- Mặc định
- Lớn hơn
Viêm nướu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến thứ 2, chỉ đứng sau sâu răng. Nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách, viêm nướu răng sẽ chuyển biến nặng hơn, đe dọa nhiều đến sức khỏe của bạn. Có nhiều người thắc mắc “Viêm nướu răng có nên ngậm nước muối không?”. Ngay trong bài viết sau đây, nha khoa Shark sẽ cùng bạn tìm hiểu về chủ đề này.
Viêm nướu răng có nên ngậm nước muối không?
Bác sĩ khuyến khích bạn nên ngậm nước muối khi đang bị viêm nướu răng. Ngậm nước muối có tác dụng làm sạch và loại bỏ vi khuẩn gây hại trong khoang miệng, hỗ trợ giảm tình trạng sưng viêm và đau nhức.
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng, ngậm nước muối không phải là cách chữa viêm nướu răng dứt điểm. Để xóa bỏ hoàn toàn tình trạng viêm nhiễm ở nướu răng, bạn cần phải đến nha khoa tiếp nhận điều trị chuyên sâu.
Ngậm nước muối khi đang bị viêm nướu răng mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích. Chẳng hạn như:
- Tăng hiệu quả làm sạch nướu răng, loại bỏ mảng bám tích tụ và sự tồn tại của vi khuẩn gây bệnh.
- Nước muối được biết đến với công dụng kháng khuẩn, kháng viêm vượt trội, hỗ trợ giảm sưng đỏ, giảm chảy máu nướu răng rất tốt.
- Bác sĩ công nhận, dùng nước muối súc miệng khi bị viêm nướu răng có tác dụng giảm đau.
Như vậy, súc miệng bằng nước muối là cách hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị viêm nướu răng. Tuy không phải là giải pháp chữa dứt điểm bệnh lý này, nhưng là cách cải thiện sức khỏe răng miệng được bác sĩ đánh giá cao. Bạn có thể xem hướng dẫn cách pha nước muối tai bài viết: Hướng dẫn cách pha nước muối súc miệng chuẩn y khoa
Hướng dẫn cách ngậm nước muối đúng cách
Như vậy, bạn đã có lời giải đáp cho câu hỏi viêm nướu răng có nên ngậm nước muối không. Để có được hiệu quả làm sạch răng, cải thiện viêm nhiễm tốt nhất, bạn cần ngậm nước muối đúng cách. Sau đây là 1 vài bước thực hiện cơ bản:
- Hòa tan 1 muỗng cà phê muối với 250ml nước ấm (khoảng 40 độ C).
- Ngậm 1 lượng nước muối vừa đủ trong khoang miệng.
- Bạn duy trì thời gian ngậm nước muối trong khoảng 30 giây, tiếp tục súc miệng bằng lượng nước muối này trong 30 giây kế tiếp. Điều này giúp cho nước muối tiếp xúc với toàn bộ khoang miệng, tránh để vi khuẩn và mảng bám còn tồn đọng trên răng.
- Nhổ bỏ lượng nước muối vừa rồi và tiếp tục súc miệng với cách tương tự lần thứ 2. Trong lần này, bạn cần ngậm nước muối trong khoảng 1 phút. Lần này, lượng vi khuẩn còn lại sẽ được làm sạch hoàn toàn.
- Sau cùng, bạn súc miệng lại bằng nước sạch, không để nước muối tồn đọng trong khoang miệng. Vì nước muối còn đọng lại trong thời gian dài có thể làm tổn thương niêm mạc miệng.
Tuy ngậm nước muối sẽ góp phần hỗ trợ cho quá trình điều trị viêm nướu răng, nhưng bạn không nên ngậm nước muối quá lâu. Bác sĩ khuyến nghị, thời gian ngậm nước muối tối đa là 2-3 phút, súc miệng bằng nước muối thì trung bình 30 giây. Đây là khung thời gian an toàn để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn.
Ngoài công dụng hỗ trợ chữa viêm nướu răng, ngậm nước muối đúng cách còn giúp bạn cải thiện 1 số vấn đề về bệnh lý răng miệng. Chẳng hạn như: Giảm đau nhức ở vết loét trong miệng, cải thiện bệnh hôi miệng, làm dịu cơn đau họng,… Song song với đó, bạn hãy áp dụng thêm các phương pháp điều trị chuyên sâu, cả 2 cách thức sẽ bổ trợ cho nhau, giúp cho sức khỏe răng miệng của bạn ngày càng tốt hơn.
Ngậm nước muối khi bị viêm nướu răng cần lưu ý gì?
Không chỉ riêng về câu hỏi viêm nướu răng có nên ngậm nước muối không, những lưu ý cần biết khi ngậm nước muối cũng là chủ đề bạn cần tìm hiểu. Theo ý kiến của bác sĩ, bạn cần đặc biệt chú tâm đến các vấn đề sau:
- Nồng độ nước muối lý tưởng nhất là 0,9% (9g muối tinh khiết hòa tan trong 1 lít nước). Tuyệt đối không súc miệng bằng nước muối có nồng độ quá cao hoặc ngậm muối nguyên chất trong miệng. Vì việc làm này sẽ làm cho niêm mạc miệng bị tổn thương.
- Sau khi ngậm nước muối, bạn cần súc miệng lại thật kỹ bằng nước sạch, không để nước muối còn sót lại trong khoang miệng.
- Ngậm nước muối, súc miệng bằng nước muối thôi là chưa đủ. Bạn còn cần vệ sinh răng miệng đúng cách và thường xuyên.
- Ngậm nước muối khi đang bị viêm nha chu chỉ là giải pháp hỗ trợ trong quá trình điều trị chuyên sâu, không thể dùng làm phương pháp chữa bệnh lâu dài. Vì vậy, để chữa tận gốc bệnh viêm nướu răng, bạn cần đến bệnh viện hoặc nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám.
Thực hiện đúng theo những lưu ý trên đây, sức khỏe răng miệng của bạn sẽ nhanh chóng cải thiện theo chiều hướng tích cực. Ngoài nước muối tự pha tại nhà, bạn cũng có thể tìm mua nước muối sinh lý tại các hiệu thuốc để sử dụng.
Chữa viêm nướu răng dứt điểm tại nha khoa
Như vậy, chỉ ngậm nước muối với mong muốn chữa viêm nướu răng là chưa đủ. Muốn sức khỏe răng miệng thật sự ổn định, bạn phải đến nha khoa để tiếp nhận quá trình điều trị chuyên sâu. Sau khi thăm khám và xác định mức độ viêm nướu răng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp nhất dành cho bạn. Viêm nướu răng có 3 mức độ cơ bản: Viêm nướu nhẹ, viêm nướu nặng và viêm nha chu.
- Viêm nướu răng nhẹ
Là giai đoạn vừa mới khởi phát bệnh, chưa gây ra biến chứng nghiêm trọng. Khi can thiệp đúng cách điều trị, dấu hiệu bệnh lý sẽ nhanh chóng biến mất. Để chữa viêm nướu răng nhẹ, bạn chỉ cần cạo vôi răng và vệ sinh răng miệng đúng cách.
- Viêm nướu răng nặng
Là giai đoạn bệnh lý chuyển biến nghiêm trọng hơn. Nướu của bạn bắt đầu bị sưng đỏ, có mùi hôi miệng và đau nhức. Để chữa viêm nha chu nặng, bạn cần kết hợp 3 phương pháp, đó là: Cạo vôi răng, nạo túi nha chu và làm sạch răng miệng đúng cách.
- Viêm nha chu
Viêm nha chu là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh lý viêm nướu. Lúc này, các tổn thương đã lan đến xương và hệ thống dây chằng nha chu. Ngoài đau nhức dữ dội, bạn còn bị tụt nướu, tiêu hàm và nguy cơ cao bị mất răng vĩnh viễn.
So với viêm nướu, việc điều trị viêm nha chu cần đầu tư nhiều thời gian, công sức và tiền bạc hơn. Có 4 kỹ thuật được bác sĩ áp dụng để giải quyết tình trạng này: Cạo vôi răng, làm sạch túi nha chu, phẫu thuật nha chu và điều trị bằng Laser. Sau khi điều trị, bác sĩ sẽ kê thêm cho bạn 1 số loại thuốc kháng sinh để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
Như vậy, nha khoa Shark vừa giúp bạn giải đáp chi tiết câu hỏi viêm nướu răng có nên ngậm nước muối không. Bài viết cũng đồng thời chia sẻ sơ lược về các cách chữa viêm nướu răng tại nha khoa. Sức khỏe răng miệng là nền tảng cho sức khỏe toàn thân, vì vậy, bạn cần chú trọng việc chăm sóc mỗi ngày.
Bình luận bài viết