Răng nhiễm Tetracycline là gì? Có khắc phục được không?

Răng nhiễm Tetracycline là gì? Có khắc phục được không?

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Tetracycline là một trong những kháng sinh khiến men răng bị ố vàng. Điều này ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng. Vậy có cách nào để khắc phục răng nhiễm Tetracycline không?

Nha Khoa Shark sẽ bật mí những cách khôi phục hàm răng trắng sáng trong bài viết dưới đây. Mời bạn tham khảo!

răng nhiễm tetracycline

Răng nhiễm tetracycline là gì?

Tetracycline là một loại kháng sinh có phổ rộng với khả năng chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Một số bệnh lý được chỉ định điều trị bằng Tetracycline:

  • Nhiễm khuẩn Chlamydia (Trong bệnh mắt hột, các bệnh qua đường tình dục,…)
  • Mycoplasma (bệnh viêm phổi)
  • Bệnh tiêu chảy cấp tính do phẩy khuẩn tả Vibrio Cholerae gây ra

Vậy hiện tượng răng nhiễm Tetracycline là gì?

Răng nhiễm Tetracycline là tình trạng răng bị ố vàng do tác dụng phụ của kháng sinh Tetracycline. Khi răng nhiễm màu kháng sinh, màu sắc của răng sẽ bị tối từ bên trong, nó khác hoàn toàn với những loại nhiễm màu từ thực phẩm.

Răng nhiễm Tetracycline là tình trạng răng ố vàng do sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh
Răng nhiễm Tetracycline là tình trạng răng ố vàng do sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh

Răng bị nhiễm tetracycline do đâu?

Răng bị nhiễm màu Tetracycline do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng thường do sử dụng thuốc Tetracycline hoặc do yếu tố di truyền, bẩm sinh.

Do sử dụng thuốc Tetracycline

Đối với trẻ em dưới 8 tuổi, do sử dụng rất nhiều thuốc kháng sinh nên rất dễ gặp tình trạng răng nhiễm Tetracycline. Khi răng bị nhiễm kháng sinh, quá trình phát triển răng vĩnh viễn và xương hàm bị ảnh hưởng rất nhiều.

Do đó, các bậc phụ huynh nên hạn chế cho các bé sử dụng những loại thuốc này.

Do yếu tố di truyền bẩm sinh

Trong quá trình mang thai, các mẹ bầu thường sử dụng các loại thuốc có chứa Tetracycline, nên đứa trẻ sinh ra sẽ có khả năng cao bị nhiễm kháng sinh. Đặc biệt, khi mẹ sử dụng Tetracycline tại giai đoạn cuối thai kỳ sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển xương của trẻ.

Khi sử dụng kháng sinh, các chất Tetracycline sẽ hấp thụ vào cơ thể, sau đó qua quá trình tuần hoàn máu đi tới răng. Trong trường hợp kháng sinh Tetracycline kết hợp với canxi trong răng sẽ làm hỏng men răng, khiến răng nhiễm màu vĩnh viễn.

Dấu hiệu nhận biết răng bị nhiễm tetracycline

Để nhận biết răng bị nhiễm màu kháng sinh Tetracycline, bạn hãy dựa vào sự thay đổi màu sắc trên răng. Một số biểu hiện bao gồm: răng bị ố vàng, men răng xỉn màu, răng chỗ sáng chỗ tối,…

Những cấp độ của răng bị nhiễm kháng sinh:

  • Cấp độ 1: Răng xuất hiện màu vàng nhạt, không đều màu, đặc biệt ở răng cửa.
  • Cấp độ 2: Răng bắt đầu chuyển từ màu vàng đậm sang tới nâu hoặc xám nhưng không có dải màu.
  • Cấp độ 3: Răng chuyển sang màu nâu sẫm, xám đen hoặc tím than và có dải màu rõ rệt.
  • Cấp độ 4: Răng biến đổi màu nặng, men răng bị mài mòn và xuất hiện dải màu rõ rệt hơn.
Răng nhiễm kháng sinh Tetracycline thường có nhiều cấp độ khác nhau từ nhẹ tới nặng với màu vàng nhạt tới nâu sẫm, xám đen
Răng nhiễm kháng sinh Tetracycline thường có nhiều cấp độ khác nhau từ nhẹ tới nặng với màu vàng nhạt tới nâu sẫm, xám đen

Mỗi cấp độ sẽ có sự biến đổi màu sắc khác nhau. Tuy nhiên, để khắc phục hiệu quả thì khi thấy xuất hiện dấu hiệu ở cấp độ 1, bạn cần tới nha khoa để có phương án cải thiện màu sắc răng kịp thời.

Răng bị nhiễm tetracycline có nguy hiểm không?

Nhìn về tổng thể, tình trạng răng nhiễm màu thuốc kháng sinh Tetracycline sẽ gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ trên gương mặt, nhất là nụ cười.

Tuy nhiên, tình trạng này còn làm hỏng men răng và ảnh hưởng tới sự phát triển xương của trẻ.

  • Như bạn cũng biết, khi xương không phát triển một cách toàn diện sẽ gây ảnh hưởng tới chiều cao, làm cơ thể thấp bé hơn so với mọi người đồng trang lứa.
  • Đối với trường hợp ảnh hưởng tới men răng, khiến răng bị nhạy cảm, làm cảm thấy ê buốt, khó chịu khi ăn đồ ăn nóng, lạnh.
Răng bị nhiễm Tetracycline thường gây cảm giác ê buốt, khó chịu khi ăn đồ nóng, lạnh
Răng bị nhiễm Tetracycline thường gây cảm giác ê buốt, khó chịu khi ăn đồ nóng, lạnh

Khi răng bị nhiễm màu kháng sinh mà không được xử lý sớm, cấu trúc răng sẽ bị ảnh hưởng và gây mòn rìa cắn. Thậm chí khiến răng bị nứt, gãy khi chịu tác động lực không quá mạnh.

Cách khắc phục răng nhiễm tetracycline

Thông thường, khi gặp tình trạng răng nhiễm kháng sinh, mọi người thường suy nghĩ tới cách khắc phục bằng tẩy trắng răng.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào tẩy trắng răng cũng hiệu quả, bạn có thể tham khảo thêm phương pháp bọc răng sứ hoặc dán sứ Veneer. Cùng đi tìm hiểu cụ thể về các phương pháp này.

Tẩy trắng răng nhiễm tetracycline

Răng nhiễm tetracycline có tẩy trắng được không? Trong trường hợp răng nhiễm màu nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định tẩy trắng răng để khắc phục. Để tẩy trắng răng, bác sĩ sẽ sử dụng các năng lượng ánh sáng nhằm tạo phản ứng oxy hóa.

Từ đó, các protein có màu trong răng sẽ được loại bỏ và hàm răng trở nên trắng sáng.

Bọc răng sứ thẩm mỹ

Dù tẩy trắng răng mang lại hiệu quả tẩy trắng cao nhưng chỉ phù hợp răng nhiễm màu ở cấp độ 1. Đối với những trường hợp răng nhiễm màu nặng, cấu trúc răng đã bị tổn thương nên phương pháp bọc răng sứ sẽ khắc phục hiệu quả hơn.

Để thực hiện, bác sĩ tiến hành mài một phần cùi răng theo tỷ lệ chính xác và an toàn. Sau đó gắn mão sứ lên để bảo vệ răng thật khỏi các tác động bên ngoài.

Bọc răng sứ để cải thiện màu sắc răng trắng sáng, đều màu
Bọc răng sứ để cải thiện màu sắc răng trắng sáng, đều màu

Dán sứ Veneer

Dán răng sứ cũng là một phương pháp giúp cải thiện màu răng trắng sáng hiệu quả. Nếu bọc răng sứ cần mài một phần cùi răng thật thì dán sứ Veneer không cần tác động tới lớp men răng bên ngoài. Do đó, đảm bảo tối đa cấu trúc răng thật.

Dán sứ Veneer mang mang lại hiệu quả cao trong việc khắc phục tình trạng răng nhiễm Tetracycline. Tuy nhiên, vì có kích thước siêu mỏng nên chỉ phù hợp với tình trạng răng xỉn màu nhẹ. Còn đối với nhiễm kháng sinh nặng, bọc răng sứ vẫn là một giải pháp tối ưu.

Mỗi phương pháp sẽ phù hợp với từng cấp độ răng nhiễm kháng sinh khác nhau. Để lựa chọn phương pháp phù hợp, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa tại những cơ sở uy tín nhé. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng của bạn.

Thời gian điều trị răng bị nhiễm màu tetracycline

Thông thường, thời gian điều trị răng nhiễm màu sẽ không cố định. Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Trong trường hợp răng bị nhiễm màu nhẹ, được cải thiện bằng phương pháp tẩy trắng thì thời gian điều trị sẽ khoảng 45 – 60 phút. Màu răng răng sẽ duy trì từ 2 – 3 năm khi sử dụng phương pháp này.

Còn khi răng bị nhiễm Tetracycline nặng, cần khắc phục bằng phương pháp bọc sứ, dán sứ veneer thì cần 2 – 4 ngày điều trị.

Trong khoảng thời gian này, bạn cần tới nha khoa 2 lần để mài cùi răng, lấy dấu răng và gắn mão sứ. Khi thực hiện bọc sứ, dán sứ, màu sắc răng có thể duy trì từ 15 – 20 năm nếu chăm sóc tốt.

Tẩy trắng răng nhiễm màu kháng sinh thường diễn ra khoảng 45 - 60 phút điều trị
Tẩy trắng răng nhiễm màu kháng sinh thường diễn ra khoảng 45 – 60 phút điều trị

Biện pháp phòng tránh răng nhiễm tetracycline

Tình trạng răng bị nhiễm Tetracycline gây ảnh hưởng rất nhiều tới tính thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng. Do đó, bạn cần tuân thủ theo một số chỉ định sau nếu muốn phòng tránh hiệu quả:

  • Sử dụng các loại thuốc có chứa Tetracycline theo đúng chỉ định và liều lượng của bác sĩ.
  • Đánh răng đều đặn từ 2 – 3 lần/ngày để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Nên lựa chọn các loại kem đánh răng chứa Flour để men răng luôn chắc khỏe.
  • Dùng lực vừa phải để chải răng, không dùng lực quá mạnh để tránh tổn thương men răng.
  • Bên cạnh đánh răng, kết hợp sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng.
  • Trẻ dưới 8 tuổi không nên sử dụng thuốc kháng sinh Tetracycline hoặc các loại thuốc khác khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ từ 3 – 6 tháng/1 lần để lấy cao răng và kiểm tra sức khỏe răng miệng. Việc làm này giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại, giúp bảo vệ răng miệng toàn diện.

Tình trạng răng nhiễm Tetracycline sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của mọi người nếu không khắc phục kịp thời. Do đó, dựa vào những thông tin Nha Khoa Shark chia sẻ trong bài để xác định chính xác tình trạng của mình và lựa chọn phương pháp phù hợp nhé!

 

Đánh giá bài viết

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Video liên quan

background-video icon--play

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1 mb
Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher