thời sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công tủy răng.
- Chấn thương răng: Vết nứt, gãy hoặc chấn thương ở răng có thể làm lộ tủy răng, tạo đường cho vi khuẩn xâm nhập.
- Bệnh nướu: Viêm nướu nặng có thể lan xuống chân răng và gây nhiễm trùng tủy.
- Vệ sinh răng miệng kém: Vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng do vệ sinh kém có thể xâm nhập vào các vết nứt hoặc lỗ hổng trên răng và gây nhiễm trùng.
Các mức độ nguy hiểm của nhiễm trùng chân răng
Mức độ nguy hiểm của nhiễm trùng chân răng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng và việc điều trị kịp thời hay không. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng chân răng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, bao gồm:
- Mất răng: Nhiễm trùng nặng có thể lan từ chân răng ra xương hàm, vào mô mềm, phá hủy cấu trúc nâng đỡ răng, dẫn đến mất răng.
- Áp xe răng: Áp xe là một túi mủ hình thành ở khu vực bị nhiễm trùng. Áp xe răng có thể gây đau đớn, sưng tấy và sốt. Nếu không được điều trị, áp xe có thể lan rộng sang các khu vực khác của đầu và cổ.
- Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng: Vi khuẩn từ ổ răng có thể xâm nhập vào máu và di chuyển đến tim, gây viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, một tình trạng đe dọa tính mạng.
- Hoại tử sàn miệng: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của nhiễm trùng chân răng. Nhiễm trùng lan rộng xuống vùng dưới lưỡi, hàm và cằm, có thể gây tắc nghẽn đường thở và tử vong.
Bên cạnh đó, nhiễm trùng còn có thể gây ra một số bệnh lý khác toàn thân như bệnh tim mạch, đái tháo đường, sinh non và nhẹ cân. Tuy nhiên, đây chỉ là những biến chứng có thể xảy ra, không phải tất cả những người bị nhiễm trùng đều gặp phải.
Ngoài ra, tình trạng này có nguy hiểm hay không cũng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, sức khỏe tổng thể. Vì vậy, khi thấy có dấu hiệu về nhiễm trùng vùng chân răng, điều quan trọng là phải tới nha khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Cách chữa trị nhiễm trùng chân răng an toàn, hiệu quả
Nếu mọi người thắc mắc, nhiễm trùng ở chân răng được điều trị như thế nào, có thể tham khảo một số cách sau:
- Sử dụng các phương pháp làm sạch răng miệng tự nhiên: Bạn cần súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc dung dịch baking soda để vệ sinh răng miệng. Cách làm này sẽ ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và mảng bám trong khoang miệng.
- Chườm lạnh: Phương pháp này có thể giúp giảm đau và sưng. Bạn chỉ cần sử dụng một túi chườm lạnh hoặc khăn lạnh và đặt lên má trong 15 – 20 phút. Thực hiện một vài lần trong ngày để thuyên giảm những cơn đau răng xảy ra.
- Sử dụng thuốc giảm đau: Viêm chân răng uống thuốc gì thì bạn nên sử dụng các loại thuốc được bác sĩ kê đơn để kiểm soát cơn đau và tránh sự lây nhiễm của vi khuẩn tới các bộ phận khác trong khoang miệng.
- Thực hiện các phương pháp điều trị tại cơ sở nha khoa: Tại các nha khoa uy tín, khách hàng sẽ được điều trị bằng cách làm sạch mủ, trị tủy răng, trám răng, nhổ răng hoặc bọc sứ thẩm mỹ. Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của khách hàng, bác sĩ sẽ tư vấn phương án điều trị phù hợp nhất.
Đối với các phương pháp tại nha khoa, bạn cần lựa chọn những cơ sở uy tín, đảm bảo về chất lượng để điều trị an toàn và hạn chế biến chứng xảy ra.
Có thể bạn quan tâm: Trẻ bị sưng nướu răng có mủ
Biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng chân răng
Bệnh nhiễm trùng không được điều trị kịp thời sẽ có thể gây mất răng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhưng may mắn thay, có rất nhiều biện pháp có thể thực hiện để ngăn chặn tình trạng này xảy ra. Cụ thể là những cách sau:
- Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên sau mỗi bữa ăn. Điều này sẽ giúp loại bỏ mảng bám và khi khuẩn ra khỏi răng và nướu của bạn.
- Sử dụng nước súc miệng có chứa chlorhexidine gluconate. Loại nước súc miệng này có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh viêm nướu răng.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học theo hướng dẫn của bác sĩ. Bổ sung nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt để giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng.
- Hút thuốc lá có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến bạn dễ bị ngứa chân răng hơn. Do đó cần tránh hút.
- Thăm khám bác sĩ nha khoa định kỳ. Tại đây, bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra răng và nướu của bạn. Nếu phát hiện thấy các dấu hiệu nhiễm trùng răng, bác sĩ sẽ điều trị sớm để không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Cùng với đó, đừng quên ngủ đủ giấc, uống nhiều nước và giảm căng thẳng để cơ thể có đủ hệ miễn dịch chống lại các bệnh lý răng miệng.
Như vậy, ngay từ hôm nay, bạn cần chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách và khoa học để tình trạng nhiễm trùng chân răng không đến với bạn. Nếu bạn chưa rõ về cách vệ sinh răng miệng, hay chế độ ăn uống tốt cho răng, có thể liên hệ qua hotline 1800 2069 để được tư vấn và giải đáp.
Có thể bạn quan tâm:
Bình luận bài viết