Nổi đẹn ở nướu răng là gì? Bật mí nguyên nhân và cách điều trị

Nổi đẹn ở nướu răng là gì? Bật mí nguyên nhân và cách điều trị

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Chứng nổi đẹn ở nướu răng có thể xuất hiện ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, trẻ em là nhóm đối tượng dễ mắc phải nhất. Đây là một dạng nhiễm trùng răng miệng. Dù không tác động nhiều đến sức khỏe nhưng làm ảnh hưởng đời sống thường ngày. Hãy theo dõi bài viết sau đây, chuyên mục bệnh lý răng miệng sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này.

Nổi đẹn ở nướu răng

Sơ lược về nổi đẹn ở nướu răng

Nổi đẹn nướu răng còn được gọi là đẹn miệng hoặc đẹn lưỡi. Đôi nét về nổi đẹn nướu răng, đây là một dạng nhiễm trùng răng miệng do nấm Candida Albicans gây ra. Loại nấm này là 1 dạng tồn tại tự nhiên ở trong khoang miệng và đường tiêu hóa của con người. 

Khi gặp được môi trường lý tưởng, cụ thể là khi hệ miễn dịch của con người bị suy giảm, nấm Candida Albicans sẽ không ngừng phát triển và sinh sôi. Điều này làm cho niêm mạc miệng bị tổn thương.

Chính sự phát triển bất thường của nấm Candida Albicans làm cho nướu răng của bạn bị nổi đen. Lúc này, trên lưỡi của bạn sẽ có lớp màu trắng mịn, có nốt mủ ở má trong hoặc trên nướu răng và các bộ phận khác trong khoang miệng. Thực chất, đây chính là kết quả của nấm tăng sinh, chúng tạo ra màng mủ trên mô mềm nhằm mục đích chống lại sự tấn công của hệ thống miễn dịch. 

Nổi đẹn ở nướu răng là bệnh lý phát sinh bởi nấm Candida Albicans
Nổi đẹn ở nướu răng là bệnh lý phát sinh bởi nấm Candida Albicans

Nổi đẹn ở nướu răng và biểu hiện nhận biết

Để phân biệt nổi đẹn nướu răng với các bệnh lý khác, bạn có thể dựa vào các biểu hiện sau đây:

  • Có những vết loét nhỏ xuất hiện trên nướu răng. Chúng có màu trắng hoặc màu vàng nhạt.
  • Xung quanh niêm mạc miệng bị sưng đỏ.
  • Bạn có cảm giác đau ở nướu răng, nhất là khi ăn uống, hoặc khi nuốt nước bọt và đánh răng.
  • Thân nhiệt đột nhiên bị tăng cao.

Ở thời gian đầu, đẹn miệng chỉ xuất hiện dưới dạng những đốm nhỏ li ti. Chúng sẽ có màu trắng đục hoặc vàng nhạt, bao quanh là 1 vòng màu đỏ. Sau đó, đen miệng sẽ nhanh chóng lan rộng, phát triển thành những vết loét tròn, thường là có màu trắng sữa. Kích thước đẹn miệng ở thời điểm này rơi vào khoảng 3-10mm, một số trường hợp có thể lớn hơn. Khi bị nổi đẹn ở nướu răng, bạn chỉ cần quan sát quanh nướu, lưỡi, môi, má sẽ thấy dấu hiệu bất thường.

Đẹn miệng là những đốm trắng nhỏ có màu vàng nhạt hoặc trắng sữa ở trên nướu, môi, má,...
Đẹn miệng là những đốm trắng nhỏ có màu vàng nhạt hoặc trắng sữa ở trên nướu, môi, má,…

Thật ra, đẹn miệng không phải là bệnh lý răng miệng đe dọa nhiều đến sức khỏe của bạn. Bệnh lý này thường xuất hiện và tự biến mất sau khoảng 7-10 ngày, không để lại sẹo hay biến chứng. Vì vậy, bạn không cần phải quá lo lắng.

Tuy nhiên, sự tồn tại của đẹn miệng ít nhiều làm bạn cảm thấy khó chịu trong đời sống sinh hoạt thường ngày. Cơ bản nhất chính là cảm giác đau, rát khi ăn uống hoặc đánh răng. Triệu chứng này tuy không nguy hiểm, nhưng lại làm chất lượng đời sống giảm xuống. Điều này đòi hỏi bạn cần đầu như nhiều thời gian để chăm sóc vùng nướu bị tổn thương. 

Nguyên nhân gây nổi đẹn ở nướu răng

Nguyên nhân chủ yếu nhất gây nổi đẹn miệng chính là sự tăng sinh bất thường của nấm Candida Albicans. Nhưng loại nấm này sinh trưởng nhanh chóng do đâu? Đó là do miễn dịch cơ thể bị suy giảm, yếu tố lý sinh, thay đổi Hormone, sử dụng kháng sinh,… Sau đây, nha khoa Shark sẽ cụ thể hơn về các nguyên nhân gây nổi đẹn nướu răng.

  • Bị tổn thương miệng: Răng và các mô mềm trong khoang miệng dễ bị tổn thương khi bạn ăn thức ăn cứng hoặc sử dụng vật dụng sắc nhọn, dùng lực đánh răng mạnh,… Tổn thương trong miệng là cơ hội để vi khuẩn và nấm Candida Albicans sinh sôi.
  • Bệnh lý răng miệng: Sâu răng, viêm nướu răng, viêm nha chu,… không được điều trị kịp thời và đúng cách là nguyên nhân phổ biến làm nổi đẹn ở nướu răng.
  • Chất Sodium Lauryl Sulfate: Hoạt chất này thường có trong các loại kem đánh răng hoặc nước súc miệng. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ hoạt chất trong sản phẩm vượt mức cho phép sẽ rất dễ gây nổi đẹn miệng.
  • Thay đổi nội tiết tố: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong thời kỳ kinh nguyệt có tỷ lệ nổi đẹn miệng cao hơn so với người bình thường. 
  • Tác dụng phụ của thuốc: Nếu bạn sử dụng thuốc Nicorandil trong thời gian dài, bạn có thể bị nổi đẹn ở miệng. Đây được xem là tác dụng phụ thường thấy nhất của loại thuốc này.
  • Nhiễm trùng miệng: Khoang miệng bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn và virus cũng gây nổi đẹn miệng.
  • Tình trạng tâm lý: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những người thường xuyên bị căng thẳng, lo lắng và mất ngủ sẽ dễ bị nổi đẹn miệng hơn người có sức khỏe tinh thần bình thường.
Xác định chính xác nguyên nhân gây nổi đẹn miệng sẽ giúp bạn điều trị bệnh lý hiệu quả hơn
Xác định chính xác nguyên nhân gây nổi đẹn miệng sẽ giúp bạn điều trị bệnh lý hiệu quả hơn

Xác định chính xác nguyên nhân nổi đẹn ở nướu răng có vai trò rất quan trọng đối với việc điều trị bệnh lý này. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng. 

Bật mí cách khắc phục nổi đẹn ở nướu răng tại nhà

Tuy không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn, nhưng nổi đẹn miệng gây cảm giác rất khó chịu. Vì vậy, bạn cần khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt để cải thiện chất lượng đời sống và tinh thần. Nha khoa Shark khuyến khích bạn nghỉ ngơi hợp lý, vệ sinh răng miệng thường xuyên, ăn uống đầy đủ dưỡng chất để có sức khỏe tốt,…

Nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý

Những thông tin trước đó đã khẳng định rằng, tâm trạng căng thẳng, lo lắng, stress là 1 trong những nguyên nhân gây nổi đẹn ở nướu. Vì vậy, để nhanh chóng khắc phục vấn đề này, bạn cần xây dựng kế hoạch nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý. Khi tinh thần thoải mái, sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân của bạn sẽ tốt hơn rất nhiều.

Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất

Nếu cơ thể bị thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu như: Vitamin B12, Vitamin B6, Axit Folic, kẽm,… thì rất dễ bị nổi đẹn ở nướu răng. Do đó, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu các chất kể trên chính là cách khắc phục đẹn miệng hiệu quả. 

Song song với đó, bạn cũng cần hạn chế ăn nhiều thức ăn cay nóng. Vì đẹn miệng rất nhạy cảm với nhiệt độ, nhóm thức ăn này có thể làm bạn cảm thấy bị đau rát khi đang nổi đẹn. 

Để khắc phục nổi đẹn ở nướu răng, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Để khắc phục nổi đẹn ở nướu răng, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách

Để có sức khỏe răng miệng tốt, bạn cần có cách chăm sóc răng miệng khoa học và thường xuyên. Mỗi ngày, bạn cần đánh răng ít nhất 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối. Bạn nên ưu tiên sử dụng loại bàn chải đánh răng có lông chải mềm mịn để không làm trầy xước mô mềm trong khoang miệng. Ngoài đánh răng, bạn hãy dùng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch răng miệng tối ưu hơn.

Sử dụng 1 số nguyên liệu dân gian

Có một số loại nguyên liệu tự nhiên có tác dụng chữa nổi đẹn miệng rất tốt. Chẳng hạn như: Mật ong, khế chua, cỏ mực, cà chua,… Đây là các mẹo vặt được lưu truyền trong dân gian, rất an toàn nên bạn có thể an tâm áp dụng.

Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Điều này rất quan trọng, đặc biệt là với những người đang sử dụng thuốc hoặc đang chữa trị một số bệnh lý khác.

Bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu dân gian để khắc phục đẹn miệng
Bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu dân gian để khắc phục đẹn miệng

Trường hợp nổi đẹn ở nướu răng cần đi khám

Ở đa số trường hợp, đẹn miệng sẽ tự hết sau khoảng 7-10 ngày mà không cần can thiệp các thủ thuật nha khoa nào. Tuy nhiên, nếu đẹn miệng xuất hiện kèm theo 1 trong những triệu chứng sau đây thì bạn cần nhanh chóng đến cơ sở uy tín để thăm khám:

  • Vết loét bị đau nhức dữ dội.
  • Kích thước vết loét lớn hơn nhiều so với bình thường.
  • Bạn bị sốt cao, thân nhiệt lên đến 40 độ C và khó cắt sốt.
  • Đã sau 7-10 ngày nhưng vết loét ở nướu răng không có dấu hiệu bình phục.

Các triệu chứng kể trên có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng nặng. Vì vậy, bạn không nên chủ quan mà cần gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và kết luận nguyên nhân. 

Liên hệ đặt lịch hẹn!

Artboard 8

Gợi ý cách phòng tránh nổi đẹn ở nướu răng

Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục đẹn miệng là việc làm cần thiết, nhưng chưa đủ để bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình. Để không phải đối mặt với cảm giác khó chịu, bạn cần biết cách phòng ngừa nổi đẹn miệng. Sau đây là 1 số lời khuyên của bác sĩ tại nha khoa Shark:

  • Bạn cần hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng. Nhóm thực phẩm này không chỉ làm miệng nổi đẹn mà còn có thể làm mặt nổi mụn, nổi mẩn ngứa, tích tụ nhiều độc tố trong cơ thể.
  • Hãy hạn chế uống nhiều trà, cà phê, hoặc ăn nhiều thức ăn nhiều dầu mỡ.
  • Hãy uống nhiều nước mỗi ngày để giúp cho cơ thể giải phóng nhiệt lượng tốt hơn.
  • Tần suất đánh răng tối thiểu mỗi ngày là 2 lần. Ngoài đánh răng, bạn còn cần dùng thêm nước súc miệng, chỉ nha khoa, bàn chải kẽ răng,…
  • Hãy kiểm tra kỹ thành phần của kem đánh răng trước khi sử dụng. Bạn không nên sử dụng sản phẩm có chứa thành phần Sodium Lauryl Sulfate.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao cũng là cách phòng ngừa nổi đẹn miệng rất hiệu quả.
  • Bạn hãy tuân thủ lịch khám răng định kỳ 3-6 tháng 1 lần để đảm bảo răng miệng luôn khỏe mạnh.
Thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý cũng là cách phòng ngừa nổi đẹn miệng rất hiệu quả, được bác sĩ khuyến khích thực hiện
Thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý cũng là cách phòng ngừa nổi đẹn miệng rất hiệu quả, được bác sĩ khuyến khích thực hiện

Nổi đẹn ở nướu răng là bệnh về răng miệng rất phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Tuy không nghiêm trọng, nhưng đẹn miệng gây cảm giác khó chịu nên bạn cần khắc phục đúng cách. Nếu bạn cần được hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng đúng chuẩn, hãy liên hệ với nha khoa Shark, các bác sĩ tại đây sẽ sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành cùng bạn. Nha khoa Shark chính là địa chỉ đáng tin cậy, luôn đồng hành cùng bạn với sứ mệnh “Hơn cả nụ cười”. Nơi đây luôn ứng dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại nhất để giúp bạn chăm sóc sức khỏe răng miệng. Hãy nhanh chóng đặt lịch cùng nha khoa Shark ngay hôm nay.

Đánh giá bài viết

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X