- Mặc định
- Lớn hơn
Khi bước vào giai đoạn mọc răng, nhiều trường hợp trẻ 1 tuổi chưa mọc răng làm các bậc phụ huynh lo lắng. Vậy tình trạng bé mọc răng chậm có ảnh hưởng gì tới sức khỏe răng miệng không? Hiện nay có những cách khắc phục nào cải thiện tình trạng này hiệu quả? Cùng Shark Dental tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây!
Quá trình mọc răng ở trẻ diễn ra như thế nào?
Thông thường, độ tuổi mọc chiếc răng sữa đầu tiên là khi bé được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng giống nhau. Một số bé phát triển sớm thì có thể mọc răng từ lúc 3, 4 tháng tuổi, nhưng có một số bé phải đến 7 – 9 tháng tuổi mới bắt đầu mọc răng đầu tiên.
Đây là tình trạng vô cùng bình thường và không ảnh hưởng gì tới sự phát triển của con. Trong quá trình mọc răng, chiếc răng cửa hàm dưới sẽ mọc trước, sau đó đến chiếc răng cửa hàm trên. Cụ thể quá trình mọc răng ở trẻ sẽ diễn ra như sau:
- Trẻ ở tháng tuổi thứ 7: Mọc 2 răng cửa ở hàm trên và hàm dưới.
- Trẻ sang tháng tuổi thứ 11: Mọc thêm 2 răng cửa ở hàm trên và hàm dưới, tổng cộng là 4 cái răng.
- Trẻ ở tháng tuổi thứ 15: Mọc thêm 4 cái răng cửa ở 2 bên.
- Trẻ ở tháng tuổi thứ 19: Bắt đầu quá trình mọc răng hàm.
- Trẻ ở tháng tuổi thứ 23: Bắt đầu mọc 4 răng nanh.
- Trẻ ở tháng tuổi thứ 27: Mọc răng số 4 và số 5.
Nếu bé phát triển bình thường thì khoảng 2 – 3 tuổi sẽ mọc đủ răng trên cung hàm. Và tiếp đó là quá trình thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn được diễn ra ở độ tuổi từ 6 – 12 tuổi. Bất kỳ bé nào cũng phải trải qua quá trình này trong khoảng thời gian phát triển của mình, nên các bậc phụ huynh cần lưu ý những giai đoạn này.
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trẻ 1 tuổi chưa mọc răng?
Theo chuyên gia nha khoa, trẻ 1 tuổi chưa mọc răng là biểu hiện của tình trạng răng mọc chậm. Nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ chủ yếu là do yếu tố sau:
Do nguyên nhân chủ quan
Đầu tiên là các yếu tố chủ quan, trẻ gặp tình trạng răng mọc chậm chủ yếu do:
- Do yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình của bé có bố mẹ, ông bà, anh chị, người thân có tiền sử răng mọc chậm thì khả năng rất cao là bé cũng sẽ gặp phải trường hợp tương tự.
- Trẻ sinh sớm: Trong trường hợp bé sinh non, không đủ ngày, đủ tháng cũng là một yếu tố dẫn đến tình trạng răng mọc chậm.
- Khoang miệng bị nhiễm khuẩn: Trẻ bị viêm nướu, viêm lợi cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ 1 tuổi chưa mọc răng.
Nếu gặp phải những nguyên nhân trên, bố mẹ cần đưa bé tới nha khoa để bác sĩ thăm khám và đưa ra biện pháp xử lý phù hợp cho bé.
Do nguyên nhân khách quan
Bên cạnh các yếu tố chủ quan, tình trạng trẻ mọc răng chậm cũng do những nguyên nhân khách quan khác như:
- Thiếu Vitamin D: Đây là loại chất cần thiết cho quá trình mọc răng của trẻ.
- Thiếu Canxi: Canxi là chất giúp cho răng phát triển khỏe mạnh và luôn cứng chắc. Bên cạnh đó, canxi cũng giúp răng mọc đúng thời điểm.
- Thiếu MK2, MK7 (dưỡng chất giúp răng và xương phát triển khỏe mạnh).
- Thừa Photpho: Khi trẻ hấp thụ quá nhiều photpho cũng sẽ gây ra tình trạng răng mọc chậm.
- Bệnh lý: Ngoài thiếu chất giúp răng và xương phát triển thì những trường hợp mắc các bệnh lý về hội chứng Down hoặc có vấn đề về tuyến giáp, tuyến yên cũng có thể khiến răng mọc chậm.
Nếu nguyên nhân là do thiếu chất, thừa chất, bố mẹ có thể khắc phục hiệu quả tại nhà bằng cách cân bằng lại chế độ ăn uống của bé. Ngoài ra, đưa bé tới bệnh viện thăm khám để bác sĩ kiểm tra sức khỏe tổng quát và sức khỏe răng miệng của bé, giúp hạn chế tối đa những biến chứng xảy ra.
Trẻ 1 tuổi chưa mọc răng có sao không?
Trên thực tế, nếu đến tháng thứ 12 mà trẻ vẫn chưa mọc răng thì bố mẹ chưa cần phải lo lắng quá nhiều. Việc làm của các bậc phụ huynh là quan sát tình trạng răng miệng của bé, cung cấp cho bé đầy đủ các chất cần thiết cho quá trình phát triển và mọc răng.
Tuy nhiên, nếu bước sang tháng thứ 13 mà trẻ vẫn chưa có dấu hiệu mọc răng thì bố mẹ cần đưa bé đến nha khoa để các bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng của bé. Từ quá trình kiểm tra, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân răng mọc chậm và có biện pháp xử lý an toàn và hiệu quả.
Trong trường hợp bé không được điều trị kịp thời sẽ khiến răng vĩnh viễn mọc lệch lạc do răng sữa mọc chậm. Thậm chí gây ra các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu,…
Cách xử lý tình trạng trẻ 1 tuổi chưa mọc răng
Nếu các bậc phụ huynh không thể phát hiện được nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ 1 tuổi chưa mọc răng thì cách tốt nhất là thăm khám bác sĩ nha khoa. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh có thể cải thiện tình trạng răng trẻ mọc chậm tại nhà bằng các biện pháp sau:
- Vệ sinh khoang miệng cho trẻ thường xuyên bằng khăn sạch có thấm nước muối sinh lý để ngăn chặn vi khuẩn phát triển trong khoang miệng.
- Cho bé phơi nắng nhẹ vào mỗi buổi sáng sớm để bé hấp thụ thêm canxi và vitamin D. Trong trường hợp mẹ cho bé dùng canxi và vitamin dạng thuốc thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé bằng cách xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý. Nếu bé không thích ăn rau và trái cây, mẹ có thể ép lấy nước cho bé uống mỗi ngày để bổ sung đủ chất.
- Hạn chế cho trẻ ăn vặt và đồ ăn nhiều đường.
- Thường xuyên mát xa nướu để kích thích sự phát triển của nướu và răng.
- Tập thói quen cho trẻ ngủ đủ giấc, vận động cơ thể mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần đưa bé tới nha khoa thăm khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng của bé. Nếu phát hiện có vấn đề bất thường, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân và có biện pháp xử lý phù hợp nhất.
Nha Khoa Shark hiện đang là cơ sở nha khoa uy tín được nhiều khách hàng lựa chọn để chăm sóc sức khỏe cho con em mình. Với độ ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm cùng sự hỗ trợ của hệ thống máy móc hiện đại, đảm bảo an toàn và tạo sự thoải mái cho trẻ.
Chính vì vậy, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm khi giao sức khỏe răng miệng cho con em mình tại Nha Khoa Shark. Shark cam kết mọi dịch vụ an toàn, hiệu quả với mức chi phí hợp lý nhất.
Với những chia sẻ về vấn đề trẻ 1 tuổi chưa mọc răng có sao không trong bài viết này, hy vọng sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh bớt lo lắng hơn. Trong trường hợp, bố mẹ vẫn còn thắc mắc, liên hệ với Nha Khoa Shark để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.
Bình luận bài viết