Sâu chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị triệt để

Sâu chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị triệt để

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Sâu chân răng là bệnh lý răng miệng thường gặp ở nhiều người, có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây sâu ở chân răng để áp dụng cách điều trị thích hợp càng sớm càng tốt. Bài viết sau đây của Nha khoa Shark sẽ cung cấp đến bạn các thông tin chi tiết, hãy cùng theo dõi.

Sâu chân răng

Bị sâu chân răng là do đâu?

Sâu răng không còn là bệnh lý xa lạ với nhiều người, vấn đề này có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo các bác sĩ, phần lớn trường hợp bị sâu chân răng là do:

  • Đánh răng không thường xuyên, đánh răng sai cách. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng.
  • Dùng lực quá mạnh khi đánh răng hoặc sử dụng bàn chải có lông chải quá cứng. Thói quen này làm mòn men răng, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về nướu răng.
  • Tuổi càng cao, nguy cơ tụt nướu để lộ chân răng càng lớn. Vì vậy, khả năng bạn bị sâu răng sẽ cao hơn.
  • Các trường hợp bị viêm nướu, viêm nha chu,… có tỷ lệ bị sâu chân răng cao hơn so với người có sức khỏe răng miệng bình thường.
  • Men răng yếu là đặc điểm mang tính chất di truyền. Người có men răng yếu dễ mắc sâu răng hơn so với những người khác.
  • Tỷ lệ bị sâu răng của bệnh nhân tiểu đường rất cao, vì hệ thống miễn dịch của họ bị suy yếu. Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường còn có thể mắc các bệnh về nướu răng.
  • Thói quen hút thuốc lá thường ngày cũng là nguyên nhân gây sâu chân răng. Thuốc lá còn là tác nhân chính gây viêm phổi, rất có hại.
  • Một số trường hợp uống nhiều thuốc tây trong thời gian dài sẽ gây khô miệng. Đây chính là lý do gia tăng tỷ lệ mắc phải các bệnh lý răng miệng, trong đó có sâu răng.
  • Các chấn thương ngoài ý muốn làm gãy chân răng sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn trú ngụ và phát triển. Nếu không xử lý kịp thời sẽ hình thành ổ viêm và gây sâu chân răng.
  • Người có hàm răng mọc lộn xộn, mọc lệch lạc có khả năng bị sâu răng cao hơn, vì quá trình vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn hơn.
Có rất nhiều nguyên nhân có thể làm cho chân răng bị sâu
Có rất nhiều nguyên nhân có thể làm cho chân răng bị sâu

Dấu hiệu sâu chân răng

Để nhận biết khi nào thì mình đang bị sâu ở chân răng, bạn có thể dựa vào 1 số dấu hiệu nhận biết cơ bản sau đây:

  • Có cảm giác đau nhức ở răng, nhất là khi ăn thức ăn ngọt, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Tần suất bị đau răng ngày càng thường xuyên hơn, đặc biệt đau nhiều ở chân răng.
  • Trong quá trình ăn uống, răng bị đau nhiều hơn so với bình thường.
  • Khi nhìn bằng mắt thường sẽ nhận thấy nướu răng có màu đỏ hoặc bị sưng tấy lên.
  • Cảm nhận được răng bị lung lay do tiêu xương chân răng hoặc tụt nướu.
  • Men răng bị yếu hơn trước, dễ bị tổn thương.
  • Răng dần bị chuyển màu từ vàng nhạt sang nâu hoặc đen.
  • Sâu chân răng làm cho vùng nướu xung quanh lở loét, nhiễm trùng.

Ngoài những dấu hiệu nhận biết vừa rồi, cũng có 1 số trường hợp không có ghi nhận đặc điểm bất thường nào khi bị sâu ở chân răng. Trong trường hợp này, bạn cần đến nha khoa thăm khám thường xuyên để theo dõi sức khỏe răng miệng của chính mình.

Khi bị sâu chân răng, bạn sẽ cảm thấy đau nhức răng dai dẳng
Khi bị sâu chân răng, bạn sẽ cảm thấy đau nhức răng dai dẳng

Sâu chân răng gây ảnh hưởng gì?

Sâu răng nói chung và sâu ở chân răng nói riêng là bệnh răng miệng phổ biến. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng sức khỏe và tinh thần, mà còn làm giảm sút chất lượng đời sống. 

  • Xuất hiện các cơn đau nhức răng liên tục, dai dẳng trong thời gian dài làm cho bạn mệt mỏi.
  • Đau nhức răng gây ra nhiều bất tiện trong quá trình ăn nhai, gián tiếp ảnh hưởng đến dạ dày và toàn bộ hệ tiêu hóa.
  • Chân răng bị sưng tấy và chảy mủ, gây ra mùi hôi khó chịu trong hơi thở.
  • Chân răng bị sâu sẽ yếu hơn, dễ gãy rụng hơn, làm tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
  • Không xử lý sâu răng kịp thời sẽ hình thành áp xe răng, hoại tử răng.
  • Mô nướu xung quanh chân răng sâu bị viêm loét.
  • Sâu răng trong thời gian dài không điều trị sẽ gây đau đầu kinh niên.
Sâu ở chân răng sẽ ảnh hưởng đáng kể sức khỏe và chất lượng đời sống
Sâu ở chân răng sẽ ảnh hưởng đáng kể sức khỏe và chất lượng đời sống

Cách điều trị sâu chân răng hiệu quả nhất

Tuy chân răng bị sâu rất phổ biến, nhưng bạn cần đến nha khoa hoặc bệnh viện uy tín để điều trị dứt điểm bệnh lý này. Tuyệt đối không nên áp dụng các chữa sâu răng tại nhà để ngăn ngừa các biến chứng ngoài ý muốn.

Tại nha khoa, có 4 phương pháp được bác sĩ áp dụng chính để chữa răng sâu: Tái khoáng răng, trám răng, lấy tủy hoặc nhổ răng. Mỗi phương pháp khác nhau được áp dụng với các trường hợp sâu chân răng khác nhau. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp thích hợp nhất.

Tái khoáng răng

Khi bị sâu chân răng ở giai đoạn đầu, bạn có thể áp dụng phương pháp tái khoáng răng để khắc phục. Phương pháp này bao gồm cả việc sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa hàm lượng Fluor thích hợp. Fluor là hoạt chất rất cần thiết, có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị sâu răng vì có khả năng giữ Canxi và Photphat trong khoang miệng. Nhờ đó, quá trình tái khoáng răng diễn ra thuận tiện hơn.

Vùng men răng, mô răng bị hỏng do sâu chân răng sẽ được bảo vệ tốt hơn sau khi tái khoáng răng, sự sinh sôi và phát triển của hại khuẩn cũng bị ức chế. Đây cũng là giải pháp giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng tái phát trở lại.

Khi sâu răng mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng phương pháp tái khoáng răng để chữa
Khi sâu răng mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng phương pháp tái khoáng răng để chữa

Trám răng

Trong trường hợp chân răng bị sâu đã hình thành các lỗ nhỏ li ti, bạn cần trám răng để khắc phục. Kỹ thuật trám răng sâu có tác dụng làm sạch lỗ sâu răng và ngăn ngừa bệnh lý phát triển thêm. Các mô răng sâu sẽ bị loại bỏ hoàn toàn, thay vào đó răng được lấp đầy bởi các chất trám răng chuyên dụng.

Lấy tủy

Lấy tủy là phương pháp chữa sâu chân răng ở giai đoạn nghiêm trọng. Lúc này, vi khuẩn đã tấn công làm viêm nhiễm tủy răng, nếu không chữa sẽ gây nhiễm trùng, đau nhức dai dẳng và mất răng vĩnh viễn.

Khi lấy tủy, các mô viêm nhiễm sẽ được làm sạch. Sau đó, bác sĩ sẽ trám răng hoặc bọc sứ để bảo tồn răng thật.

Đăng ký nhận ưu đãi điều trị sâu chân răng ngay hôm nay!

Liên hệ ngay với chúng tôi!

Artboard 7

Nhổ răng

Trường hợp bị sâu ở chân răng nghiêm trọng, không thể tiếp tục bảo tồn răng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng để bảo vệ sức khỏe của bạn. Khi cấu trúc răng đã bị tổn thương hoàn toàn sẽ không thích hợp để phục hình thẩm mỹ, phải nhổ răng để không làm ảnh hưởng các răng kế cận. Sau khi nhổ răng, bạn cần cân nhắc chọn lựa giải pháp trồng răng thích hợp để đảm bảo khả năng ăn nhai và thẩm mỹ.

Phát hiện và điều kịp thời sâu chân răng sẽ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn tốt hơn. Khi cảm thấy bị đau nhức răng trong thời gian dài nhưng không thuyên giảm, bạn không nên chủ quan mà hãy đến nha khoa thăm khám ngay để tìm giải pháp khắc phục thích hợp nhất.

Đánh giá bài viết

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher