Bé mọc răng hàm trong bao lâu? Dấu hiệu và cách chăm sóc

Bé mọc răng hàm trong bao lâu? Cha, mẹ cần lưu ý điều gì?

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Mọc răng là một trong những dấu hiệu cho thấy trẻ đang lớn lên và phát triển bình thường. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng mọc răng theo cùng một lịch trình và thứ tự. Đặc biệt, răng hàm là nhóm răng mọc sau cùng và có vai trò quan trọng trong việc nhai thức ăn. Vậy bé mọc răng hàm trong bao lâu?  Bài viết này Nha khoa Shark sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về chủ đề này.

Bé mọc răng hàm trong bao lâu

Trình tự mọc răng của bé

Bé mọc răng hàm trong bao lâu, quá trình mọc răng ở bé sẽ diễn ra theo trình tự cụ thể như sau.

Từ 6-9 tháng: 04 răng cửa giữa

Những chiếc răng đầu tiên sẽ xuất hiện khi các bé bước sang tháng tuổi thứ 6-9, đây là những chiếc răng cửa ở hàm dưới.

Những chiếc răng mọc đầu tiên sẽ khiến cho bé đau nhiều nhất. Trong thời gian này, bạn có thể trở nên cáu gắt, khó chịu, bỏ bú và còn có thể xuất hiện tình trạng sốt nhẹ.

Sau khi mọc 2 răng cửa hàm dưới, 2 răng cửa hàm trên sẽ xuất hiện khi bé bước sang tháng tuổi thứ 8.

Từ 7-10 tháng: 02 răng cửa trên

Bé mọc răng hàm trong bao lâu, khi bé bước sang tháng tuổi từ 7-10, 2 chiếc răng cửa hàm trên sẽ bắt đầu mọc lên.

Từ 12-14 tháng: 04 răng hàm sữa

Sau khi những chiếc răng cửa đã mọc đầy đủ, khoảng thời gian sau chính là thời gian để mọc những chiếc răng hàm.

Trước tiên, là 2 chiếc răng hàm ở hàm trên bên trong, có khoảng cách nhất định với những chiếc răng cửa.

Tiếp đến là sự xuất hiện của 2 chiếc răng ở hàm dưới bên trong, đối diện với 2 chiếc răng hàm vừa rồi. Trong thời gian này, các mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc răng miệng của bé, mẹ cần giúp bé bổ sung Fluor và phòng tránh các vấn đề về răng miệng.

Những chiếc răng đầu tiên sẽ xuất hiện khi các bé bước sang tháng tuổi thứ 6-9
Những chiếc răng đầu tiên sẽ xuất hiện khi các bé bước sang tháng tuổi thứ 6-9

Từ 16-18 tháng: 04 răng nanh sữa

Khi bé bước sang độ tuổi từ tháng thứ 16-18, răng nanh sữa hàm trên sẽ bắt đầu xuất hiện, giúp lấp đầy vị trí còn trống giữa răng cửa và răng hàm trên xuất hiện trước đó.

Sau khi răng nanh hàm trên mọc đầy đủ, răng nanh hàm dưới sẽ bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, khi bé bước sang tháng tuổi thứ 22 thì mới xuất hiện đầy đủ 04 chiếc răng nanh sữa này.

Từ 20-30 tháng: 04 răng hàm sữa cuối cùng

Bé mọc răng hàm trong bao lâu, khi bé được 20 tháng tuổi thì 04 chiếc răng hàm sữa cuối cùng sẽ mọc lên để hoàn thiện cung hàm. Trước tiên là 02 răng hàm sữa hàm dưới, sau đó là 02 răng hàm sữa hàm trên.

Quá trình mọc răng của bé sẽ hoàn thiện trước khi bé được 20 tháng tuổi.

Bé mọc răng hàm trong bao lâu, quá trình mọc răng của bé sẽ hoàn thiện trước khi bé được 20 tháng tuổi
Bé mọc răng hàm trong bao lâu, quá trình mọc răng của bé sẽ hoàn thiện trước khi bé được 20 tháng tuổi

Dấu hiệu khi bé mọc răng hàm

Mọc răng chính là quá trình phát triển quan trọng của bé mà các mẹ cần quan tâm rất nhiều. Trong giai đoạn mọc răng, bé rất hay gặp phải các vấn đề về sức khỏe, điều này khiến cho việc chăm sóc bé khó khăn hơn.

Vì vậy, ba mẹ nên nắm rõ những dấu hiệu khi bé mọc răng hàm để có thể chăm sóc và yêu thương bé tốt hơn.

Bé bị chảy nước bọt

Các bé nhỏ thường hay bị chảy nước bọt, đây là dấu hiệu rất bình thường. Tuy nhiên, khi bé chuẩn bị mọc răng hoặc đang trong quá trình mọc răng thì nước bọt sẽ chảy ra nhiều hơn.

Chảy nước bọt nhiều có thể khiến cho bé cảm thấy khó chịu, ba mẹ hãy thường xuyên dùng khăn lau để giúp cho bé giữ sạch quần áo.

Ba mẹ nên chú ý không cho bé mút tay, vì như vậy có thể kéo theo nhiều vi khuẩn tấn công khiến cho nướu răng của bé bị viêm nhiễm khi đang mọc răng.

Bé bị đau và sưng nướu

Nướu của bé thường bị sưng lên khi răng sữa mọc, điều này khiến cho nướu của bé bị đỏ, bé sẽ quấy khóc và đưa tay vào miệng do cảm thấy đau và khó chịu.

Những chiếc răng sữa mọc lên đầu tiên chính là những chiếc răng khiến cho bé cảm thấy đau nhiều nhất, ba mẹ nên cẩn thận và không để bé ngậm tay hoặc những đồ vật cứng, nhất là trong giai đoạn này.

Ba mẹ có thể giúp bé giảm cảm giác khó chịu bằng cách cho bé uống thuốc, dùng thuốc bôi hoặc chườm ấm, chườm lạnh cho bé.

Khi bé chuẩn bị mọc răng hoặc đang trong quá trình mọc răng thì nước bọt sẽ chảy ra nhiều hơn
Khi bé chuẩn bị mọc răng hoặc đang trong quá trình mọc răng thì nước bọt sẽ chảy ra nhiều hơn

Bé thích cắn

Bé sẽ cảm thấy bứt rứt và khó chịu vì có răng đang trồi lên khỏi nướu. Để giảm cảm giác khó chịu, bé sẽ cắn mọi thứ xung quanh.

Để giúp cho bé không bị tổn thương răng và nướu, ba mẹ có thể cho bé cắn ti giả mềm.

Bé bú ít, bỏ ăn

Dấu hiệu bé mọc răng hàm tiếp theo chính là bé bú ít và bỏ ăn. Dấu hiệu này kết hợp với việc thay đổi hệ miễn dịch ở bé trong giai đoạn 6 tháng tuổi sẽ có thể khiến cho bé bị sốt và tiêu chảy.

Ba mẹ cần bổ sung cho bé thật nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết, có thể cho bé ăn dặm và bú chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để sức khỏe của bé được đảm bảo.

Bé sốt

Sốt cũng có thể là một trong những dấu hiệu cho biết bé đang trong giai đoạn mọc răng. Tuy nhiên, mọc răng thường chỉ khiến cho bé sốt nhẹ.

Nếu bé sốt cao và xuất hiện kèm những triệu chứng khác thì nguyên nhân không phải do bé mọc răng, ba mẹ cần lưu ý.

Bé bị mất ngủ

Quá trình mọc răng có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé, nhất là giấc ngủ vào ban đêm. Bé thường hay giật mình, quấy khóc.

Bé khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn khi trong quá trình mọc răng
Bé khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn khi trong quá trình mọc răng

Bé sưng lợi bao lâu thì mọc răng hàm?

Thông thường, những dấu hiệu mọc răng hàm sẽ xuất hiện trước từ 3-5 ngày và sau từ 5-7 ngày các dấu hiệu này sẽ giảm và không làm cho bé khó chịu nhiều như trước, bé sẽ bắt đầu vui chơi và sinh hoạt như bình thường.

Ba mẹ nên đặc biệt quan tâm đến những triệu chứng vừa rồi để chăm sóc cho bé được tốt nhất. Hãy giúp bé chăm sóc răng miệng, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và ngủ đủ giấc.

Nếu những dấu hiệu vừa rồi xuất hiện đặc biệt nghiêm trọng, khiến cho bé bị sốt cao hoặc làm cho nướu bị viêm nhiễm thì ba mẹ nên đưa bé đến bác sĩ ngay để điều trị.

Bé mọc răng hàm trong bao lâu?

Thông thường, thời gian để bé mọc răng hàm sẽ cần khoảng 8 ngày, đây là khoảng thời gian bao gồm 4 ngày trước và 4 ngày sau khi răng đi qua nướu. Thời gian để răng hàm có thể mọc đầy đủ và hoàn thiện cần khoảng vài tháng.

Bé mọc răng hàm trong bao lâu là thông tin mà ba mẹ cần biết để có thể chăm sóc và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp cho bé.

Thời gian để bé mọc răng hàm sẽ cần khoảng 8 ngày, đầy đủ và hoàn thiện cần khoảng vài tháng
Thời gian để bé mọc răng hàm sẽ cần khoảng 8 ngày, đầy đủ và hoàn thiện cần khoảng vài tháng

Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng hàm giúp bé giảm đau

Sau khi đã trả lời được cho câu hỏi bé mọc răng hàm trong bao lâu, tiếp theo chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về cách giúp bé giảm đau khi chăm sóc cho bé trong quá trình bé mọc răng hàm.

Sử dụng khăn lạnh

Dùng khăn nhúng nước lạnh hoặc bọc đá lạnh và lau miệng cho bé có tác dụng rất tốt trong việc giúp bé giảm đau ở vùng nướu.

Bên cạnh đó, ba mẹ còn có thể cho bé ngậm kẹo để bé quên đi cảm giác đau răng. Tuy nhiên, ba mẹ cũng nên lưu ý rằng không nên cho bé ngậm đá hoặc uống nhiều nước lạnh, vì như vậy rất dễ khiến cho bé bị viêm họng.

Sử dụng thuốc giảm đau

Ba mẹ có thể giảm đau cho bé khi đang mọc răng bằng cách uống thuốc giảm đau. Cách thức này có tác dụng rất nhanh nhưng có thể gây nên các tác dụng phụ không mong muốn, vì vậy, trước khi sử dụng thì ba mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Cho bé ngậm ti giả

Nếu như những cơn đau có thể khiến cho bé khó chịu hoặc mất ngủ, ba mẹ có thể cho bé ngậm ti giả để giảm đi cảm giác này.

Ngậm ti giả có thể giúp bé quên đi cơn đau do mọc răng
Ngậm ti giả có thể giúp bé quên đi cơn đau do mọc răng

Vệ sinh răng miệng cho bé

Ba mẹ cần vệ sinh răng miệng cho bé thật thường xuyên để hạn chế tình trạng viêm nhiễm cho bé, nhất là trong giai đoạn bé đang mọc răng. Ba mẹ có thể vệ sinh nướu, lưỡi và răng cho bé bằng những dụng cụ chuyên dụng dùng cho trẻ nhỏ sau khi cho bé ăn hoặc bú.

Cách chăm sóc răng hàm sữa cho bé

Bé mọc răng hàm trong bao lâu, sau khi bé mọc răng hàm, việc chăm sóc và vệ sinh răng sữa cho bé là rất quan trọng để giúp cho bé không mắc phải các vấn đề răng miệng nguy hiểm.

Ba mẹ cần nên lưu ý những mốc thời gian sau đây.

Từ 0-6 tháng

Trong giai đoạn này, ba mẹ hãy vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách dùng khăn sạch hoặc gạc y tế quấn vào ngón trỏ rồi chà nhẹ nhàng lên nướu của bé.

Hãy vệ sinh nướu cả hàm trên và dưới cho bé sau khi cho bé ăn hoặc trước khi cho bé đi ngủ để vi khuẩn không thể làm hại đến răng đang mọc của bé.

Từ 6-12 tháng

Trong giai đoạn này, bé thường hay chảy nhiều nước bọt và thường xuyên ngậm các đồ vật xung quanh. Ba mẹ có thể vệ sinh răng miệng cho bé tương tự như ở giai đoạn trước, sử dụng khăn sạch hoặc bông gạc quấn quanh ngón trỏ và chà nhẹ lên nướu.

Ba mẹ hãy vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách dùng khăn sạch hoặc gạc y tế quấn vào ngón trỏ rồi chà nhẹ nhàng lên nướu của bé
Ba mẹ hãy vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách dùng khăn sạch hoặc gạc y tế quấn vào ngón trỏ rồi chà nhẹ nhàng lên nướu của bé

Từ 12-18 tháng

Khi bé bước sang độ tuổi từ 12-18 tháng, ba mẹ có thể vệ sinh răng miệng cho bé bằng bàn chải đánh răng. Chỉ nên cho bé sử dụng những bàn chải có lông chải mềm mại, có kích thước nhỏ phù hợp với khuôn răng của bé.

Hãy cho bé sử dụng loại kem đánh răng được dùng riêng dành cho trẻ nhỏ, thường những loại kem đánh răng này có vị ngọt dịu làm cho trẻ rất thích thú.

Ba mẹ cũng đừng quên vệ sinh lưỡi cho bé thật sạch sẽ để giảm thiểu vi khuẩn gây mùi hôi khó chịu, hạn chế mảng bám hình thành làm cho bé bị hôi miệng, sâu răng.

Trung bình cứ 3 tháng thì ba mẹ nên thay bàn chải đánh răng cho bé 1 lần. Đồng thời, ba mẹ đừng quên cho bé đi khám nha sĩ định kỳ 6 tháng 1 lần để sức khỏe răng miệng của bé được bảo vệ một cách tối đa.

Khi bé bước sang độ tuổi từ 12-18 tháng, ba mẹ có thể vệ sinh răng miệng cho bé bằng bàn chải đánh răng
Khi bé bước sang độ tuổi từ 12-18 tháng, ba mẹ có thể vệ sinh răng miệng cho bé bằng bàn chải đánh răng

Vừa rồi là những thông tin cơ bản về bé mọc răng hàm trong bao lâu. Để có thể giúp bé bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất, ba mẹ hãy liên hệ với Nha khoa Shark qua số Hotline: 1800 2069 hoặc 0941 623 322 ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ tận tình bởi những chuyên gia.

Đánh giá bài viết

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X