Lấy cao răng xong bị tụt lợi? Sự thật như thế nào?

Lấy cao răng xong bị tụt lợi? Sự thật như thế nào?

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Lấy cao răng xong bị tụt lợi là một trong những hiểu lầm phổ biến của nhiều người khi điều trị răng miệng. Tuy nhiên, sự thật là lấy cao răng không gây ra tụt lợi, mà ngược lại, lấy cao răng là cách phòng ngừa tụt lợi hiệu quả. Bài viết này Nha khoa Shark sẽ giải thích cho bạn nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa tụt lợi, cũng như tầm quan trọng của việc lấy cao răng định kỳ.

Lấy cao răng xong bị tụt lợi

Tìm hiểu về tụt lợi

Tình trạng tụt lợi có nghĩa là phần nướu xung quanh của răng sẽ có xu hướng đi xuống sâu dưới răng, khiến chân răng bị nhô ra ngoài. Tình trạng này xuất hiện sẽ dẫn đến những ảnh hưởng như chảy máu chân răng, hôi miệng, sưng nướu, có nhiều vi khuẩn tích tụ.

Hiện nay, tình trạng tụt lợi sẽ có 2 loại đó chính là tụt lợi nhìn thấy bằng mắt thường. Loại còn lại là phần tụt lợi che phủ và không thể phát hiện bằng mắt, cần phải sử dụng máy dò quanh thân răng để xem xét về độ bám dính của nó.

Lấy cao răng xong không bị tụt lợi hay ảnh hưởng
Lấy cao răng xong không bị tụt lợi hay ảnh hưởng

Dấu hiệu nhận biết khi bị tụt lợi

Thông thường, tình trạng tụt lợi khi xuất hiện sẽ đi kèm với một số dấu hiệu mà bằng mắt thường có thể quan sát, cảm nhận được như:

  • Phần nướu bị co rút lại một cách rõ nét
  • Chân răng có dấu hiệu chảy máu và xuất hiện tổn thương sau khi đánh răng
  • Hơi thở xuất hiện mùi hôi khó chịu
  • Nướu răng tổn thương, sưng đỏ, gây cảm giác đau nhức
  • Phần chân răng bị lộ ra nhiều, đau nhức, có dấu hiệu ê buốt
  • Răng bắt đầu lung lay cũng như chịu nhiều tác động.
Răng tụt lợi sẽ có dấu hiệu lộ gốc chân răng và ảnh hưởng
Răng tụt lợi sẽ có dấu hiệu lộ gốc chân răng và ảnh hưởng

Vậy lấy cao răng xong bị tụt lợi hay không?

Câu trả lời là không. Lấy cao răng chỉ đơn giản là thủ thuật nha khoa nhằm loại bỏ hết những mảng bám, các cặn vôi hóa trên bề mặt răng bằng việc sử dụng những khí cụ nha khoa chuyên dụng. Từ đó, ngăn ngừa các dấu hiệu mảng bám vôi xuất hiện, hạn chế được tình trạng viêm nướu cũng như các bệnh lý về nha khoa.

Trên thực tế, khi áp dụng lấy cao răng chỉ tác động nhẹ để làm bong mảng bám ở vùng chân răng, không gây ảnh hưởng đến cấu trúc nướu xung quanh. Do đó, lấy cao răng hoàn toàn không gây nên dấu hiệu tụt lợi.

Tuy nhiên trong một số những trường hợp nếu tụt lợi xuất hiện sau khi lấy cao răng có thể là do mảng bám tích tụ quá lâu và lấn sâu vào dưới nướu răng. Tình trạng này đã gây nên những bệnh lý về viêm nha chu, viêm nướu. Trong trường hợp cạo vỏ những phần vôi răng cũng như các mảng bám bị loại sẽ xuất hiện tình trạng lộ chân răng, nhiều người nhầm tưởng đó là do lấy cao răng gây tụt lợi.

Lấy cao răng nhằm loại bỏ hết những mảng bám vôi hóa trên răng
Lấy cao răng nhằm loại bỏ hết những mảng bám vôi hóa trên răng

Khi tụt nướu phải làm như thế nào?

Khi răng bị tụt lợi sẽ xuất hiện những ảnh hưởng khác nhau, cụ thể như thức ăn dễ bị bám vào khi ăn uống. Bên cạnh đó, khoảng hở giữa tụt lợi sẽ là nơi để vi khuẩn xâm nhập dễ dàng, xuất hiện những bệnh lý nghiêm trọng.

Răng tụt lợi là nguyên nhân xuất hiện những bệnh về viêm nha chu, tiêu xương ổ răng, khiến răng yếu và ê buốt khi thực hiện. Vì có quá nhiều những ảnh hưởng xấu nên cần nhanh chóng tìm kiếm những giải pháp khác nhau để cải thiện tình trạng tụt lợi ở răng.

Trường hợp tụt lợi nhẹ

Khi có dấu hiệu răng tụt lợi, điều quan trọng nhất chính là bạn cần tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín để được bác sĩ chuyên khoa đánh giá tình trạng tụt lợi cụ thể. Nếu trong khoảng tụt lợi từ 3-5mm, phần nướu vẫn còn bám chắc vào răng, bác sĩ sẽ có thể áp dụng điều trị phục hồi nướu.

Các bác sĩ chuyên khoa thường sẽ làm láng gốc răng và cạo vôi răng để loại sạch hết những mảng bám. Sau đó khách hàng được chỉ định ngâm fluor hoặc những loại thuốc để điều trị viêm nướu, làm sạch vi khuẩn trong túi giữa nướu răng.

Trường hợp tụt lợi nhẹ có thể áp dụng lấy cao răng để cải thiện

Bên cạnh đó, nếu tụt lợi nhẹ, bạn có thể kết hợp sử dụng những bí quyết điều trị tại nhà đơn giản như:

  • Sử dụng mật ong: Nhờ tính kháng khuẩn, kháng sưng viêm và giảm mùi của mật ong mà bạn có thể cải thiện tình trạng tụt lợi nhẹ tại nhà hiệu quả. Chỉ cần uống nước mật ong pha loãng sẽ giúp nướu chắc khỏe hơn.
  • Trà xanh: Hàm lượng catechin có trong trà xanh sẽ giúp cho răng và nướu chắc chắn, từ đó giảm được dấu hiệu tụt lợi xuất hiện.
  • Nha đam: Việc dùng nha đam cũng có khả năng điều trị tụt lợi và phục hồi nướu tốt. Sử dụng gel bôi trực tiếp vào phần lợi, trộn thêm nha đam với kem đánh răng để bề mặt nướu có được sự chắc khỏe.

Trường hợp tụt lợi nặng

Một số trường hợp tụt lợi diễn biến nặng và xuất hiện các dấu hiệu ê buốt, nướu răng tổn thương và sưng đỏ, bạn có thể đến nha khoa uy tín và áp dụng một trong số những phương pháp như:

  • Phẫu thuật cắt nướu có chân nuôi để sớm khắc phục những dấu hiệu tụt lợi, hiện có những phương pháp như: Vạt bán nguyệt, vạt xoay chết, vạt trượt bên
  • Phẫu thuật ghép nướu: Phương pháp này sử dụng 1 lượng nhỏ mô từ vòm miệng, sau đó ghép vào những vị trí nướu răng đang tụt để cải thiện và thay thế, thực hiện các chức năng như bình thường.
  • Phẫu thuật vạt niêm mạc: Phương pháp này được các bác sĩ áp dụng bằng cách sử dụng màng sinh học với nguồn gốc tự nhiên, sau đó phục hồi mô và nướu như bình thường.
Thăm khám tại các bác sĩ nha khoa uy tín để có thể cải thiện tụt lợi nhanh chóng
Thăm khám tại các bác sĩ nha khoa uy tín để có thể cải thiện tụt lợi nhanh chóng

Làm thế nào để ngăn ngừa tụt nướu khi lấy cao răng?

Như đã chia sẻ, lấy cao răng không có gây ảnh hưởng hoặc xuất hiện dấu hiệu tụt lợi. Và để không có tình trạng tụt lợi diễn ra thì chắc chắn mỗi người cần chú ý chăm sóc, tuân thủ các hướng dẫn về vệ sinh răng miệng cũng như thường xuyên áp dụng phương pháp lấy cao răng.

Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, cạo vôi răng chính là phương pháp ngăn ngừa tình trạng tụt lợi hiệu quả. Khi cạo vôi răng định kỳ và thường xuyên, các mảng bám thức ăn thừa xuất hiện ở chân răng sẽ không vị vôi hóa. Từ đó, vi khuẩn không còn cơ hội tích tụ và xuất hiện những bệnh lý như viêm nướu, viêm nha chu, hạn chế tình trạng nướu răng ảnh hưởng. Cần thường xuyên lấy cao răng định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần để răng được đảm bảo về sức khỏe cũng như sớm phát hiện những ảnh hưởng bất thường.

Bên cạnh lấy cao răng định kỳ, bác sĩ khuyên khách hàng cần chú ý đánh răng thường xuyên sau bữa ăn, ít nhất 2- 3 lần mỗi ngày. Chú ý sử dụng những loại bàn chải mềm và dịu nhẹ. 

Trong quá trình vệ sinh răng chú ý dùng chỉ nha khoa, không dùng tăm xỉa gây ảnh hưởng đến răng. Bên cạnh đó chú trọng chế độ dinh dưỡng phù hợp, hạn chế dùng những thực phẩm cứng, không ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh cũng có thể tác động và ảnh hưởng đến cấu trúc chung.

Như vậy, qua bài viết này, chúng ta đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa tình trạng tụt lợi. Lấy cao răng xong bị tụt lợi là một hiểu lầm sai lầm, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng. Vì vậy, chúng ta nên thường xuyên chăm sóc răng miệng, đến khám và lấy cao răng định kỳ, tránh để cao răng tích tụ và gây tụt lợi.

Đánh giá bài viết

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher