- Mặc định
- Lớn hơn
Răng số 7 được ví như “chiếc máy nghiền”, giúp nhai nát thức ăn trước khi đi vào hệ tiêu hoá. Khi răng số 7 bị viêm thì chức năng ăn nhai sẽ bị ảnh hưởng và cần chữa tủy để khắc phục. Vậy chữa tuỷ răng số 7 có quy trình thế nào, cần lưu ý gì để mau phục hồi? Xem ngay đáp án trong bài viết sau.
Tủy răng số 7 và vai trò trong hàm răng
Răng số 7 là chiếc răng hàm, giữ vai trò quan trọng trong việc nhai, nghiền nhuyễn thức ăn. Răng số 7 nổi bật với thân răng lớn, cấu trúc chắc khỏe. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, tuỷ răng số 7 có thể bị viêm nhiễm và cần xử lý kịp thời để ngăn ngừa biến chứng răng miệng nguy hiểm.
Theo các chuyên gia, răng số 7 có mối liên kết chặt chẽ với mạch máu và hệ thống dây thần kinh bên trong khoang miệng. Hơn thế nữa, răng số 7 còn nằm ở vị trí gần như là cuối cùng trong cung hàm, gây khó khăn trong việc vệ sinh hàng ngày.
Khi răng số 7 bị viêm tủy thì sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ như mệt mỏi, cơ thể suy nhược, chán ăn, thậm chí là sốt cao. Nhiều người bị viêm tủy răng số 7 còn gặp phải các triệu chứng điển hình như tê buốt răng, sưng đỏ nướu, tụt lợi,…
Theo các chuyên gia, tủy răng là một trong ba phần quan trọng của răng, có vai trò nuôi dưỡng và tái tạo ngà răng, giúp cho hàm răng luôn chắc khỏe, có độ cứng phù hợp để thực hiện các hoạt động ăn nhai hàng ngày.
Bên cạnh đó, tủy răng số 7 còn chứa hệ thống dây thần kinh, mạch máu và mạch bạch huyết bên trong khoang miệng. Tủy có chức năng thụ cảm và dẫn truyền cảm giác đến não bộ. Chính vì vậy, khi răng miệng gặp vấn đề bất thường, não bộ sẽ có cảm giác đau nhức, khó chịu.
Nhìn chung, răng số 7 là chiếc răng quan trọng, nếu răng này bị viêm tủy thì cần được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, nhằm đảm bảo các hoạt động ăn uống hàng ngày.
Nguyên nhân dẫn đến tổn thương tủy răng số 7
Trước khi tìm hiểu quy trình chữa tủy răng số 7, bạn cần phải nắm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:
- Sâu răng
Theo các chuyên gia, giữa răng số 7 và những chiếc răng bên cạnh thường xuất hiện kẽ hở. Đây là môi trường thuận lợi để thức ăn và vi khuẩn tồn tại, phát triển, từ đó gây ra hiện tượng viêm nhiễm, điển hình là sâu răng.
Khi răng số 7 bị sâu răng, vi khuẩn sẽ di chuyển và tấn công mạnh mẽ, huỷ hoại dần men răng, ngà răng, cuối cùng là tuỷ răng.
- Răng sứt mẻ
Vì một vài nguyên nhân như chấn thương, tai nạn, va đập nên răng số 7 thường dễ nứt vỡ, sứt mẻ,…. Răng sứt mẻ khiến buồng tuỷ lộ ra ngoài và tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, khiến tuỷ răng số 7 bị viêm.
- Ảnh hưởng bởi răng khôn
Răng số 7 có vị trí nằm cạnh răng khôn số 8. Khi răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn tồn tại, tấn công và ảnh hưởng đến răng số 7 bên cạnh, từ đó gây ra hiện tượng viêm nhiễm, hỏng tủy răng.
- Nhai thức ăn cứng
Tuỷ răng số 7 bị viêm nếu bạn thường xuyên nhai thức ăn cứng với tần suất liên tục, trong thời gian quá dài. Chính thói quen xấu này sẽ làm tăng nguy cơ gây hỏng tủy răng số 7.
Ngoài các nguyên nhân trên thì khi cơ thể bị nhiễm độc thuỷ ngân, nhiễm độc chì,… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ hàm răng, khiến răng số 7 và những chiếc răng xung quanh bị ảnh hưởng, viêm nhiễm tủy.
Quy trình chữa tủy răng số 7 chi tiết và đầy đủ
Chữa tủy răng số 7 sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn khác nhau, gồm có giai đoạn phục hồi, cấp tính, hoại tử. Phụ thuộc vào tình trạng viêm thực tế, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị tủy răng phù hợp, đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Dưới đây là quy trình chữa tủy răng số 7 đầy đủ tại phòng khám nha khoa mà bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp XQuang, thăm khám kỹ càng, cẩn thận để đánh giá chính xác mức độ viêm tủy răng. Đây là bước vô cùng quan trọng, giúp bác sĩ có cơ sở để lên phác đồ điều trị tủy răng chính xác, hiệu quả, từ đó ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Bước 2: Bước 2 là bước vệ sinh răng miệng bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng. Sau đó, bác sĩ cũng sẽ tiến hành gây tê cục bộ nhằm giảm cảm giác khó chịu, đau nhức trong suốt quá trình điều trị tủy răng.
Bước 3: Tiếp theo, bác sĩ sẽ đặt một chiếc đế cao su có kích thước vừa vặn với răng thật để hạn chế sự ảnh hưởng đến những chiếc răng bên cạnh khi chữa tuỷ răng số 7.
Bước 4: Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình điều trị tủy răng. Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ vô khuẩn để hút tủy răng ra ngoài. Bước này đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao, chuyên môn vững vàng mới đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật, hút sạch tuỷ và hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.
Bước 5: Tủy viêm sau khi hút ra được đựng trong dụng cụ kín, vô khuẩn. Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành hàn trám ống tủy để ngăn ngừa sự tấn công, xâm nhập của vi khuẩn có hại.
Bước 6: Sau khi chữa tuỷ răng số 7 hoàn tất, bác sĩ sẽ tư vấn khách hàng thực hiện bọc răng sứ hoặc chụp mão răng. Răng sứ sẽ giúp bảo vệ răng thật khỏi tổn thương, đồng thời phục hình thẩm mỹ toàn diện cho tổng thể hàm răng.
Bước 7: Khách hàng sẽ được tiếp tục vệ sinh sạch sẽ khoang miệng để loại bỏ triệt để vi khuẩn và các bệnh viêm nhiễm có liên quan.
Cuối cùng, sau khi quy trình chữa tủy răng số 7 kết thúc, bác sĩ sẽ tư vấn chế độ chăm sóc, vệ sinh, ăn uống hàng ngày. Khách hàng cũng sẽ được hẹn lịch tái khám nhằm kiểm tra tình trạng răng và kịp thời đưa ra biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Hiệu quả sau khi chữa trị tủy răng số 7
Tủy răng số 7 bị viêm do bất kỳ nguyên nhân nào mà không được điều trị xử lý kịp thời đều có thể gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như viêm xương hàm, áp xe răng, nhiễm trùng huyết, thậm chí là mất răng.
Chính vì vậy, trong một số trường hợp nhất định như tủy răng hư hỏng, chết tủy, mất chức năng,…. thì việc chữa tủy răng số 7 là bắt buộc và cần thiết. Sau khi chữa tuỷ và phục hồi bằng các cách bọc răng sứ, hàm trám răng, răng sẽ được khôi phục chức năng nhai cắn ban đầu.
Nhờ vậy, khách hàng có thể thoải mái sử dụng răng số 7 để nhai cắn thức ăn, giao tiếp, nói chuyện. Bên cạnh đó, việc chữa tuỷ răng số 7 còn giúp ngăn chặn hiệu quả sự tấn công của vi khuẩn, từ đó giúp cho hàm răng luôn trong trạng thái khỏe mạnh, bền đẹp.
Chữa tủy răng số 7 mất bao lâu?
Chữa tủy răng số 7 thường mất khoảng 2- 4 ngày sẽ hoàn thiện. Thông thường việc chữa tủy răng nhanh hay chậm sẽ được quyết định bởi tình trạng răng như nào, tay nghề bác sĩ và kỹ thuật được áp dụng.
Với hệ thống máy móc, công nghệ hiện đại cùng sự tỉ mỉ, khéo léo của đội ngũ bác sĩ chuyên khoa. Quá trình chữa tủy răng sẽ diễn ra nhanh chóng với hiệu quả cao. Khách hàng khi thực hiện có thể an tâm vì việc chữa tủy răng chỉ diễn ra trong khoảng vài ngày.
Chi phí chữa tuỷ răng số 7 là bao nhiêu?
Điều trị tủy răng số 7 thường sẽ có mức chi phí dao động từ 500.000 VNĐ đến 2.000.000 VNĐ. Các địa chỉ nha khoa sẽ có mức giá chữa tủy răng không giống nhau, điều này phụ thuộc vào:
-
- Mức độ hư hao, tình trạng của răng như thế nào
- Tay nghề chuyên môn của đội ngũ bác sĩ
- Kỹ thuật chữa tủy răng được áp dụng
- Kết quả đạt được sau khi điều trị tủy răng
Nếu lựa chọn những địa điểm uy tín và chất lượng, phương pháp chữa tủy răng đảm bảo an toàn và có được kết quả như mong muốn, những địa chỉ này chắc chắn sẽ có mức chi phí tương đối nào.
Tìm kiếm thương hiệu uy tín, có mức chi phí phù hợp để điều trị tủy răng số 7 an toàn và có được những kết quả như mong đợi.
Lưu ý quan trọng sau khi chữa tủy răng số 7
Để chữa tủy răng số 7 hiệu quả, an toàn tối ưu thì bạn cần phải chú ý các vấn đề vô cùng quan trọng như sau đây:
- Bạn nên chữa tủy răng tại các địa chỉ nha khoa uy tín, có máy móc, thiết bị hiện đại. Bởi vì chữa tủy là quy trình khá phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao, kinh nghiệm vững vàng, nhiều năm làm nghề thì mới thực hiện chuẩn xác, đảm bảo an toàn.
- Bạn nên giữ tâm lý ổn định, thoải mái trước khi thực hiện lấy tuỷ răng số 7. Tâm lý vững vàng sẽ giúp cho quy trình chữa tủy răng diễn ra thuận lợi, đạt được kết quả tốt hơn.
- Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, nhất là sau khi đã lấy tủy răng. Theo đó, bạn cần hạn chế ăn đồ ăn quá nóng, quá lạnh, quá cứng hoặc chứa nhiều chất kích thích, phẩm màu, hoá chất độc hại.
- Hàng ngày, bạn nên chú ý đánh răng thường xuyên bằng bàn chải chuyên dụng. Bạn cũng có thể kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước sát khuẩn để tăng cường hiệu quả làm sạch răng miệng của mình.
- Sau khi lấy tuỷ, bạn nên hạn chế uống rượu bia, thuốc lá, cà phê, trà,… Đây là những thực phẩm dễ gây xỉn màu răng, khiến răng miệng dễ bị hôi và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm bên trong khoang miệng.
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc chữa tuỷ răng nếu chưa có sự chỉ định, đồng ý của bác sĩ nha khoa có chuyên môn
Ngoài các lưu ý trên, bạn nên quan sát kỹ càng các biểu hiện bên trong khoang miệng và nếu phát hiện thấy dấu hiệu bất thường nào, bạn cần báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời, nhằm phòng ngừa các biến chứng răng miệng nguy hiểm sau này.
Nội dung bài viết trên đã giúp bạn đọc tìm hiểu thông tin chi tiết, đầy đủ về quy trình chữa tủy răng số 7 và lưu ý khi thực hiện. Chắc chắn, với những kiến thức hữu ích này, bạn sẽ có thêm biện pháp để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào có liên quan, hãy liên hệ với nha khoa Shark để được tư vấn nhé!
Bình luận bài viết