- Mặc định
- Lớn hơn
Áp xe răng là bệnh lý nha khoa không chỉ gặp ở người lớn mà còn ở trẻ em. Đây là vấn đề nguy hiểm, cần được điều trị kịp thời và đúng cách. Như vậy, áp xe răng ở trẻ em là gì? Hãy theo dõi bài viết sau đây để biết thêm chi tiết.
Áp xe răng ở trẻ em là gì?
Áp xe răng ở trẻ em là một bệnh lý nhiễm trùng răng miệng do vi khuẩn gây nên, có triệu chứng sưng đau, tấy đỏ, tụ mủ máu và chảy dịch ra bên ngoài trên cung hàm. Đối với bệnh lý này, những cơn đau thường xuất hiện đột ngột, khiến trẻ ăn uống khó khăn, dẫn đến biếng ăn và bỏ bữa.
Khi bị áp xe răng, trẻ có thể bị sốt cao, vấn đề này có thể gặp phải ở bất cứ vị trí răng nào trên cung hàm của trẻ, kể cả răng sữa. Áp xe răng ở trẻ em cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để phòng ngừa các biến chứng không mong muốn.
Áp xe răng ở trẻ em có nguy hiểm không?
Áp xe răng ở trẻ có nguy hiểm không là thắc mắc được rất nhiều phụ huynh gửi về nha khoa Shark. Về vấn đề này, bác sĩ Cao Hữu Duy – Giảng viên các trung tâm chuyên đào tạo về nha khoa tại TPHCM, Hà Nội cho biết: Áp xe răng ở trẻ rất nguy hiểm, sẽ có thể gây nên nhiều biến chứng khôn lường nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Áp xe răng ở trẻ em lâu ngày sẽ lây lan sang những chiếc răng khác, khiến cho chân răng, nướu và xương hàm bị tổn thương nặng nề, thậm chí có thể nhổ bỏ hoàn toàn răng của trẻ, hình thành ổ khoang chứa đầy dịch khiến cho răng đau đớn và khó chịu.
Áp xe răng có thể trở thành nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến các xoang lân cận, khiến trẻ bị tăng nguy cơ mắc phải chứng bệnh viêm xoang hàm. Đặc biệt: Áp xe não, nội tâm mạc nhiễm trùng, Ludwig’s Angina cũng là một trong những biến chứng vô cùng nguy hiểm do áp xe răng gây ra, có thể khiến cho tính mạng của trẻ bị đe dọa.
Nguyên nhân trẻ em bị áp xe răng
Nhiễm khuẩn là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh lý áp xe răng, tuy nhiên, vấn đề này cũng có thể hình thành bởi một số nguyên nhân khác như sau:
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Trong môi trường răng miệng không được vệ sinh kỹ lưỡng, vi khuẩn sẽ không ngừng sinh sôi, điều này sẽ gây nên các bệnh lý răng miệng, trong đó có áp xe răng.
- Nghiến răng: Khi trẻ nghiến răng thường xuyên, răng sẽ chịu nhiều áp lực, khiến cho men răng bị mòn và răng yếu dần đi, tạo cơ hội cho hại khuẩn xâm nhập vào trong tủy răng.
- Răng bị tổn thương: Một số tác động hoặc chấn thương không mong muốn có thể khiến cho răng của trẻ bị sứt mẻ, đây là cơ hội lý tưởng để vi khuẩn tích tụ, tấn công vào kẽ hở trên răng làm hình thành ổ áp xe.
- Sâu răng: Sâu răng ở trẻ sẽ làm cho cấu trúc thân răng bị biến đổi, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào tủy răng, làm mòn thân răng. Sâu răng không được điều trị kịp thời sẽ xâm lấn đến mô nướu, gây nên áp xe răng.
Các loại áp xe răng ở trẻ em
Áp xe răng ở trẻ em được chia thành 3 loại chính tùy thuộc vào vị trí của ổ áp xe. Cụ thể như sau:
- Áp xe quanh răng: Là tình trạng vi khuẩn thông qua các lỗ sâu trên bề mặt răng để tấn công vào buồng tủy, gây nhiễm trùng và đồng thời tạo điều kiện để vi khuẩn tiếp tục tấn công vào ổ răng.
- Áp xe nha chu: Vi khuẩn trú ngụ trong mảng bám trên răng sẽ gây nên tình trạng áp xe nha chu ở trẻ. Dấu hiệu cơ bản của loại áp xe này chính là nướu bị sưng viêm, xuất hiện túi nha chu do vùng nướu bao quanh chân răng bị tách ra. Với sự tấn công của vi khuẩn, ổ áp xe sẽ hình thành trong túi nha chu. Tuy nhiên, loại áp xe răng này ở trẻ em thường không quá phổ biến.
- Áp xe nướu răng: Sự tấn công trực tiếp của vi khuẩn vào nướu răng sẽ làm hình thành ổ áp xe, vấn đề này làm cho cấu trúc răng của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Triệu chứng nhận biết tình trạng áp xe răng ở trẻ em
Để có thể điều trị hiệu quả bệnh lý áp xe răng nguy hiểm ở trẻ em, bạn cần kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường ở trẻ. Sau đây là một số dấu hiệu cơ bản:
- Trẻ biếng ăn, bỏ bữa, ăn uống khó khăn, nhai thức ăn không như bình thường, khó chịu khi ăn những thức ăn nóng hoặc lạnh.
- Trẻ xuất hiện biểu hiện mệt mỏi, chán chường, không hứng thú với những hoạt động thường ngày. Một số trẻ còn có thể xuất hiện biểu hiện nóng sốt, đau đầu, thậm chí cáu gắt, la hét,…
- Trong khoang miệng của trẻ xuất hiện những cục u màu đỏ sậm, sưng tấy.
- Hơi thở trẻ có mùi hôi khó chịu, nếu nghiêm trọng có thể xuất hiện dịch mủ, khoang miệng có vị đắng và mùi tanh nồng.
- Trẻ không cảm thấy đau và xuất hiện các cục mủ nhỏ dưới nướu là dấu hiệu khó nhận biết nhất. Trong trường hợp này, phụ huynh cần đưa trẻ khám nha sĩ để xác định chính xác trẻ có bị áp xe răng hay không.
Áp xe răng ở trẻ em có tự khỏi hay không?
Áp xe răng có tự khỏi không, áp xe răng ở trẻ là một trong những bệnh lý nha khoa đặc biệt nguy hiểm, vấn đề này không thể tự khỏi nếu không được can thiệp chữa trị bởi các phương pháp y khoa. Khi không được điều trị kịp thời và đúng cách, tình trạng áp xe răng sẽ ngày càng lan rộng, ăn sâu vào trong tủy răng khiến cho các mô bị phá hủy. Từ đó, trẻ có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm đã được đề cập trước đó.
Do đó, áp xe răng ở trẻ cần được điều trị càng sớm càng tốt tại những cơ sở nha khoa uy tín. Đối với bất cứ dấu hiệu bất thường nào xuất hiện ở trẻ, phụ huynh đều không nên chủ quan hoặc chữa trị bằng các phương pháp dân gian truyền miệng, điều này có thể khiến cho vấn đề ngày càng nghiêm trọng hơn.
Cách điều trị áp xe răng ở trẻ em
Quá trình điều trị áp xe răng cho trẻ em cần được căn cứ theo lời khuyên chuyên môn của các chuyên gia nha khoa. Hiện tại, để giúp trẻ cải thiện sức khỏe răng miệng, phụ huynh cần tiến hành xử lý áp xe răng tại nhà và đưa trẻ đến cơ sở nha khoa uy tín để tiến hành điều trị.
Xử lý tại nhà
Vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách và hợp khoa học là tiêu chí cơ bản trong quá trình điều trị áp xe răng ở trẻ em. Do đó, phụ huynh cần hỗ trợ cho trẻ hình thành thói quen chăm sóc răng miệng từ sớm. Chăm sóc răng miệng tốt không chỉ phòng ngừa và cải thiện hiệu quả các vấn đề về răng miệng, mà còn giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ mắc phải các bệnh về đường hô hấp.
Sử dụng nước muối để súc miệng là cách thức vệ sinh răng miệng dễ thực hiện. Phụ huynh có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối từ 2-3 lần mỗi ngày để sát trùng khoang miệng, giảm đau, ngăn ngừa biến chứng áp xe răng. Để tạm thời giúp trẻ giảm đau, phụ huynh có thể cho trẻ chườm đá lạnh, thoa dầu oliu vào vị trí ổ áp xe,…
Tuy nhiên, những cách điều trị áp xe răng tại nhà này chỉ nên áp dụng trong trường hợp trẻ bị áp xe răng ở mức độ nhẹ và được các bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà. Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở nha khoa uy tín để điều trị dứt điểm.
Điều trị tại nha khoa
Trước khi điều trị áp xe răng cho trẻ, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và thăm khám lâm sàng, chẩn đoán chính xác nguyên nhân hình thành ổ áp xe. Tiếp theo đó, quy trình điều trị áp xe răng sẽ được thực hiện theo những kỹ thuật như sau:
- Chích rạch mủ: Đây phương pháp chữa áp xe răng ở trẻ em khi vừa mới khởi phát. Chích rạch một vết thương nhỏ tại vị trí ổ áp xe để loại mủ ra ngoài, dùng nước muối để sát trùng vết thương để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn.
- Lấy tủy, trám răng: Nếu áp xe răng ở trẻ hình thành do tủy bị viêm, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy. Mủ và tủy bị hỏng sẽ được hút sạch, sau đó dùng vật liệu chuyên dụng để trám bít ống tủy để khôi phục tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai.
- Nhổ răng: Đây là phương pháp được sử dụng trong trường hợp áp xe răng ở trẻ em quá nặng, răng đã hoàn toàn bị hỏng, không thể bảo tồn. Nhổ răng để ngăn ngừa sự lây nhiễm đến những chiếc răng lân cận.
- Dùng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được sử dụng trong những trường hợp nhạy cảm không thể áp dụng biện pháp nha khoa để can thiệp. Mục đích chủ yếu của phương pháp này là diệt khuẩn, kháng viêm, ngăn chặn nhiễm trùng.
Để mang lại hiệu quả nhanh chóng và an toàn, các phương pháp điều trị áp xe răng ở trẻ em cần được thực hiện chuẩn xác và đúng quy trình. Do đó, phụ huynh cần đưa trẻ đến những cơ sở nha khoa uy tín và chất lượng.
Áp xe răng sữa có nên nhổ không?
Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên trong giai đoạn phát triển của trẻ, có nên nhổ răng sữa khi bị áp xe răng hay không cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Các chuyên gia tại nha khoa Shark khuyên rằng: Chỉ nên nhổ răng sữa khi tình trạng áp xe răng đã chuyển sang mức độ nặng, vì việc nhổ răng sữa khi không thật sự cần thiết sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn về sau của trẻ.
Lưu ý khi điều trị áp xe răng ở trẻ em
Bên cạnh việc sử dụng phương pháp thích hợp, phụ huynh cũng cần đặc biệt lưu ý một số yếu tố quan trọng khi tiến hành điều trị áp xe răng cho trẻ. Cụ thể như sau:
- Phụ huynh nên tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách từ sớm, đặc biệt vào buổi sáng và tối. Hướng dẫn trẻ sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
- Không nên cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn ngọt hoặc những thức ăn có chứa nhiều tinh bột. Vì đây là những loại thức ăn có thể dễ dàng hình thành mảng bám, khiến cho răng của trẻ gặp phải nguy cơ về các vấn đề răng miệng như: Sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…
- Phụ huynh hãy tạo điều kiện cho trẻ khám nha khoa đúng định kỳ 6 tháng 1 lần để kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề nếu có.
Địa chỉ điều trị áp xe răng cho trẻ em
Để điều trị áp xe răng cho trẻ hiệu quả và an toàn, phụ huynh cần đưa trẻ đến với những cơ sở nha khoa chất lượng, được nhiều khách hàng đánh giá tốt. Trong đó, nha khoa Shark là một đơn vị uy tín, sở hữu hệ thống máy móc và công nghệ chuẩn Đức.
Quy tụ tại nha khoa Shark là đội ngũ những chuyên gia nha khoa dày dặn kinh nghiệm, được đào tạo bài bản và tốt nghiệp tại các trường y khoa hàng đầu trong nước và quốc tế. Tận tâm và thấu hiểu cảm xúc trẻ em, các bác sĩ sẽ giúp trẻ có được cảm giác thoải mái nhất tại phòng nha.
Thiết bị và công nghệ được nhập khẩu 100% từ Châu Âu, là sản phẩm chính hãng, cam kết chất lượng rõ ràng thông qua giấy tờ chứng minh nguồn gốc và xuất xứ. Nha khoa Shark sử dụng kỹ thuật tiên tiến giúp cho quy trình điều trị áp xe răng ở trẻ em mang lại hiệu quả cao, an toàn và không đau.
Tất cả các dịch vụ nha khoa tại Shark được thực hiện trong không gian vô khuẩn tuyệt đối, cam kết không xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo giữa các khách hàng. Đồng thời, với quy trình chuẩn y khoa, tình trạng áp xe răng ở trẻ em sẽ được giải quyết tận gốc, không xuất hiện biến chứng nguy hiểm về sau.
Mức giá điều trị bệnh lý răng miệng cho trẻ sẽ được công khai minh bạch và rõ ràng, trực tiếp tại cơ sở và thông qua các phương tiện truyền thông giúp phụ huynh dễ dàng tiếp cận. Nha khoa Shark cam kết mức giá được công khai đã niêm yết chính thức và không phát sinh thêm trong suốt quá trình điều trị.
Hiện nay, nha khoa Shark là cơ sở điều trị áp xe răng ở trẻ em được hàng triệu phụ huynh tin tưởng. Hãy liên hệ với Nha khoa Shark ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ tận tình bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, thân thiện thông qua Hotline 1800 2069 hoặc 0941 623 322 bạn nhé!
Bình luận bài viết