Thực hiện lấy tủy răng có đau không?

Thực hiện lấy tủy răng có đau không?

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Quyết định thực hiện quy trình lấy tủy răng thường đi kèm với nhiều lo ngại, trong đó, một câu hỏi phổ biến là “Lấy tủy răng có đau không?” Đây là một quan tâm tự nhiên của nhiều người khi đối diện với quyết định quan trọng về chăm sóc nha khoa. Hãy cùng chúng tôi khám phá và giải đáp thắc mắc này để bạn có cái nhìn toàn diện về trải nghiệm lấy tủy răng.

Thực hiện lấy tủy răng có đau không?

Lấy tủy răng có đau không?

Quy trình lấy tủy răng thường không gây đau đớn do bệnh nhân được sử dụng các loại thuốc gây tê cục bộ. Trước khi bắt đầu quy trình, bác sĩ nha khoa sẽ áp dụng một loại thuốc tê cục bộ vào vùng xung quanh răng để làm tê cả nướu và răng. Nó giúp bệnh nhân không cảm nhận được đau khi quy trình đang diễn ra.

Sau khi tê, có thể có một số người cảm thấy một ít áp lực hoặc không thoải mái trong quá trình lấy tủy, nhưng đây thường không phải là đau đớn mà là cảm giác áp lực. Đối với những trường hợp phức tạp hoặc nếu có nhiều răng cần lấy tủy, bác sĩ nha khoa có thể đề xuất sử dụng các loại thuốc an thần để giúp bệnh nhân giữ được tinh thần thoải mái và thư giãn hơn.

Trong quá trình điều trị

Thực tế, kỹ thuật lấy tủy răng sẽ không gây đau đớn hoặc đau rất ít, do trước đó bác sĩ đã thực hiện gây cục bộ. Với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ hiện đại, kỹ thuật lấy tủy răng được thực hiện rất nhẹ nhàng và nhanh chóng.

Được thực hiện bởi bác sĩ giỏi và sử dụng lượng thuốc tê vừa đủ sẽ giúp việc hút tủy răng diễn ra thuận lợi, giúp bạn không cần lo lắng quá nhiều về những cơn đau.

Kỹ thuật lấy tủy răng sẽ không gây đau đớn hoặc đau rất ít, do trước đó bác sĩ đã thực hiện gây cục bộ
Kỹ thuật lấy tủy răng sẽ không gây đau đớn hoặc đau rất ít, do trước đó bác sĩ đã thực hiện gây cục bộ

Sau quá trình điều trị

Loại bỏ tủy viêm nhiễm đồng nghĩa với việc loại bỏ hại khuẩn, nhờ đó, tình trạng đau nhức và ê buốt sẽ hoàn toàn được chấm dứt. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, trong khoảng 1-2 giờ đầu tiên bạn sẽ cảm thấy răng hơi ê, tuy nhiên đây là biểu hiện thông thường do vết trám mới chưa thích ứng với môi trường khoang miệng, bạn không cần quá lo lắng.

Sau khoảng thời gian này, nếu bạn vẫn cảm thấy răng còn đau thì cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ nha khoa để kịp thời thăm khám và chữa trị, vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tủy hỏng chưa được loại bỏ hoàn toàn, hoặc có sai sót trong quá trình điều trị.

Quá trình các bước lấy tủy răng

Quy trình điều trị đóng vai trò rất lớn trong việc quyết định lấy tủy răng có đau không. Để đảm bảo tốt hiệu quả chữa trị và không gây đau đớn, quy trình lấy tủy răng cần được thực hiện theo các bước chuẩn y khoa. Cụ thể như sau:

  • Bước 1 – Thăm khám tổng quát: Mức độ viêm tủy và chiều dài ống tủy cần được xác định thông qua kết quả thăm khám tổng quát và chụp X-quang. 
  • Bước 2 – Vệ sinh khoang miệng và gây tê: Vệ sinh khoang miệng nhằm loại bỏ hại khuẩn và các yếu tố có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng. Sau đó, vị trí cần được điều trị tủy sẽ được gây tê cục bộ.
  • Bước 3 – Đặt đế cao su: Lấy tuỷ răng có đau không? Thao tác này có tác dụng ngăn chặn hóa chất rơi vào đường tiêu hóa.
  • Bước 4 – Lấy tủy: Trên bề mặt răng, bác sĩ sẽ mở đường thông với ống tủy, sau đó hút sạch tủy hỏng, tủy chết ra ngoài.
  • Bước 5 – Trám bít ống tủy: Sau khi loại bỏ tủy viêm nhiễm, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu chuyên dụng để trám bít ống tủy. Bạn có thể sử dụng phương pháp trám răng hoặc bọc răng sứ để phục hình răng.
Bạn có thể sử dụng phương pháp trám răng hoặc bọc răng sứ để phục hình răng sau khi điều trị tủy
Bạn có thể sử dụng phương pháp trám răng hoặc bọc răng sứ để phục hình răng sau khi điều trị tủy

>>>Xem thêm: Trám răng lấy tuỷ có đau không?

Cách giảm đau răng sau khi lấy tủy

Nếu sau khi lấy tủy răng nhưng vẫn còn cảm giác đau nhức, bạn không nên tùy ý mua và sử dụng thuốc giảm đau. Thay vào đó, bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của các cơ sở nha khoa uy tín để khắc phục vấn đề này. Căn cứ vào mức độ đau nhức, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và định hướng điều trị thích hợp.

  • Nếu cơn đau xuất phát do còn sót lại tủy viêm, bác sĩ sẽ phải gỡ bỏ miếng trám và tiến hành điều trị tủy lại từ đầu. Tuy nhiên, vì điều trị tủy lần 2 sẽ phức tạp hơn, nên cần được thực hiện bởi bác sĩ uy tín để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
  • Nếu cơn đau do trám răng sau khi lấy tủy không sát khít, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại miếng trám.
  • Nếu đau răng sau khi lấy tủy do thủng sàn hoặc thủng chóp, bác sĩ bắt buộc phải chỉ định nhổ bỏ chiếc răng này để bảo vệ sức khỏe của bạn.
  • Ngoài ra, để giảm đau răng sau khi lấy tủy ở những trường hợp thông thường, bạn cần vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách, đồng thời hạn chế ăn nhai ở vùng răng vừa lấy tủy. Tìm hiểu và lựa chọn nha khoa điều trị tủy uy tín cũng là tiêu chí quan trọng bạn cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Việc lấy tủy răng có đau hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả đặc tính cá nhân và kỹ thuật của bác sĩ nha khoa. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của công nghệ y tế hiện đại, nhiều bệnh nhân đã trải qua quy trình này mà không gặp phải đau đớn đáng kể.

5/5 - (1 vote)

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher