20+ Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng cửa bố mẹ cần biết

20+ Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng cửa bố mẹ cần biết

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Bắt đầu đến tháng tuổi thứ 6, trẻ sẽ mọc những chiếc răng cửa đầu tiên trên cung hàm. Nếu đây là lần đầu tiên bạn mang thiên chức làm mẹ và chưa có kinh nghiệm về quá trình bé mọc răng. Đừng lo, Nha Khoa Shark sẽ chia sẻ tới các bạn 20+ hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng cửa đầu tiên trong bài viết này để nhận biết dấu hiệu bé chuẩn bị mọc răng cũng như nhiều kinh nghiệm chăm sóc trẻ!

20+ Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng cửa bố mẹ cần biết

Dấu hiệu bé sắp mọc răng cửa

Trước khi tham khảo một số hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng, cùng đến với một số dấu hiệu điển hình trước khi trẻ bắt đầu xuất hiện những chiếc răng cửa đầu tiên trên cung hàm:

  • Chảy nhiều nước dãi

Trước khi mọc răng cửa, lượng nước bọt trong khoang miệng tiết ra nhiều hơn so với thời điểm răng đã mọc lên nướu. Bên cạnh đó, giai đoạn này, bé chưa kiểm soát được các cơ quan trong khoang miệng, đặc biệt là chức năng nuốt, nên dẫn tới tình trạng chảy nước dãi nhiều hơn so với bình thường.

  • Quấy khóc nhiều hơn

Những chiếc răng cửa muốn mọc lên, phần nướu bắt buộc bị phá vỡ. Do đó, những cơn đau nhức xảy ra nhiều hơn. Từ đó làm bé cảm thấy khó chịu và cáu kỉnh, quấy khóc nhiều hơn so với bình thường.

  • Thích nhai, gặm, cắn

Việc mầm răng nhú lên khỏi lợi sẽ gây ra tình trạng ngứa, khó chịu. Vì vậy, bé thường có thói quen nhai, cắn, gặm bất kỳ vật gì ở xung quanh để làm giảm bớt cảm giác này.

  • Nướu sưng đỏ

Đây là dấu hiệu cho thấy mầm răng chuẩn bị nhú lên trên khỏi cung hàm. Do đó, bố mẹ cũng không cần quá lo lắng.

  • Biếng ăn

Khi xuất hiện những cơn đau nhức, việc ăn uống của bé sẽ bị gián đoạn rất nhiều. Bé thường biếng ăn, bỏ bú thường xuyên trong giai đoạn mọc răng. Bên cạnh đó, phần enzym trong cơ thể tập trung hết vào vị trí mọc răng trong lúc này nên làm enzym tiêu hóa giảm đi. Do đó, bé không còn thấy ngon miệng mỗi khi ăn uống.

  • Ngủ ít và khó ngủ

Những cơn đau nhức trong lúc mọc răng thường xảy ra vào ban đêm. Vì vậy, ảnh hưởng rất lớn tới giấc ngủ của bé, gây ra tình trạng xáo trộn giấc ngủ và làm bé không ngủ đủ giấc.

  • Xuất hiện chồi răng

Trong lúc chuẩn bị mọc răng, bố mẹ có thể dễ dàng quan sát được những trồi răng nhỏ bắt đầu nhú lên ở vị trí mọc răng. Cụ thể hơn, khi lấy ngón tay ấn vào, bạn sẽ cảm thấy một chiếc răng cứng đang ở phía dưới.

  • Sốt nhẹ, đi tướt

Thông thường, khi mọc răng, bé sẽ bị sốt nhẹ, khoảng 38 – 38.5 độ cho tới khi trồi mọc lên khỏi nướu. Đồng thời, trong lúc này, hệ tiêu hóa của bé còn kém, nên thường đi tướt, khiến trẻ bị mất nhiều nước.

Bé thường bị sốt nhẹ hoặc đi tướt trong giai đoạn mọc răng cửa
Bé thường bị sốt nhẹ hoặc đi tướt trong giai đoạn mọc răng cửa

Khi có những dấu hiệu trên, chắc chắn các bé nhà bạn đang trong độ tuổi mọc răng. Bố mẹ nên tìm hiểu kỹ hơn để chăm sóc bé thật tốt trong giai đoạn này nhé.

Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng cửa

Bố mẹ nên tham khảo một số hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng cửa trên thực tế dưới đây để dễ nhận biết hơn chăm quá trình chăm sóc bé và có những biện pháp xử lý phù hợp nhất.

Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng cửa
Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng cửa
Hình ảnh nứt lợi mọc răng
Hình ảnh nứt lợi mọc răng
Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm dưới
Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm dưới
Hình ảnh bé mọc răng thường hay chảy nước dãi
Hình ảnh bé mọc răng thường hay chảy nước dãi
Hình ảnh lợi của bé khi chuẩn bị mọc những chiếc răng cửa đầu tiên
Hình ảnh lợi của bé khi chuẩn bị mọc những chiếc răng cửa đầu tiên
Hình ảnh nứt lợi mọc răng cửa hàm trên
Hình ảnh nứt lợi mọc răng cửa hàm trên
Hình ảnh những chiếc răng sữa chuẩn bị mọc trên cung hàm
Hình ảnh những chiếc răng sữa chuẩn bị mọc trên cung hàm

Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng ở các vị trí khác

Ngoài răng cửa, những chiếc răng ở vị trí khác cũng có dấu hiệu khi mọc tương tự. Dưới đây là những hình ảnh để bố mẹ dễ nhận biết:

Những chiếc răng hàm chuẩn bị mọc lên trên cung hàm
Những chiếc răng hàm chuẩn bị mọc lên trên cung hàm
Chiếc răng nanh sắp mọc lên trên khỏi nướu
Chiếc răng nanh sắp mọc lên trên khỏi nướu
Vùng nướu của bé đang bị tác động bởi những chiếc răng ở phía dưới
Vùng nướu của bé đang bị tác động bởi những chiếc răng ở phía dưới
Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng sữa
Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng sữa
Nướu bị sưng đỏ khi những chiếc răng hàm mọc lên khỏi cung hàm
Nướu bị sưng đỏ khi những chiếc răng hàm mọc lên khỏi cung hàm
Bé thích gặm, cắn khi mọc những chiếc răng sữa
Bé thích gặm, cắn khi mọc những chiếc răng sữa
Hình ảnh nứt lợi mọc răng của bé 8 tháng tuổi
Hình ảnh nứt lợi mọc răng của bé 8 tháng tuổi
Những chiếc răng khác trên cung hàm sẽ mọc lên sau khi đã mọc đủ nhóm răng cửa
Những chiếc răng khác trên cung hàm sẽ mọc lên sau khi đã mọc đủ nhóm răng cửa
Nhóm răng hàm sắp nhú lên trên cung hàm
Nhóm răng hàm sắp nhú lên trên cung hàm

Thời gian bé sưng lợi mọc răng cửa bao lâu?

Tình trạng sưng lợi sẽ xảy ra trước 7 ngày, sau đó, những chiếc răng cửa mới bắt đầu nhú lên. Đây là hiện tượng bình thường, không ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của bé nên mẹ không cần quá lo lắng.

Đối với những chiếc răng cửa mọc đầu tiên, thời gian sưng lợi thường kéo dài lâu hơn so với những chiếc răng còn lại. Bố mẹ chỉ cần vệ sinh nướu cho bé đúng cách trong giai đoạn này, những cơn đau nhức và khó chịu sẽ được giảm nhanh chóng.

Với những trường hợp không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn gây hại sẽ rất dễ tấn công vào bên trong, gây ra tình trạng sưng và viêm nhiễm kéo dài. Từ đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của bé.

1 chiếc răng cửa mọc trong bao lâu

Thời gian mọc những chiếc răng cửa đầu tiên thường kéo dài từ 2 – 3 tháng, từ khi nướu sưng đỏ cho tới khi hình thành chiếc răng trên cung hàm. Tuy nhiên, mỗi bé sẽ có một khoảng thời gian chính xác khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của bé và cách chăm sóc của bố mẹ.

Theo đó, các bé trung bình sẽ mọc những chiếc răng đầu tiên vào tháng tuổi thứ 6, đến tháng thứ 12 tháng có khoảng 6 chiếc răng và khi 24 tháng sẽ có một hàm răng sữa đầy đủ.

Một chiếc răng cửa thường mọc trong khoảng từ 2 - 3 tháng
Một chiếc răng cửa thường mọc trong khoảng từ 2 – 3 tháng

Cách chăm sóc bé khi sắp mọc răng cửa

Trong giai đoạn trước mọc răng, cũng như giai đoạn bé mọc răng có rất nhiều mối nguy hiểm. Do đó, bố mẹ cần biết cách chăm sóc đúng cách như về vệ sinh răng miệng cho bé, thực đơn cho bé mỗi ngày để tốt cho răng và nướu.

Vệ sinh răng miệng cẩn thận

Bố mẹ cần biết rằng, vùng nướu tại khu vực chuẩn bị mọc răng rất dễ bị vi khuẩn tấn công. Nếu bố mẹ không chủ động vệ sinh răng miệng cẩn thận, kỹ lưỡng, tình trạng nhiễm trùng rất dễ xảy ra.

Do đó, bố mẹ nên làm sạch lưỡi cho trẻ từ 2 – 3 lần/ 1 ngày sau khi bú hoặc ăn dặm bằng cách:

  • Bố mẹ rửa sạch tay với nước sát khuẩn chuyên dụng
  • Xỏ vào ngón tay miếng gạc rơ lưỡi.
  • Đưa vào trong khoang miệng, vệ sinh nhẹ nhàng vùng lợi, vị trí mọc răng cũng như 2 bên má của bé.
  • Chà nhẹ nhàng để loại bỏ mảng bám tốt nhất.

Bổ sung đầy đủ vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé

Cung cấp vào khẩu phần ăn của bé những nhóm thực phẩm sau:

  • Canxi như cá, tôm, cua, đậu,.. sẽ giúp răng chắc khỏe hơn.
  • Vitamin D như cá hồi, lòng đỏ trứng, nấm,… sẽ giúp răng hấp thụ canxi tốt hơn cũng cung cấp đủ dưỡng chất cho răng và cơ thể.
  • Magie có trong đậu, bơ, hạnh nhân,.. giúp đẩy nhanh quá trình hấp thụ canxi, vitamin vào trong cơ thể.
  • Phospho như gà, thịt lợn,.. giúp duy trì xương răng và xương hàm phát triển vững chắc.

Lưu ý: Nên chế biến đúng cách như ở dạng lỏng, mềm, để bé dễ ăn, dễ nuốt, cũng như không gây đau nhức, ảnh hưởng tới vị trí mọc răng.

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé để răng và nướu luôn khỏe mạnh
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé để răng và nướu luôn khỏe mạnh

Chia nhỏ các bữa ăn

Khi bị đau nhức do mọc răng, bé thường cảm thấy biếng ăn và không muốn ăn nhiều lần một lúc. Lúc này, bố mẹ hãy chia nhỏ khẩu phần ăn cho bé, thay vì 3 bữa như cố định, thì hãy chia 5 – 6 bữa nhỏ trong ngày. Điều này giúp bé cảm thấy thoải hơn khi ăn, đồng thời vẫn cung cấp đủ dưỡng chất cho bé mỗi ngày.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên lưu ý, đút cho bé ăn nhẹ nhàng, từ từ. Không đề phần thìa chạm mạnh vào vị trí mọc răng vì sẽ khiến bé cảm thấy đau nhức và khó chịu hơn.

Lưu chọn vòng nhai nướu an toàn cho bé

Sản phẩm vòng nhai nướu giúp hạn chế tình trạng ngứa nướu trong giai đoạn mọc răng. Vòng nhai được làm bằng cao su và nhựa dẻo nên rất an toàn và lành tính đối với bé. Tuy nhiên, mẹ cũng cần mua hàng chính hãng tại những cơ sở uy tín.

Những loại vòng nhai nướu tốt trên thị trường mẹ nên tham khảo để sử dụng cho bé: Edison, PAPA, Moyuum, Piyopiyo, Marcus & Marcus…

Những hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng cửa được chia sẻ trong bài mong rằng sẽ giúp bố mẹ biết được tình trạng mọc răng trên thực tế của trẻ. Từ đó, giúp chăm sóc tốt hơn cho bé nhà mình trong giai đoạn mọc răng. Hãy chú ý chăm sóc bé trong giai đoạn chuẩn bị mọc răng cũng như đã mọc răng để bé nhà bạn trải qua thời gian mọc răng thoải mái nhất.

5/5 - (1 vote)

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher