Nuốt sáp nha khoa có sao không? Nên xử lý như thế nào?

Nuốt sáp nha khoa có sao không? Nên xử lý như thế nào?

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Đối với những ai đang niềng răng bằng mắc cài, sử dụng sáp nha khoa sẽ giúp giảm đau nhức và tránh gây tổn thương cho các mô mềm trong miệng. Tuy nhiên, tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải đó là nuốt phải sáp. Không may nuốt sáp nha khoa có sao không? Lỡ nuốt thì phải làm như nào? Cùng bác sĩ tại Nha khoa Shark giải đáp trong bài viết dưới đây.

Nuốt sáp nha khoa có sao không? Nên xử lý như thế nào?

Nuốt sáp nha khoa có sao không?

Sáp nha khoa rất lành tính cho cơ thể, nên vô tình nuốt phải sáp sẽ không sao. Sáp nha khoa hay sáp chỉnh nha là sản phẩm y tế giúp bảo vệ các mô mềm trong khoang miệng, chuyên dùng cho những ai niềng răng bằng mắc cài.

Sáp nha khoa là hợp chất hữu cơ của các loại Axit béo có nguồn gốc từ các nguyên liệu tự nhiên hay tổng hợp, hoặc kết hợp cả 2 nguyên liệu này. Trong đó, sáp tự nhiên thường là sáp ong, bơ ca cao, Carnauba hoặc Parafin; sáp tổng hợp được là từ sáp tự nhiên và một số nguyên tố hóa học khác.

Hiện nay, đa số các loại sáp nha khoa trên thị trường đều chứa khoảng 40-60% Parafin và 1 số chất phụ gia như chất béo, dầu,… thêm vào để tạo bề mặt mịn cho sáp. Do được làm từ các thành phần tự nhiên nên sáp nha khoa an toàn và lành tính với sức khỏe răng miệng. Ngay cả khi nuốt phải cũng không ảnh hưởng gì cả.

Sáp nha khoa an toàn và lành tính với cơ thể nên khi nuốt phải sẽ không sao
Sáp nha khoa an toàn và lành tính với cơ thể nên khi nuốt phải sẽ không sao

Lỡ nuốt phải sáp nha khoa thì xử lý thế nào?

Sáp nha khoa được đánh giá là sản phẩm an toàn, không gây hại cho sức khỏe của người sử dụng. Nên khi lỡ nuốt phải sáp nha khoa thì bạn không nên quá lo lắng, vì loại sáp này sẽ được đào thải tự nhiên ra ngoài cơ thể. Bạn có thể ăn một số loại thực phẩm giàu chất xơ như: Trái cây, rau củ quả, cháo súp,… để thúc đẩy quá trình tiêu hóa, rút ngắn thời gian đào thải các tạp chất dư thừa khỏi cơ thể.

Tuy nhiên, khi nuốt phải sáp nha khoa, bạn cũng nên quan sát biểu hiện của cơ thể. Vì có một số trường hợp cảm thấy khó chịu sau khi nuốt phải sáp nha khoa. Nếu bạn bị đau bụng hay gặp một số triệu chứng bất thường khác, nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra kỹ lưỡng và điều trị càng sớm càng tốt.

Nếu gặp một số triệu chứng như đau bụng sau khi nuốt sáp nha khoa nên gặp bác sĩ để được kiểm tra
Nếu gặp một số triệu chứng như đau bụng sau khi nuốt sáp nha khoa nên gặp bác sĩ để được kiểm tra

Cách dùng sáp nha khoa đúng cách

Sử dụng sáp nha khoa cực kỳ đơn giản, sau đây Nha khoa Shark sẽ hướng dẫn bạn dùng sáp nha khoa đúng cách, giúp hạn chế tình trạng nuốt phải sáp nha khoa.

  • Bước 1: Vệ sinh răng miệng

Đánh răng và làm sạch khoang miệng để loại bỏ các mảng bám, giúp sáp nha khoa dính tốt hơn. Đây là bước thực hiện đơn giản nhưng có vai trò rất quan trọng.

  • Bước 2: Rửa tay sạch sẽ

Rửa tay cẩn thận, sạch sẽ bằng xà phòng khoảng 20 giây trước khi bôi sáp nha khoa, sau đó lau tay thật khô. Bước này nhằm giữ vệ sinh, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn từ tay vào khoang miệng.

  • Bước 3: Gắn sáp

Lấy một mẩu sáp nha khoa nhỏ, bằng hạt đậu xanh. Dùng ngón trỏ và ngón cái, vo mềm sáp nha khoa thành viên nhỏ, gắn vào vị trí mắc cài cần che chắn. Có thể sử dụng lưỡi để định hình và tạo khuôn sáp tại chỗ.

Gắn sáp nha khoa đúng vị trí sẽ giúp bạn bớt đau, hạn chế trầy xước do niềng răng gây ra và hạn chế tình trạng nuốt phải sáp.

Gắn sáp nha khoa đúng cách sẽ giúp hạn chế trầy xước, khó chịu khi niềng răng
Gắn sáp nha khoa đúng cách sẽ giúp hạn chế trầy xước, khó chịu khi niềng răng

Những lưu ý khi sử dụng sáp nha khoa

Trong khi sử dụng sáp nha khoa, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Trước khi gắn sáp, lau khô vùng cần gắn sẽ giúp sáp bám dính chắc chắn hơn.
  • Nếu gắn sáp tại những vị trí sâu trong cung hàm, có thể dùng thìa đẩy má rộng ra ngoài, sau đó gắn sáp.
  • Hạn chế sử dụng sáp quá nhiều, vì có thể gây khó chịu hoặc khiến sáp dễ rơi vào trong miệng. Nên mang theo sáp nha khoa bên mình để sử dụng khi cần thiết.
  • Không nên để sáp nha khoa dính trên mắc cài quá 2 ngày, vì có thể khiến các mảng bám tích tụ, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển.
  • Không cần sử dụng sáp chỉnh nha trong suốt thời gian niềng răng, nên sử dụng trong giai đoạn đầu khi cơ thể chưa quen với mắc cài trên răng.
  • Sáp nha khoa gặp nước sẽ dễ bị bung ra, do đó khi uống nước nên sử dụng ống hút để uống.
  • Trong trường hợp sứt, mẻ, gãy hoặc vỡ răng thì không nên sử dụng sáp nha khoa gắn răng lại. Sáp chỉ có tác dụng làm giảm tổn thương do vết mẻ răng gây ra với các mô mềm trong miệng.
  • Nếu sử dụng sáp cho trẻ nhỏ, cha mẹ nên tháo ra khỏi mắc cài trước khi trẻ đi ngủ để tránh nguy cơ làm tắc nghẽn đường thở của trẻ.
  • Khi vệ sinh răng miệng hay ăn uống, nên tháo sáp nha khoa ra.

Qua bài viết này, chúng tôi đã giải đáp thắc mắc “Nuốt sáp nha khoa có sao không?”, hướng dẫn dùng sáp nha khoa đúng cách cũng như một số lưu ý khi trong khi sử dụng sáp nha khoa. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào, liên hệ hay qua Hotline hoặc Website của Nha khoa Shark để được đội ngũ chuyên gia bác sĩ tư vấn miễn phí.

5/5 - (1 vote)

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher