Ê buốt răng uống thuốc gì để nhanh khỏi?

Ê buốt răng uống thuốc gì để nhanh khỏi?

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Ê buốt răng là tình trạng khá phổ biến, bất cứ ai cũng có thể gặp phải, đặc biệt là những trường hợp có răng nhạy cảm. Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể làm cho bạn bị ê buốt răng, và bạn nên tìm cách khắc phục nhanh chóng để cải thiện chất lượng đời sống. Có rất nhiều người thắc mắc ê buốt răng uống thuốc gì? Trong bài viết sau đây, Nha khoa Shark sẽ giúp bạn có được câu trả lời chi tiết.

Ê buốt răng uống thuốc gì

Vì sao bạn bị ê buốt răng?

Bị ê buốt răng là tình trạng khá phổ biến, nhất là với những người có hàm răng nhạy cảm. Các nhà nghiên cứu đã kết luận có nhiều nguyên nhân làm cho răng bị ê buốt, chẳng hạn như:

  • Đánh răng dùng lực quá mạnh và trong thời gian quá lâu. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho men răng bị mài mòn.
  • Tình trạng tụt lợi gây ê buốt răng do bệnh lý viêm nha chu hoặc tuổi tác.
  • Thường xuyên sử dụng thức ăn có chứa hàm lượng Axit cao, lâu dần làm mòn men răng và lộ ngà răng.
  • Răng bị sứt mẻ, gãy vỡ, tổn thương,… cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ê buốt răng.
  • Thực hiện các thủ thuật nha khoa như: Tẩy trắng răng, lấy cao răng, trám răng,… cũng có thể gây ê buốt răng trong thời gian ngắn.

Ngoài việc tìm hiểu các nguyên nhân gây ra tình trạng ê buốt răng, làm thế nào để điều trị răng bị ê buốt cũng là khía cạnh bạn cần đề cập đến. Vậy bị ê buốt răng uống thuốc gì để cải thiện? Mời bạn theo dõi tiếp thông tin sau đây để tìm hiểu thêm về chủ đề này.

Có rất nhiều nguyên nhân có thể làm cho bạn bị ê buốt răng: Đánh răng quá mạnh, tụt lợi, răng gãy,...
Có rất nhiều nguyên nhân có thể làm cho bạn bị ê buốt răng: Đánh răng quá mạnh, tụt lợi, răng gãy,…

Khi bị ê buốt răng uống thuốc gì để nhanh khỏi?

Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị tình trạng ê buốt răng. Để cải thiện các cơn ê buốt ở răng, bạn có thể dùng gel chống ê buốt hoặc uống thuốc giảm đau để hỗ trợ. Đây chính là giải pháp được nhiều người áp dụng. 

Có rất nhiều loại gel chống ê buốt hoặc thuốc giảm đau được bày bán tại các nhà thuốc lớn nhỏ trên toàn quốc. Để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho bản thân, bạn chỉ nên sử dụng thuốc với sự hướng dẫn của bác sĩ. Điều này còn giúp bạn ngăn ngừa các tác dụng phụ không đáng có.

Như vậy, thay vì tìm hiểu ê buốt răng uống thuốc gì, bạn có thể tìm kiếm các sản phẩm hỗ trợ cải thiện ê buốt răng như gel Fluor và các loại thuốc giảm đau. Ngoài ra, việc tăng cường và bổ sung Vitamin cùng các khoáng chất thiết yếu cũng góp phần làm thuyên giảm cảm giác ê buốt ở răng.

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho tình trạng ê buốt răng
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho tình trạng ê buốt răng

Bôi gel Fluor

Gel Fluor còn được gọi là gel chống ê buốt, là sản phẩm được sử dụng bằng cách bôi trực tiếp lên răng. Tác dụng chính của gel Fluor chính là làm giảm cảm giác ê buốt răng tạm thời.

Khi sử dụng gel Fluor, bạn cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, cùng các vấn đề đặc biệt được lưu ý. Chỉ sử dụng các sản phẩm có tem mác rõ ràng, nguồn gốc minh bạch để đảm bảo được chất lượng tốt. Tuyệt đối không sử dụng các loại gel trôi nổi, không rõ xuất xứ để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hiện trên thị trường có rất nhiều loại gel chữa ê buốt răng khác nhau, tùy theo nhu cầu và thể trạng của bạn, bác sĩ sẽ chỉ định đúng loại, đúng liều lượng cần dùng: Emoform gel, Sensikin gel, Enamel Pro Varnish, GC Tooth mousse,…

Có nhiều loại gel chống ê buốt răng khác nhau: Emoform gel, Sensikin gel, Enamel Pro Varnish, GC Tooth mousse,...
Có nhiều loại gel chống ê buốt răng khác nhau: Emoform gel, Sensikin gel, Enamel Pro Varnish, GC Tooth mousse,…

Uống thuốc giảm đau

Nếu bạn đang không biết ê buốt răng uống thuốc gì, thì thuốc giảm đau sẽ là 1 trong những giải pháp cứu cánh hiệu quả, giúp bạn thoát khỏi cảm giác khó chịu 1 cách nhanh chóng. Thuốc giảm đau thường được chỉ định để chữa ê buốt, đau răng ở mức độ nặng, và chỉ sử dụng khi có sự đồng ý của bác sĩ.

Một số loại thuốc giảm đau thường được dùng để chữa ê buốt răng là:

  • Paracetamol: Đây là loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay, mang lại hiệu quả chữa đau răng rất nhanh chóng.
  • Thuốc kháng sinh Metronidazol: Có tác dụng chính là giảm đau răng tạm thời, diệt các vi khuẩn có hại, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng.
  • Aspirin và nhóm thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này gồm có Tetra, Spiramycin, Amoxicillin,… hỗ trợ cải thiện cảm giác đau nhức, ê buốt ở răng.
Dùng thuốc giảm đau được áp dụng trong các trường hợp bị ê buốt răng nghiêm trọng khi có chỉ định của bác sĩ
Dùng thuốc giảm đau được áp dụng trong các trường hợp bị ê buốt răng nghiêm trọng khi có chỉ định của bác sĩ

Khi uống thuốc giảm đau để chữa ê buốt răng, bạn cần sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ về thời gian uống cũng như liều lượng. Đây là việc làm cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng ngoài ý muốn xảy ra.

Đăng ký thăm khám răng ngay hôm nay tại Nha khoa Shark!

Liên hệ ngay với chúng tôi!

Artboard 7

Tăng cường bổ sung Vitamin và khoáng chất thiết yếu

Một trong những nguyên nhân làm cho răng dễ bị ê buốt chính là do thiếu hụt Vitamin và các khoáng chất thiết yếu. Do vậy, không chỉ riêng về vấn đề ê buốt răng uống thuốc gì để nhanh khỏi, bạn còn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách bổ sung đủ lượng Vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn uống thường ngày.

  • Canxi: Là hoạt chất đóng vai trò quan trọng nhất trong việc bảo vệ và tăng cường sức khỏe men răng. Canxi còn có tác dụng tái tạo và hàn gắn men răng chắc khỏe hơn. Vì vậy, để ngăn ngừa men răng bị mài mòn và ê buốt răng, bạn cần tập trung cung cấp đủ Canxi cho cơ thể. 
  • Vitamin D: Là hoạt chất giúp cho cơ thể hấp thụ tốt Canxi. Ngoài ra, Vitamin D còn hỗ trợ tăng cường sự chắc khỏe của nướu răng, phòng ngừa tình trạng hôi miệng.
  • Vitamin C: Giúp thúc đẩy hoạt động của dạ dày và tăng cường quá trình chuyển hóa Canxi. Không những vậy, Vitamin C còn có tác dụng tái tạo, giúp men răng chắc khỏe hơn và hình thành Collagen, từ đó ngăn ngừa tình trạng ê buốt răng hiệu quả.
  • Vitamin A: Nếu bạn không biết ê buốt răng uống thuốc gì để nhanh khỏi, hãy tăng cường Vitamin A cho cơ thể. Ngoài tác dụng giữ cho răng và nướu luôn khỏe mạnh, Vitamin còn hỗ trợ ổn định lượng nước bọt, ngăn ngừa hôi miệng.
  • Vitamin B: Các Vitamin thuộc nhóm B được bác sĩ đánh giá cao về tác dụng bảo vệ sức khỏe răng nướu 1 cách toàn diện. Cung cấp đủ hàm lượng Vitamin nhóm B cho cơ thể giúp cho răng và nướu luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa hiệu quả các bệnh lý liên quan.
Tăng cường đủ lượng Vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể cũng là cách ngăn ngừa ê buốt răng rất hiệu quả
Tăng cường đủ lượng Vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể cũng là cách ngăn ngừa ê buốt răng rất hiệu quả

Bật mí giải pháp ngăn ngừa tình trạng ê buốt răng

Để không phải băn khoăn về vấn đề ê buốt răng uống thuốc gì, bạn nên thực hiện phòng ngừa tình trạng ê buốt răng ngay từ ngày hôm nay. Bằng những giải pháp rất đơn giản trong đời sống thường ngày, bạn sẽ có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình tốt hơn. Cụ thể bạn nên: Chải răng bằng bàn chải có lông mềm, không đánh răng ngay sau khi ăn xong, và phải chải răng đúng kỹ thuật.

Chải răng bằng bàn chải có lông mềm

Nhiều người cho rằng: Bàn chải có lông cứng sẽ giúp làm sạch răng hiệu quả hơn. Thực tế, đây là 1 quan điểm hoàn toàn sai lầm. Dùng bàn chải có lông quá cứng chính là 1 trong những nguyên nhân phổ biến làm cho men răng bị mài mòn, gây ê buốt răng nghiêm trọng. Vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng ê buốt răng, bạn cần dùng bàn chải có lông mềm vừa phải. 

Không đánh răng ngay sau khi ăn xong

Để không phải lo lắng về tình trạng ê buốt răng, bạn cần thay đổi thói quen đánh răng ngay sau khi ăn xong. Thay vào đó, bạn hãy chờ ít nhất khoảng 30 phút sau khi ăn mới đánh răng. Đây là thời điểm độ pH trong khoang miệng giảm xuống mức cân bằng, nhất là khi bạn dùng thực phẩm có chứa nhiều Acid trước đó.

Đánh răng ngay sau khi ăn sẽ làm tăng nguy cơ mòn men răng, vì vậy, bạn cần hạn chế. Trong thời gian chờ đợi thời điểm tốt nhất để đánh răng, bạn có thể uống nước lọc hoặc nhai kẹo cao su không đường để giữ thơm miệng.

Không nên đánh răng ngay sau khi ăn xong để hạn chế làm tăng sự nhạy cảm của men răng
Không nên đánh răng ngay sau khi ăn xong để hạn chế làm tăng sự nhạy cảm của men răng

Chải răng bằng kỹ thuật đúng

Để không phải lo lắng về vấn đề ê buốt răng uống thuốc gì, chỉ đánh răng thôi là chưa đủ, mà bạn còn cần đánh răng đúng cách. Cụ thể, bạn không nên sử dụng lực mạnh quá mức cần thiết khi đánh răng.

Để đánh giá mình có dùng lực quá mạnh lúc chải răng hay không, bạn có thể kiểm tra bàn chải đánh răng: Nếu lông bàn chải bị sờn và bị dẹp quá mức, chứng tỏ bạn đã dùng lực quá mạnh trong 1 thời gian dài. Giải pháp ngăn ngừa ê buốt răng trong trường hợp này chính là điều chỉnh lực chải răng sao cho thích hợp. Bạn hãy theo đổi thói quen chải răng theo chiều ngang thành chuyển động tròn hoặc chiều dọc, điều này sẽ tránh gây tổn hại đến men răng.

Bác sĩ khuyến nghị bạn nên thay bàn chải đánh răng định kỳ 3-6 tháng/lần. Việc làm này có ý nghĩa hạn chế vi khuẩn tích tụ, bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn toàn diện hơn.

Thông qua bài viết vừa rồi, chúng tôi tin chắc bạn đã có được lời giải đáp cho thắc mắcÊ buốt răng uống thuốc gì?”. Như vậy, không có thuốc đặc trị cho tình trạng ê buốt răng, thay vào đó, bạn có thể uống thuốc giảm đau hoặc tăng cường Vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Nếu tình trạng ê buốt răng chuyển biến nghiêm trọng hơn, hãy đến nha khoa hoặc bệnh viện uy tín để thăm khám. 

Đánh giá bài viết

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher