Tục nhuộm răng đen có ý nghĩa gì đối với người Việt?

Tục nhuộm răng đen có ý nghĩa gì đối với người Việt?

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Tục nhuộm răng đen là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt từ thời xa xưa. Tuy thời điểm hiện tại không còn phổ biến nhưng vẫn để lại dấu ấn trong tâm thức của mỗi người. Vậy phong tục nhuộm đen răng có ý nghĩa gì? Tại sao nó lại bị lụi tàn theo thời gian? Cùng giải đáp trong thông tin dưới đây!

Tục nhuộm răng đen có ý nghĩa gì? Cách nhuộm như thế nào?

Lịch sử phong tục nhuộm răng đen trên thế giới

Phong tục nhuộm răng đen không chỉ có mặt ở tại Việt Nam, nó còn phổ biến ở nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Trung Quốc,… Cùng tìm hiểu nguồn gốc xuất hiện phong tục tại các nước ở dưới đây để hiểu rõ hơn.

Tục nhuộm răng đen của người Việt Nam

Tính đến thời điểm hiện tại, tục nhuộm răng đen tại Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu về mốc thời gian xuất hiện chính xác. Nguyên nhân là do trong cuốn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư không có nội dung chi tiết về tục lệ này. Thông thường, mọi người sẽ chỉ nhắc tới tục lệ ăn trầu và xăm mình.

Tuy nhiên, trong cuốn Lịch sử Việt Nam ở trang số 48 đã nhắc tới tục ăn trầu nhuộm răng đã có từ thời vua Hùng dựng nước. Không chỉ dừng lại ở đó, trong tác phẩm Hịch Tướng Sĩ của vua Quang Trung cũng có đề cập tới tục lệ này. Cụ thể tác phẩm có một đoạn sau:

“Đánh cho để dài tóc

Đánh cho để đen răng

Đánh cho nó chích luân bất phản

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.”

Sau khi trải qua nhiều thế hệ, mọi người đã thống nhất mốc thời gian xuất hiện tục lệ nhuộm răng đen xuất hiện từ trước thế kỷ XVIII. Với sự giao thoa văn hóa giữa các nước nên phong tục này đã không còn phổ biến như trước, nhưng đây vẫn là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt.

Tục lệ nhuộm răng đen ở Việt Nam được thống nhất xuất hiện từ thế kỷ XVIII
Tục lệ nhuộm răng đen ở Việt Nam được thống nhất xuất hiện từ thế kỷ XVIII

Tục nhuộm răng đen của người Nhật Bản

Cũng giống như nước ta, Nhật Bản cũng chưa xác định cụ thể mốc thời gian chính xác xuất hiện tục lệ này. Theo nhiều nguồn thông tin, ở Nhật thì tục lệ này có tên gọi là Ohagura, có từ thời Kofun và trở nên phổ biến vào thời Heian.

Tuy nhiên, đến năm 1870, Nhật Hoàng đã ban hành cấm tục lệ nhuộm răng đen. Do đó, đến thời điểm hiện tại thì tục lệ này đã hoàn toán hiện mất.

Do sự giao thoa văn hóa giữa nhiều nước, với mong muốn hướng tới sự tốt đẹp nhất, nên tục lệ nhuộm răng đen hiện nay đã trở thành một nét đẹp văn hóa của nhiều nước. Thông thường, mỗi năm các nước sẽ có một dịp để tưởng nhớ lại nét đẹp truyền thống này.

Ý nghĩa của tục nhuộm răng đen ở Việt Nam và Nhật Bản

Tại mỗi quốc gia, nhuộm răng đen sẽ mang một ý nghĩa khác nhau dựa theo nền văn hóa của họ. Cụ thể như sau:

Tại Việt Nam

Theo thông tin được lưu truyền lại, khi bạn nhuộm răng đen là sự đánh dấu của tuổi trưởng thành và bên cạnh đó để bảo vệ răng khỏi hiện tượng sâu răng. Trong xã hội thời xưa, tính cách của con người được thông qua vẻ đẹp bề ngoài của mỗi người và họ cho rằng, bạn trưởng thành khi răng bạn đã nhuộm đen.

Ngoài ra, nhuộm răng đen cũng để mọi người trong nước dễ phân biệt giữa người Việt và người Tàu. Phong tục này không phân biệt giai cấp, từ bậc vua chúa cho tới dân đen đều phải thực hiện phong tục này.

Ở Việt Nam, nhuộm răng đen thể hiện cho nét đẹp của sự trưởng thành
Ở Việt Nam, nhuộm răng đen thể hiện cho nét đẹp của sự trưởng thành

P hong tục nhuộm răng đen tại Nhật Bản

Còn với người Nhật Bản thì sao? Ban đầu, nhuộm răng đen là một tục lệ chỉ thấy ở phụ nữ. Ngoài tác dụng bảo vệ răng khỏi sâu thì đây cũng là biểu hiện cho thấy những người phụ đã đã lập gia đình. 

Về sau, khi thấy được công dụng bảo vệ răng thì những người đàn ông cũng dần làm theo. Mãi về sau, nhuộm răng đen chủ yếu xuất hiện ở phụ nữ Nhật Bản có gia đình, đàn ông quý tộc, gái mại dâm và những người phụ nữ làm trong giới nghệ thuật. Tại những vùng thôn quê thì họ chỉ thực hiện tục lệ nhuộm răng đen vào những dịp cưới hỏi hoặc ma chay.

Nhuộm răng đen ở Nhật Bản thể hiện cho những người phụ nữ đã lập gia đình
Nhuộm răng đen ở Nhật Bản thể hiện cho những người phụ nữ đã lập gia đình

Tại mỗi quốc gia, phong tục nhuộm răng đen có một ý nghĩa khác nhau. Tất cả đều thể hiện văn hóa và lối sống của người dân ở mỗi nước tại thời điểm đó.

Cách thức người Việt nhuộm răng đen

Theo nghiên cứu của các nhà sử học thì tục lệ nhuộm răng đen của người Việt sẽ có những điểm khác biệt so với những quốc gia khác. Cụ thể mỗi dân tộc tại Việt Nam sẽ có một cách nhuộm riêng:

Cách nhuộm răng đen của người Thái (Tày)

Đối với người Tày, tính đến thời điểm hiện tại thì chúng ta vẫn có thể dễ dàng bắt gặp những người lớn tuổi nhuộm răng đen. Đặc biệt chủ yếu là dân tộc Thái ở địa phận Sơn La hay Hòa Bình.

Thông thường, người Thái sẽ dùng nguyên liệu tự nhiên như quả mè hoặc bồ hóng để nhuộm răng đen. Họ sẽ chuẩn bị nguyên liệu trước 10 ngày và sẽ tiến hành nhuộm răng đen theo những bước sau:

  • Bước 1: Chọn những quả mè đen đạt tiêu chuẩn và đem bóc lấy vỏ.
  • Bước 2: Lấy vỏ bỏ vào cối và giã nát.
  • Bước 3: Sau đó đem để khô và ngâm vào nước, dùng lá chuối khô để buộc chặt lại.
  • Bước 4: Tiếp theo, đeo nướng lên và giã nhỏ một lần nữa cho thành bột mịn.
  • Bước 5: Lấy số vỏ mè vừa giã được đem trộn với bồ hóng để cho ra một hỗn hợp đặc sệt và bôi lên răng.
  • Bước 6: Để qua đêm và làm liên tục trong vòng 3 – 5 ngày đến khi răng đen là thành công.

Khi nhuộm răng đen theo cách của người Tày, bạn sẽ cảm thấy đau nhức và ê buốt trong khoảng thời gian đầu. Để có được màu đen như ý thì sau 3 tháng bạn cần nhuộm lại một lần.

Người Tày thường nhuộm răng đen bằng các nguyên liệu tự nhiên như quả mè hoặc bồ hóng
Người Tày thường nhuộm răng đen bằng các nguyên liệu tự nhiên như quả mè hoặc bồ hóng

Cách nhuộm răng đen của người Kinh

Quy trình nhuộm răng đen của người Kinh cũng sẽ tương tự với người Tày, tuy nhiên, về nguyên liệu sẽ có nhiều thành phần khác nhau. Người Kinh sẽ dùng bột nhựa cánh kiến, nước cốt chanh và nhựa của gáo dừa để nhuộm đen răng.

Để thực hiện, bạn cần làm theo 3 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Chuẩn bị

Trong 3 ngày đầu tiên, dùng vỏ cau khô trộn với bột than và muối hột để chải răng hoặc xỉa răng.

Trước ngày nhuộm đen răng 1 ngày, bạn lấy rượu trắng hòa với nước cốt chanh và sử dụng để ngậm hoặc súc miệng. Cách làm này khiến men răng mài mòn bớt đi và tăng độ hiệu quả trong quá trình nhuộm.

Do bước làm mòn men răng nên trong giai đoạn này sẽ thường gây ra cảm giác đau nhức cho răng. Bên cạnh đó còn gây sưng, ê buốt cho miệng, môi, lưỡi và vòm họng.

  • Giai đoạn 2: Nhuộm răng

Chuẩn bị thuốc nhuộm từ 7 – 10 ngày theo đúng tỷ lệ, sau đó trét thuốc nhuộm lên lá chuối, lá dừa hoặc lá cau rồi đặt lên vùng răng cần nhuộm. Thời gian thích hợp để nhuộm là vào mỗi buổi tối. Trong quá trình nhuộm, cần thay thuốc nhuộm vào lúc nửa đêm và để đến sáng để đạt hiệu quả.

Vào sáng hôm sau, bạn cần súc miệng lại với nước mắm hoặc nước cải chua để các chất thuốc trong khoang miệng được thải hết ra ngoài. 

Đặc biệt lưu ý: Trong quá trình nhuộm, cần ngậm chặt miệng để thuốc nhuộm không bị rớt ra ngoài. Trong giai đoạn này, đối với việc ăn uống, bạn nên nuốt thức ăn, không được nhai. Vì vậy, hãy chọn những thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp, canh,…

Lưu ý khi nhuộm răng cần ngậm chặt miệng để thuốc nhuộm không rớt ra ngoài
Lưu ý khi nhuộm răng cần ngậm chặt miệng để thuốc nhuộm không rớt ra ngoài
  • Giai đoạn 3: Nhuộm đen

Lúc này, răng đã chuyển sang màu đỏ như màu của cánh kiến. Bạn tiếp tục sử dụng hỗn hợp phèn đen và nhựa cánh kiến để phết lên răng trong vòng 2 ngày. Cuối cùng, lấy nhựa gáo dừa đun trên lửa lớn để nguội đánh bóng răng. Lớp nhựa này có tác dụng như một lớp men phủ bảo vệ thân răng.

Đến lúc này, bạn sẽ có một hàm răng đen bóng như mong đợi. Cách làm này sẽ giúp bạn có hàm răng đen trong vòng 20 – 30 năm nếu chăm sóc đúng cách. 

Tuy nhiên, để hàm răng luôn đen bóng, bạn cần nhuộm lại sau mỗi năm để màu răng không bị loang lổ gây mất thẩm mỹ.

Lý do nào tục nhuộm răng đen không còn phổ biến tại Việt Nam?

Hiện nay, với sự giao thoa văn hóa và sự phát triển của công nghệ hiện đại nên những phong tục cũng có sự thay đổi. Vào năm 1858, khi thực dân Pháp đô hộ vào nước ta thì tục nhuộm răng đen đã có dấu hiệu lụi tàn. Lúc này, con người mới trong thế hệ mới sẽ hình thành những lối sống mới. 

Khi công nghệ hiện đại phát triển và sự giao thoa văn hóa giữa các nước được mở rộng thì tục lệ nhuộm răng đen dần biến mất
Khi công nghệ hiện đại phát triển và sự giao thoa văn hóa giữa các nước được mở rộng thì tục lệ nhuộm răng đen dần biến mất

Thêm vào đó, người Việt dần có nhận thức rằng: một hàm răng chắc khỏe và trắng sáng sẽ có sức hút hơn so với những hàm răng đen. Do đó, tục nhuộm răng đen cũng dần dần biến mất. Tuy nhiên, nếu bạn đến những vùng núi phía Bắc thì vẫn còn thấy tục lệ này ở những người lớn tuổi.

Cho dù mọi thứ có thay đổi, có phát triển thì nhuộm răng đen vẫn là một phong tục, một nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của nước Việt Nam.

Vừa rồi là những chia sẻ của Nha Khoa Shark là tục nhuộm răng đen của người Việt thời xưa. Cho dù đã không còn tồn tại trong xã hội hiện nay, nhưng nó vẫn là một nét đẹp văn hóa của người Việt, ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người.

 

5/5 - (1 vote)

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Video liên quan

background-video icon--play

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1 mb
Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher