Áp xe nha chu: Nguyên nhân và cách điều trị

Áp xe nha chu: Nguyên nhân và cách điều trị

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Áp xe nha chu là một trong những loại bệnh lý răng miệng nguy hiểm hiện nay, tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe răng miệng và cơ thể. Hãy cùng chuyên mục kiến thức bệnh lý răng miệng tìm hiểu rõ những nguyên nhân gây ra tình trạng áp cũng như cách điều trị sẽ giúp ngăn ngừa được bệnh lý này và bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng.

Áp xe nha chu

Áp xe nha chu là gì?

Áp xe nha chu là tình trạng nhiễm trùng cục bộ ở các mô liên kết quanh chân răng. Tình trạng áp xe thường xuất hiện ở phần hở giữa nướu và răng, có chứa các túi mủ gọi là túi nha chu.

Bệnh lý này sẽ phá hủy nhanh chóng dây chằng nha chu và phần xương ổ răng liền kề. Nếu không điều trị sớm, tình trạng nhiễm trùng sẽ lây lan ra toàn bộ khoang miệng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng. 

Áp xe nha chu là tình trạng viêm nhiễm cục bộ xung quanh chân răng
Áp xe nha chu là tình trạng viêm nhiễm cục bộ xung quanh chân răng

Nguyên nhân bị áp xe nha chu

Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng áp xe đó là do bạn đã từng mắc bệnh viêm nha chu nhưng không điều trị sớm. Vi khuẩn trong túi nha chu sẽ tích tụ nhiều và gây viêm nhiễm nặng, phá hủy phần chân răng. Ổ viêm phát triển và hình thành các túi nha chu chứa nhiều mủ.

Ngoài ra, sau khi điều trị viêm nha chu, tình trạng áp xe có thể xuất hiện do các túi mủ chưa được làm sạch triệt để hoặc bị vi khuẩn xâm nhập vào.

Bên cạnh bệnh viêm nha chu, tình trạng này còn do một số nguyên nhân sau đây gây ra:

  • Thuốc kháng sinh: Nhiều người bị viêm nha chu nhưng không thực hiện điều trị, đồng thời sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc bôi chữa viêm nha chu để điều trị bệnh lý cơ thể sẽ có nguy cơ bị áp xe sau khoảng thời gian ngắn. Bởi thuốc kháng sinh có thể gây ra hiện tượng bội nhiễm vi khuẩn và hình thành các túi mủ nha chu.
  • Chấn thương mô nha chu: Mô nha chu không may bị chấn thương trong quá trình ăn uống sẽ dễ bị vi khuẩn gây viêm nhiễm và phát triển thành các ổ áp xe.
  • Bít tắc túi nha chu: Khi túi nha chu bị bít tắc do mảng bám, thức ăn, dị vật,…  sẽ làm hạn chế khả năng đào thải vi khuẩn, tạo cơ hội cho vi khuẩn tích tụ ngày một nhiều và hình thành túi mủ nha chu.
  • Bệnh tiểu đường: Ở những người bị tiểu đường, hệ thống miễn dịch thường yếu, khả năng diệt vi khuẩn không cao; đồng thời có sự chuyển hóa collagen và biến đổi mạch máu nên sẽ dễ bị viêm nhiễm, nguy cơ cao bị áp xe.
Tình trạng áp xe viêm nha chu chủ yếu do viêm nha chu và nhiều nguyên nhân khác gây ra
Tình trạng áp xe viêm nha chu chủ yếu do viêm nha chu và nhiều nguyên nhân khác gây ra

Dấu hiệu của áp xe nha chu là gì?

Bạn có thể nhận biết tình trạng áp xe viêm nha chu thông qua những triệu chứng:

  • Vùng nướu quang vị trí bị áp xe chân răng có màu sắc bất thường, bị sưng đỏ.
  • Xuất hiện các ổ nhiễm trùng chứa túi mủ ở phần chân răng hoặc hình thành các lỗ dò.
  • Lấy tay chạm hoặc ấn nhẹ vào thấy đau nhức và có thể bị chảy mủ, máu.
  • Răng bị lung lay do áp xe sưng to khiến nướu không thể bám chắc vào răng.
  • Bị hôi miệng.
  • Có thể bị sốt nhẹ hoặc sưng hạch bạch huyết.

Bệnh lý này nếu không được trị dứt điểm kịp thời sẽ khiến vi khuẩn phát triển mạnh hơn, phá hủy phần xương ổ răng và gây ra nhiều biến chứng răng miệng như: Hoại tử mô, tiêu xương ổ răng,… 

Thậm chí, trong một số trường hợp nghiêm trọng, nhiễm trùng lan sang các bộ phận khác trong miệng dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng máu và đe dọa tới tính mạng.

Cách điều trị áp xe nha chu

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc phải bệnh áp xe viêm nha chu, bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời. Tùy vào mức độ viêm nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

  • Trường hợp trong giai đoạn cấp tính, bác sĩ sẽ tiến hành rạch dẫn lưu mủ, loại bỏ hết phần mủ và rửa sạch ổ áp xe. Sau đó, khách hàng được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh giảm đau và kháng viêm.
  • Trường hợp bị tổn thương nghiêm trọng, khách hàng cần thực hiện phẫu thuật để điều trị tình trạng nhiễm trùng và loại bỏ triệt để mủ áp xe.
  • Trường hợp bị vi khuẩn tấn công nặng nề và không thể điều trị bảo tồn, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng và làm sạch mủ áp xe, giúp hạn chế đau nhức cho khách hàng và tránh lây nhiễm khắp khoang miệng. Sau khi nhổ răng, khách hàng có thể thực hiện cấy ghép Implant để cải thiện hình dáng, chức năng của răng. 
Tùy theo mức độ viêm nhiễm, bác sĩ điều trị bằng phương pháp phù hợp
Tùy theo mức độ viêm nhiễm, bác sĩ điều trị bằng phương pháp phù hợp

Làm thế nào để ngăn ngừa áp xe nha chu?

Để ngăn ngừa bệnh lý áp xe viêm nha chu, bạn cần chú ý một số điều sau đây:

  • Điều trị triệt để viêm nha chu, tránh để tình trạng viêm nhiễm tiến triển nghiêm trọng, hình thành những ổ áp xe và các biến chứng nguy hiểm khác.
  • Chăm chỉ vệ sinh răng miệng đúng cách. Đánh răng 2-3 lần/ngày, sử dụng bàn chải lông mềm để đánh răng và chải răng nhẹ nhàng. Nên dùng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt cho răng miệng. Hạn chế ăn đồ ngọt, uống nước có gas, cà phê, bia, rượu,…
  • Đến nha khoa uy tín khám răng định kỳ khoảng 6 tháng/lần. 

Tóm lại, bạn không nên chủ quan và xem nhẹ tình trạng áp xe nha chu. Đây là một bệnh lý răng miệng cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng và cơ thể. Khi phát hiện triệu chứng áp xe, bạn nên nhanh chóng tới nha khoa để được xử lý kịp thời, điều trị càng sớm hiệu quả càng cao.

Đánh giá bài viết

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X