- Mặc định
- Lớn hơn
Nướu có nhiệm vụ bảo vệ răng và nâng đỡ răng, giúp răng cố định trên cung hàm. Bên cạnh những vấn đề về viêm nướu, sâu răng,… tình trạng nướu sừng hóa cũng được mọi người thắc mắc rất nhiều. Cùng Nha Khoa Shark tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng này trong bài viết dưới đây!
Nướu sừng hóa là gì?
Nướu sừng hóa là phần nướu bao quanh răng, có màu hồng nhạt và chắc khỏe, được bao phủ bởi một lớp biểu mô sừng đặc biệt. Lớp này giúp bảo vệ răng và nướu khỏi những mảng bám vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác từ môi trường trong khoang miệng.
Nướu sừng hóa khỏe mạnh sẽ thường có chiều cao từ 1 – 9mm, tùy thuộc vào từng vị trí của răng trong khoang miệng. Bộ phận này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe răng miệng. Do đó, bạn cần chăm sóc răng miệng thật tốt để bảo vệ nướu và tránh các vấn đề về sức khỏe răng miệng xảy ra.
Nướu sừng hóa có vai trò gì đối với sức khỏe răng miệng?
Nướu sừng hóa mang nhiều vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng, như: bảo vệ răng, duy trì sức khỏe nướu, giúp hàm răng đảm bảo tính thẩm mỹ. Cụ thể như sau:
Bảo vệ răng
Nướu sừng hóa thực chất là lớp mô dày, chắc khỏe bao quanh cổ răng, tạo thành lớp bảo vệ ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, gây sâu và viêm nhiễm răng. Phần nướu này khi khỏe mạnh sẽ giúp răng cố định chắc chắn trong xương hàm.
Bảo vệ sức khỏe của nướu
Nướu sừng hóa khỏe mạnh có khả năng chống lại sự tấn công của vi khuẩn, giúp nướu luôn hồng hào, săn chắc và ít bị chảy máu. Trong trường hợp nướu bị tổn thương hoặc sừng hóa bị thiếu hụt, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập. Từ đó dẫn tới tổn thương nướu, thậm chí gây tiêu xương ổ răng.
Hỗ trợ các phương pháp điều trị nha khoa khác
Bộ phận này đóng vai trò quan trọng trong các phương pháp điều trị nha khoa như cấy ghép Implant, phẫu thuật nha chu. Khi nướu sừng hóa khỏe mạnh sẽ giúp tăng tỷ lệ thành công của những phương pháp điều trị này và giúp vết thương mau lành hơn.
Ngoài ra, nướu sừng hóa góp phần tạo nên một nụ cười đẹp và hài hòa. Khi chúng đầy đủ, nụ cười sẽ cân đối và không xảy ra tình trạng tụt nướu hay lộ chân răng.
Phương pháp nào giúp cải thiện tình trạng thiếu nướu sừng hóa?
Khi thiếu nướu hoặc bị tụt nướu nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định ghép nướu để cải thiện tình trạng này. Hiện nay, ghép nướu là phương pháp giúp lấy lại hình dáng hoàn hảo cho nướu răng, giúp phục hồi phần nướu bị tổn thương.
Trên thực tế, ghép nướu chính là phương pháp lấy nướu ở vùng khác, chủ yếu ở vùng vòm họng để ghép lên vùng nướu bị thiếu trên cung hàm. Cuộc tiểu phẫu này không hề gây nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng. Bên cạnh đó, trong quá trình phẫu thuật sẽ có sự hỗ trợ của thuốc gây tê, nên bạn sẽ không cảm thấy khó chịu hay đau nhức.
Ngoài ra, vết thương mau lành hay không còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Tuy nhiên, không cần quá lo lắng, khi bạn chăm sóc răng miệng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, vết thương sẽ nhanh lành và không gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Cách chăm sóc nướu để có hàm răng chắc khỏe
Nếu muốn nướu sừng hóa luôn chắc khỏe và phòng tránh được các bệnh lý về răng miệng nguy hiểm, bạn nên chú ý cách chăm sóc răng miệng hàng ngày. Cụ thể, nên làm theo những cách sau:
Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày
Đánh răng hàng ngày là một việc làm đơn giản, dễ thực hiện và mang lại rất nhiều hiệu quả trong việc vệ sinh răng miệng. Theo chuyên gia nha khoa, bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi ngủ dậy. Ngoài ra, việc đánh răng đúng cách cũng sẽ hạn chế sự hình thành của mảng bám, tránh để chúng bám dính lên răng và gây hại cho răng, nướu.
Lưu ý, lựa chọn những bàn chải lông mềm, đầu nhỏ. Đồng thời, thay bàn chải thường xuyên 3 tháng/1 lần để không gây tổn thương tới nướu. Bạn cũng có thể cân nhắc lựa chọn bàn chải điện để loại bỏ sạch những mảng bám trên răng và nướu, giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn.
Sử dụng kem đánh răng có chứa Fluor
Lựa chọn những loại kem đánh răng có chứa Fluor sẽ giúp bảo vệ nướu và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Tuy nhiên, đối với trẻ em, hàm lượng Fluor có trong kem đánh răng cần ít hơn so với người lớn. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ loại kem đánh răng phù hợp với từng đối tượng. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa để đưa ra sự lựa chọn đúng đắn nhất.
Tập thói quen sử dụng chỉ nha khoa
Thói quen của người Việt là sử dụng tăm tre sau mỗi bữa ăn . Tuy nhiên, đây là việc làm không tốt vì sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng. Do đó, thay vì dùng tăm tre, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ sạch những mảng bám còn sót lại trên kẽ răng sau mỗi bữa ăn. Bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa trước hoặc sau khi đánh răng đều mang lại hiệu quả như nhau.
Súc miệng mỗi ngày để loại bỏ sạch vi khuẩn và mảng bám
Bên cạnh đánh răng và dùng chỉ nha khoa, bạn nên sử dụng kèm với nước súc miệng trong bước vệ sinh răng miệng mỗi ngày. Bạn có thể sử dụng nước súc miệng chuyên dụng hoặc sử dụng nước muối pha loãng. Chúng đều có khả năng sát khuẩn tốt và loại bỏ những vi khuẩn, mảng bám mà súc miệng và đánh răng chưa làm sạch. Ngoài ra, sử dụng nước súc miệng cũng sẽ giúp bạn có hơi thở thơm mát, hàm răng chắc khỏe với phần nướu hồng tươi.
Không nên hút thuốc lá
Những thói quen hút thuốc lá vừa gây ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể, vừa gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng. Cụ thể, gây răng xỉn màu, khiến nướu thâm đen và gây ra nhiều bệnh lý khác về răng miệng. Do đó, bạn hãy loại bỏ thói quen xấu này nhé.
Kiểm tra răng miệng định kỳ
Quan trọng nhất, bạn cần thăm khám nha khoa định kỳ từ 3 – 6 tháng 1 lần để bác sĩ lấy cao răng và bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn. Trong trường hợp nướu, răng gặp vấn đề, bác sĩ sẽ điều trị triệt để giúp khách hàng, nhằm mang đến cho khách hàng hàm răng và nướu khỏe mạnh,
Nướu sừng hóa đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng và tạo nên một nụ cười đẹp. Vì vậy, việc chăm sóc nướu là điều vô cùng cần thiết. Bạn hãy vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày, tuân thủ theo cách chăm sóc răng miệng từ bác sĩ để có nướu khỏe mạnh, răng chắc khỏe và nụ cười tự tin.
Bình luận bài viết