Bao nhiêu tuổi mới mọc răng khôn?

Bao nhiêu tuổi mới mọc răng khôn?

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng, thường gây ra những triệu chứng đau nhức, khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Vậy bao nhiêu tuổi mới mọc răng khôn? Cơ sở nha khoa nào nhổ răng khôn uy tín? Trong bài viết này, chuyên mục Kiến thức răng khôn của nha khoa Shark sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này một cách chi tiết nhất.

bao nhiêu tuổi mới mọc răng khôn

Bao nhiêu tuổi mới mọc răng khôn?

Qua các thống kê thực tế cho thấy, răng khôn thường mọc ở độ tuổi từ 18 đến 28 tuổi. Thời gian mọc răng khôn sẽ tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, có những người 16, 17 tuổi hoặc có những người muộn hơn, phải đến 30, 40 tuổi mới mọc răng khôn.

Những dấu hiệu thường gặp khi mọc răng khôn

Không giống với những chiếc răng thông thường, răng khôn khi sắp mọc sẽ có những dấu hiệu rất đặc trưng. Bạn cần phải hết sức lưu ý vì những dấu hiệu này sẽ mang đến cho bạn rất nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy khi trước khi mọc răng khôn sẽ xuất hiện những triệu chứng gì?

Đau nhức vị trí mọc răng

Khi răng khôn chuẩn bị mọc lên, bạn sẽ ngay lập tức có cảm giác đau nhức từ trong ra ngoài. Khi độ tuổi càng lớn thì răng sẽ đau hơn và thời gian đau kéo dài lâu hơn. Trước tiên, người có răng khôn sẽ bị đau nhức quanh nướu, nếu răng mọc lệch sẽ gây đau nhức cho hàm bên cạnh, sau đó gây đau nhức cho các răng còn lại. 

Răng khôn xuất hiện sẽ gây đau nhức vị trí mọc răng
Răng khôn xuất hiện sẽ gây đau nhức vị trí mọc răng

Sưng lợi

Sưng lợi là dấu hiệu cho thấy nướu bị sưng tấy ở người lớn. Ở độ tuổi này, nướu đã bị đông cứng lại một phần và xương hàm không còn phát triển nên khi mọc răng khôn, nướu phải căng ra và sưng lên. Chính điều này đã khiến cho nướu quanh khu vực chân răng bị sưng tấy. Tình trạng này sẽ trở lại bình thường sau khi răng đã mọc ổn định.

Sưng má, há miệng đau

Khi mọc răng khôn sẽ khiến cơ hàm nặng hơn từ đó dẫn tới cơ miệng khó cử động. Điều này sẽ ảnh hưởng cực lớn tới chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt giao tiếp hàng ngày. Tùy vào cơ địa của mỗi người, có những người mọc răng khôn bị sưng má hay nuốt nước bọt cũng đau đớn và thậm chí là không mở được hàm.

Sốt và nhức đầu

Sốt nhẹ là hiện tượng thường xảy ra khi mọc răng khôn. Khi mọc răng khôn, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên, đồng thời kèm theo nhức đầu khiến cho nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường. Tuy nhiên, sốt do mọc răng khôn cũng sẽ nhanh chóng biến mất sau khi răng khôn mọc ổn định.

Bạn sẽ có dấu hiệu sốt và nhức đầu khi mọc răng khôn
Bạn sẽ có dấu hiệu sốt và nhức đầu khi mọc răng khôn

Xuất hiện tình trạng chán ăn

Do cơ thể mệt mỏi kết hợp với tình trạng sốt nhẹ cùng đau răng khôn, vậy nên bạn sẽ có cảm giác chán ăn khi mọc răng khôn. Thêm vào đó, khi thức ăn vô tình tiếp xúc với nướu bị sưng có thể gây đau nhức, khó chịu, làm người mọc răng khôn không muốn ăn.

Có rất nhiều triệu chứng, dấu hiệu khác nhau khi mọc răng khôn. Do đó, bạn nên xem xét và theo dõi để có những giải pháp khắc phục sớm nhất. Bởi vì răng khôn mọc sai vị trí được nhổ càng sớm càng tốt.

>>> Đọc thêm: Răng khôn mọc trong bao lâu thì xong?

Một người mọc bao nhiêu răng khôn?

Ở một người trưởng thành, trên cung hàm sẽ có tổng cộng 32 chiếc răng được chia đều ở hàm trên và hàm dưới. Trong đó, bao gồm 8 răng cửa, 4 răng nanh, 8 răng nhỏ và 8 răng lớn, được phát triển từ năm 6 – 13 tuổi.

Một người có nhiều nhất là 4 chiếc răng khôn mọc ở 4 góc hàm
Một người có nhiều nhất là 4 chiếc răng khôn mọc ở 4 góc hàm

Ngoài ra, trong hàm răng của bạn sẽ bao gồm 4 chiếc răng khôn được mọc sau cùng ở độ tuổi nhất định. 4 chiếc răng khôn này sẽ được mọc ở 4 góc trong cùng ở mỗi cung hàm. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ mọc đủ 4 chiếc răng khôn này. Có người chỉ mọc 1, 2 răng hoặc có thể 3 răng khôn, bên cạnh đó cũng có người không mọc chiếc răng khôn nào.

Mặc dù tên gọi là răng khôn, nhưng nó lại đem tới cho bạn khá nhiều phiền toái. Sẽ có 2 trường hợp mọc răng khôn:

  • Trong trường hợp cung hàm vẫn còn đủ chỗ thì răng khôn sẽ mọc lên thẳng hàng, cân đối như bình thường. Và lúc này, răng khôn sẽ không gây lại bất kỳ biến chứng khó lường nào cho bạn.
  • Trường hợp tiếp theo mà phần lớn người bị đó là răng khôn mọc lên khi cung hàm đã phát triển ổn định. Lúc này mô hàm đã cứng nhắc, mô nướu bị che phủ dày và còn rất ít chỗ trống. Khi đó răng khôn của bạn sẽ gặp các tình trạng như: mọc lệch, mọc ngầm, mọc kẹt bên trong xương hàm, mọc đâm ngang sang răng kế bên.

Tất cả những răng mọc sai vị trí đều được đánh giá là khá nguy hiểm, nó ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mọi người. Vậy nên, cần hiểu rõ độ tuổi mọc răng để có các biện pháp xử lý kịp thời, ngăn ngừa tối đa các biến chứng có thể xảy ra.

Răng khôn nên nhổ hay giữ lại

Theo đánh giá của các chuyên gia, sự tồn tại của răng khôn sẽ không đem lại bất kỳ chức năng nào về thẩm mỹ cũng như ăn nhai. Nó mang đến cho mọi người nhiều mối nguy hại, và tác động xấu tới những chiếc răng lân cận.

Vậy nên, khi mọc răng khôn, bạn cần đến bác sĩ khám để có biện pháp xử lý phù hợp. Sau khi bác sĩ xác định được tình hình mới xác định nên quyết định giữ lại hay loại bỏ.

Những trường hợp nên nhổ răng khôn

Thời điểm tốt nhất để nhổ răng khôn là từ 18 – 28 tuổi khi răng đã mọc được ⅔. Bởi vì khi càng lớn, xương càng cứng cáp khiến cho việc nhổ răng diễn ra phức tạp hơn và vết thương cũng khó lành hơn.

Răng khôn mọc sai vị trí như mọc lệch, mọc ngầm,...thì cần phải nhổ
Răng khôn mọc sai vị trí như mọc lệch, mọc ngầm,…thì cần phải nhổ

Những chiếc răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, mọc kẹt, mọc đâm ngang sang răng kế bên đều bắt buộc phải nhổ để ngăn ngừa các biến chứng gây nguy hiểm cho răng miệng. Ngoài ra nếu răng khôn gặp các trường hợp sau cũng cần phải loại bỏ ngay:

  • Răng khôn mọc lên gây triệu chứng đau nhức, sưng viêm, lợi trùm, nhiễm trùng dai dẳng làm ảnh hưởng tới các răng xung quanh, cũng như ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
  • Giữa răng khôn và răng số 7 (răng kế bên) không có khoảng cách sẽ khó vệ sinh sạch sẽ, dễ tồn đọng vi khuẩn. Vậy nên trường hợp này cũng cần loại bỏ răng khôn.
  • Răng khôn mọc thẳng nhưng bị bệnh lý sâu răng, viêm tủy, hay không có răng đối diện ăn khớp dẫn đến mọc trồi dài gây tổn thương cho vùng nướu ở hàm đối diện cũng cần được loại bỏ.
  • Trường hợp cuối cùng là răng khôn có hình dáng dị, kích thước quá to hoặc quá nhỏ. Chúng dễ làm thức ăn thừa bị nhồi nhét gây viêm nhiễm, sâu răng bên cạnh nên cũng cần được nhổ sớm.

Những trường hợp không nên nhổ răng khôn

Những trường hợp không cần phải nhổ răng khôn là những trường hợp răng khôn mọc lên bình thường và ăn khớp với răng đối diện. Giữa răng khôn và răng số 7 không tạo khe giắt thức ăn, không gây đau nhức và không gây ra bệnh lý nguy hiểm nào cho vùng răng miệng thì không cần phải nhổ.

Tuy nhiên, các bạn cũng nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày để tránh vi khuẩn phát triển. Chọn bàn chải có lông mềm, đầu nhỏ gọn để dễ dàng làm sạch mọi ngóc ngách trong khoang miệng, tránh vi khuẩn tích tụ làm phát sinh bệnh lý ở răng.

Răng khôn mọc muộn có nguy hiểm không?

Khi cấu trúc xương hàm đã phát triển ổn định thì cũng là lúc răng khôn bắt đầu mọc. Các răng cố định đã bám chắc ở các vị trí trên cung hàm, gần như không có nhiều chỗ trống để răng khôn mọc lên thuận lợi như bình thường. 

Thông thường răng khôn sẽ mọc ở độ tuổi từ 18 – 28, hoặc thậm chí là 30 – 40. Khi độ tuổi còn nhỏ, việc mọc răng khôn sẽ ít để lại những triệu chứng làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày hơn.

Khi ở các độ tuổi lớn hơn, nghĩa là bạn mọc răng khôn muộn thì những bệnh lý về răng miệng sẽ xuất hiện nhiều hơn. Lúc này cơ hàm của bạn đã được cố định, răng khôn rất dễ mọc sai vị trí, ví dụ như răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm. Trong trường hợp này, bạn cần đến ngay bác sĩ nha khoa để có hướng giải quyết hợp lý nhất.

Đa phần mọc răng khôn muộn sẽ khiến bạn mất rất nhiều thời gian và chi phí để khắc phục. Bởi vì biến chứng của răng khôn mọc lệch là vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy, đối với trường hợp này, bác sĩ chuyên khoa đã khuyến cáo: Dù răng khôn mọc sớm hay mọc muộn, nếu có hiện tượng mọc sai lệch vị trí thì tốt nhất nên loại bỏ càng sớm càng tốt.

Sau khi giải đáp thắc mắc xong câu hỏi “Bao nhiêu tuổi mới mọc răng khôn”, hy vọng các bạn cũng có cho mình những thông tin bổ ích nhất. Nếu bạn đang ở trong độ tuổi mọc răng khôn thì hãy áp dụng ngay những cách trên để khắc phục các bệnh về răng miệng một cách hiệu quả nhất nhé.

Đánh giá bài viết

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher