Ngủ dậy miệng đắng là bệnh gì? Cách chữa trị hiệu quả

Ngủ dậy miệng đắng là bệnh gì? Cách chữa trị hiệu quả

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Sau khi bừng tỉnh sau một đêm dài, bạn cảm thấy miệng mình có vị đắng, gây khó chịu khi mở đầu một ngày mới. Liệu đây là hiện tượng bình thường hay ẩn chứa bệnh gì. Hãy cùng chuyên mục Kiến thức nha khoa Shark tìm hiểu những chia sẻ về ngủ dậy miệng đắng là bệnh gì trong bài viết dưới đây để có thêm góc nhìn tổng quát hơn về tình trạng này.

Ngủ dậy miệng đắng là bệnh gì? Cách chữa trị hiệu quả

Ngủ dậy miệng đắng là bệnh gì?

Sau khi ngủ dậy, tình trạng đắng miệng xảy ra là hiện tượng bình thường do trước khi đi ngủ có ăn những đồ ăn có vị chua hoặc đắng. Tuy nhiên, nếu không phải do nguyên nhân này, đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý, ví dụ như một số bệnh nguy hiểm như: suy giảm chức năng gan, rối loạn tiêu hóa, trào ngược dịch mật,… Cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua thông tin sau:

Suy giảm chức năng gan

Trong Đông y, khi gan và mật bị rối loạn chức năng, tình trạng đắng miệng sẽ xảy ra kèm cùng với hiện tượng đau nhức hông sườn và tiêu hóa kém. Ngoài ra, bệnh viêm gan, gan nhiễm mỡ,…. cũng sẽ dẫn tới đắng miệng, cùng với đó là sự đau bụng dữ dội, buồn nôn hoặc sốt.

Rối loạn tiêu hóa

Khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản cũng sẽ gây ra vị đắng trong miệng. Một số triệu chứng khác thường gặp như ợ nóng, ợ chua, khó nuốt hoặc đau họng.

Trào ngược dịch mật

Dịch mật sẽ được tìm thấy ở gan, túi mật. Tình trạng trào ngược dịch mật xảy ra khi môn vị bị tổn thương. Chúng sẽ trào ngược lên dạ dày và thực quản, nên mọi người cảm nhận thấy vị đắng trong khoang miệng. Cùng với đó là những triệu chứng: ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn, ho khan, đắng miệng vào buổi sáng.

Tình trạng đắng miệng sau khi ngủ dậy cũng có thể là dấu hiệu của trào ngược dịch mật
Tình trạng đắng miệng sau khi ngủ dậy cũng có thể là dấu hiệu của trào ngược dịch mật

Trào ngược dạ dày thực quản

Trong trường hợp bạn có chế độ sinh hoạt kém khoa học, theo thời gian sẽ làm cơ vòng ở đầu dạ dày yếu đi và xuất hiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Lúc này, mọi người cảm thấy khó chịu ở vùng ngực, bụng. Đồng thời sẽ xuất hiện kèm theo hiện tượng đắng miệng.

Khô miệng

Khi cơ thể không đủ nước, có thể dẫn đến khô miệng và gây ra đắng miệng. Ngoài ra, tình trạng ngưng thở tạm thời trong lúc ngủ cũng sẽ khiến bạn khô miệng vào ban đêm, dẫn đến mỗi sáng thức dậy bị đắng miệng.

Bị tổn thương dây thần kinh

Dây thần kinh bị tổn thương cũng sẽ ảnh hưởng tới sự biến đổi vị giác ở mỗi người. Ví dụ như dây thần kinh số VII chi phối cơ mặt, bao gồm cả cơ kiểm soát vị giác. Do đó, khi tổn thương sẽ dẫn đến vị đắng trong khoang miệng.

Khi dây thần kinh liên quan tới cơ mặt bị tổn thương, tình trạng đắng miệng cũng rất dễ xảy ra
Khi dây thần kinh liên quan tới cơ mặt bị tổn thương, tình trạng đắng miệng cũng rất dễ xảy ra

Ngoài ra, tình trạng đắng miệng sau khi ngủ dậy cũng có thể do bạn đang mang thai, bởi lúc này nội tiết tố trong cơ thể đang bị thay đổi. Trong trường hợp bạn thường xuyên sử dụng thuốc để trị bệnh, tác dụng phụ của chúng cũng có thể gây đắng miệng.

Trong những trường hợp bị đắng miệng thỉnh thoảng và chấm dứt ngay, không kèm theo những triệu chứng khác, bạn không cần quá lo lắng. Nhưng khi đắng miệng thường xuyên, kèm theo nhiều triệu chứng khác, bạn cần đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

Bị đắng miệng khi ngủ dậy điều trị ra sao?

Để điều trị dứt điểm tình trạng đắng miệng, bạn cần xác định rõ nguyên nhân. Trong trường hợp chưa có thời gian đi thăm khám bác sĩ, bạn có thể áp dụng những cách sau:

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ đúng cách

Việc chải răng mỗi ngày giúp loại bỏ vi khuẩn, vị đắng trong khoang miệng hiệu quả. Bạn nên học đánh răng đúng cách để bảo vệ răng miệng. Cụ thể, cần chải răng mỗi lần đủ 2 – 3 phút, những mảng bám vi khuẩn trong khoang miệng sẽ được loại bỏ sạch. Bên cạnh đó, sử dụng thêm tăm nước, chỉ nha khoa, nước súc miệng để làm sạch tận sâu kẽ răng.

Ngoài vệ sinh răng răng nướu, bạn cũng đừng quên vệ sinh lưỡi. Đây là bộ phận tích tụ nhiều vi khuẩn trong khoang miệng nên sẽ sai lầm nếu như không vệ sinh mỗi ngày. Bạn có thể vệ sinh lưỡi bằng bàn chải đánh răng hoặc các dụng cụ vệ sinh chuyên dụng để làm sạch lưỡi hiệu quả.

Vệ sinh răng miệng đúng cách để hạn chế tình trạng đắng miệng xảy ra
Vệ sinh răng miệng đúng cách để hạn chế tình trạng đắng miệng xảy ra

Chú ý tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Về chế độ ăn uống, mọi người chú ý tới những điều sau:

  • Uống đủ nước lọc mỗi ngày, ít nhất là 2 lít để tránh tình trạng khô miệng – nguyên nhân chính gây đắng miệng. Đồng thời, hạn chế cà phê vì có thể khiến mảng bám tích tụ và hơi thở có mùi.
  • Hạn chế ăn các mọi cay nóng vì sẽ ảnh hưởng tới dạ dày, gây trào ngược dạ dày. Cùng với đó, một số thói quen xấu như thức khuya, nhịn ăn, hoặc ăn quá nó cũng nên loại bỏ để giữ cho dạ dày luôn khỏe mạnh.
  • Nhai keo singum thay vì hút thuốc lá. Mùi hương trong kẹo cao su cũng giúp loại bỏ mùi hôi và hương vị sẽ giúp lấn át vị đắng trong miệng. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp thay thế. Bạn có thể kết hợp cùng trong quá trình tìm hiểu nguyên nhân để loại bỏ tình trạng đắng miệng triệt để nhất.
  • Ăn trái cây có vị chua nhẹ: Nếu đắng miệng không phải do trào ngược dạ dày, việc ăn trái cây có vị chua nhẹ sẽ giúp làm sạch vị đắng trong khoang miệng. Đồng thời giúp làm sạch răng miệng hiệu quả.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh để bảo vệ sức khỏe cơ thể, đồng thời ngăn ngừa tình trạng đắng miệng xảy ra
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh để bảo vệ sức khỏe cơ thể, đồng thời ngăn ngừa tình trạng đắng miệng xảy ra

Chữa đắng miệng bằng các bài thuốc Đông y

Những bài thuốc Đông y được mọi người thực hiện và cho ra hiệu quả rõ rệt:

  • Bài Trúc nhự thanh vị ẩm

Chuẩn bị: Lô căn: 30g, Trúc nhự 12g, Bạch thược 10g, Thạch hộc (hoàng thảo dẹt) 10g, Chỉ xác 10g, Bạc hà 6g, Cam thảo 6g, Bồ công anh 15g, Mạch môn 15g, Thạch cao nung 30g.

Cách dùng: Sắc tất cả các vị thuốc với 500ml nước, dùng một ngày một tháng .

  • Bài Khổng thị thanh vị phương

Chuẩn bị: Tri mẫu 12g, Xạ can (đã bào chế) 12g, Mạch môn 10g, Sinh thạch cao 20g.

Cách dùng: Sắc tất cả các vị thuốc với 400ml nước, chia thành 2 lần uống trong ngày, trước bữa ăn.

Lưu ý về những bài thuốc Đông y: Không sử dụng với phụ nữ có thai, cho con bú hoặc trẻ em dưới 3 tuổi. Đối với những người bị tim mạch, huyết áp, tiểu đường cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Ngoài ra, trong thời gian sử dụng thuốc, nên kiêng đồ ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ.

Vị đắng dai dẳng khi ngủ dậy không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Sau lời giải đáp về “Ngủ dậy miệng đắng là bệnh gì”, hãy chủ động áp dụng những bí quyết đơn giản trong bài viết để xoa dịu vị đắng và cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Đánh giá bài viết

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher