- Mặc định
- Lớn hơn
Bị gãy răng là một tình huống không chỉ mang đến sự đau đớn và không thoải mái mà còn tiềm ẩn nhiều ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe miệng và chất lượng cuộc sống hàng ngày. Khả năng ăn uống, nói chuyện và thẩm mỹ của hàm mặt đều có thể bị ảnh hưởng. Hãy cùng Nha khoa Shark tìm hiểu xem bị gãy răng có ảnh hưởng gì không và cách giải quyết vấn đề này.
Nguyên nhân khiến cho răng bị gãy
Gãy răng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Do bệnh lý răng miệng, do dùng lực ăn nhai quá mạnh, do tai nạn,… Nhưng nhìn chung, răng bị gãy là do răng phải chịu tác động của ngoại lực quá lớn.
Thực tế cho thấy, thói quen ăn uống thường ngày cũng có thể trở thành một trong những nguyên nhân khiến cho răng bị gãy. Răng của chúng ta sẽ rất dễ bị gãy nếu như chúng ta có thói quen nhai nước đá, thường xuyên sử dụng các món đông lạnh, hoặc thậm chí là sử dụng răng để khui bia,…
Răng còn có thể bị gãy cho vệ sinh răng miệng không đúng cách, hoặc trong quá trình lao động và di chuyển, răng vô tình phải chịu một tác động lực quá lớn.
Các trường hợp răng gãy
Gãy răng là điều không ai mong muốn, nhưng trong cuộc sống, chúng ta vô tình bị gãy răng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, và răng có thể bị gãy theo nhiều kiểu khác nhau.
Răng gãy theo chiều dọc
Bị gãy răng có ảnh hưởng gì không? Nếu gãy răng theo chiều dọc, khả năng có thể bảo tồn được chân răng rất cao. Trong trường hợp này, bạn có thể lựa chọn phục hình răng gãy bằng 1 trong những phương pháp chỉnh nha được các nha sĩ đề xuất để có thể bảo vệ răng trước sự tấn công của vi khuẩn.
Nhưng nếu răng bị gãy theo chiều dọc ở mức độ nghiêm trọng thì không thể bảo tồn được chân răng. Cách khắc phục duy nhất là nhổ bỏ chiếc răng này và trồng lại răng mới.
Răng gãy theo chiều ngang
Răng gãy theo chiều ngang có thể khiến cho phần tủy bị lộ ra bên ngoài, ngà răng và men răng cũng có nguy cơ bị phá hủy.
Cần làm sạch răng trước khi muốn khắc phục hiệu quả tình trạng này, sau đó cần loại bỏ hoàn toàn ổ nhiễm trùng xuất hiện bên trong tủy răng, có thể phục hình lại răng ngay sau đó nếu răng còn đủ điều kiện.
Bị gãy chân chân răng
Chân răng có thể được giữ lại nếu chân răng và xương ổ răng không bị tổn thương quá mức. Ngược lại, nếu cả chân răng và xương ổ răng đều bị tổn thương nghiêm trọng thì bắt buộc cần phải nhổ răng để xương ổ răng được bảo tồn.
Bị gãy răng có ảnh hưởng gì không? – Trong trường hợp này, để không khiến cho bạn bị ảnh hưởng, các bác sĩ cần nắm chắc được tình hình của chân răng và tủy răng thông qua phim chụp X-quang, sau đó xây dựng phác đồ điều trị gãy răng dành riêng cho bạn.
Bị gãy răng có ảnh hưởng gì không?
Bị gãy răng có ảnh hưởng gì không? – Sau đây là những ảnh hưởng cơ bản nhất và tình trạng gãy răng có thể gây ra cho bạn.
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ khi gãy răng cửa
Gãy răng cửa có ảnh hưởng gì không? Gãy răng cửa có thể ảnh hưởng đáng kể đến thẩm mỹ của hàm mặt. Những ảnh hưởng bao gồm:
- Khuyết điểm về hình dạng: Răng cửa gãy thường tạo ra một sự mất cân đối trong dáng vẻ tổng thể của hàm mặt.
- Khoảng trống: Khi răng cửa gãy, có thể xuất hiện khoảng trống, tùy thuộc vào mức độ gãy. Điều này cũng ảnh hưởng đến sự hài hòa của nụ cười.
- Ảnh hưởng đến dáng mặt: Một răng cửa gãy có thể làm dáng mặt trở nên không đều đặn và không cân đối.
- Thiếu hòa hợp màu sắc: Răng thật và răng giả có thể không hòa hợp về màu sắc, tạo ra sự không tự nhiên trong nụ cười.
- Tự tin cá nhân: Gãy răng cửa có thể làm mất đi sự tự tin khi nói chuyện hoặc mỉm cười.
Nhưng may mắn thay, có nhiều phương pháp điều trị như trám răng, cấy ghép implant hoặc đánh sáng răng để khắc phục tình trạng này.
Ảnh hưởng đến ăn uống
Trong quá trình ăn uống, mỗi chiếc răng đều đóng vai trò rất quan trọng. Khi răng bị gãy, cấu trúc của hàm răng bị ảnh hưởng, làm cho quá trình ăn nhai trở nên khó khăn, vì vậy, việc ăn uống của bạn sẽ bị ảnh hưởng khi gãy răng.
Gãy răng làm cho ở hàm xuất hiện lỗ trống, 2 hàm răng sẽ không còn được khớp nhau, lúc này khả năng cắn và xé thức ăn sẽ gặp nhiều trở ngại. Gãy răng hàm, đặt biệt là răng cấm thì tình trạng nghiêm trọng hơn, vì mất răng ở vị trí này không những làm khả năng nghiền thức ăn bị giảm sút mà còn có thể dẫn đến nguy cơ bị lệch cả 2 hàm.
Vì đa số răng đều có chức năng nhai, cắn xe và nghiền thức ăn, nên khi gãy răng bất kỳ chiếc răng nào thì cũng sẽ làm xuất hiện tình trạng chỉ nhai một bên, làm mất đi sự tương quan giữa 2 hàm và làm cho khớp thái dương bị ảnh hưởng.
Tăng nguy cơ mắc phải các bệnh về răng miệng
Khi răng bị gãy, cấu trúc bên trong răng sẽ bị lộ ra làm bề mặt răng bị tổn thương và xuất hiện những lỗ hỏng. Đây chính là điều kiện lý tưởng cho các loài hại khuẩn xâm nhập vào bên trong răng.
Khi bị gãy răng, bạn cần lưu ý vệ sinh răng miệng đúng cách, nếu thức ăn không được làm sạch mà vướng lại vào trong lỗ hỏng thì càng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Những chiếc răng bên cạnh vị trí răng bị gãy sẽ phải chịu nhiều áp lực hơn bình thường, từ đó cũng dễ trở nên suy yếu hơn và dễ bị tổn thương, vì vậy dễ bị vi khuẩn tấn công và gia tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý về răng miệng.
Răng bị gãy nhưng không được xử lý đúng cách có thể kéo theo sự xuất hiện của tình trạng tiêu xương hàm, tụt nướu.
Ảnh hưởng đến sức khỏe
Hệ thần kinh có thể bị ảnh hưởng lớn sau khi gãy răng, tình trạng này có thể khiến bạn thường xuyên bị đau đầu, vấn đề này cứ kéo dài mà không điều trị dứt điểm sẽ khiến cho sức khỏe của bạn bị giảm sút.
Chính vì gãy răng làm ảnh hưởng đến quá trình nhai và cắn xé thức ăn, nên dạ dày sẽ phải chịu áp lực lớn hơn thông thường khi cần phải tiêu hóa những thức ăn chưa được làm nhuyễn. Vì vậy, gãy răng cũng sẽ gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa.
Việc ăn uống bị ảnh hưởng khi gãy răng sẽ khiến cho nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể bị hạn chế. lâu dần sẽ làm cho chúng ta bị biếng ăn, cơ thể bị suy nhược.
Gãy răng khác với mất răng
Chúng ta thường nhầm lẫn gãy răng với mất răng là một, nhưng thực tế thì đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Gãy răng là khái niệm dùng để chỉ những trường hợp răng bị khiếm khuyết phần thân hoặc chân răng, và phần còn lại của răng vẫn còn bám trong xương hàm. Phần còn lại này hoặc là còn chắc chắn, hoặc là đã bị lung lay.
Mất răng là tình trạng răng đã bị mất hoàn toàn, cả phần thân và chân răng. Trường hợp này cần phải được khắc phục sớm để không kéo theo những hệ quả nghiêm trọng.
Các phương pháp phục hình răng gãy tốt nhất hiện nay
Hiện nay, chúng ta có 03 cách phục hình cho răng bị gãy.
Trám răng
Trám răng là một trong những phương pháp phục hình răng gãy hiệu quả, được nhiều người tin tưởng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được áp dụng trong trường hợp răng bị gãy không quá 1 phần 3 toàn bộ thân răng.
Composite thường là vật liệu dùng để trám răng chuyên dụng được các nha sĩ tin dùng. Vật liệu này được đắp lên phần răng bị thiếu để phục hình hình dáng ban đầu của răng.
>>>Tham khảo thêm: Trám răng cửa bị gãy có được không?
Bọc răng sứ
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng hiệu quả dành cho trường hợp răng bị mất 1 phần thân nhưng chân răng vẫn còn chắc chắn.
Bề mặt răng bị gãy sẽ được các bác sĩ xử lý, và phần răng sứ sẽ được bọc bên ngoài. Sau khi phục hình răng bằng phương pháp này, bạn sẽ có thể sở hữu chiếc răng tự nhiên như răng thật.
>>>Tìm hiểu thêm: Bị gãy răng còn chân răng có bọc răng sứ được không?
Trồng răng Implant
Trồng răng Implant là giải pháp phục hình răng hiện đại và tiên tiến nhất ở thời điểm hiện tại. Phương pháp này dành cho những chiếc răng bị gãy và phần chân răng đã bị lung lay. Răng gãy sẽ được nhổ bỏ để phục hình răng Implant.
Răng Implant có hình dáng và cấu trúc tương tự như những chiếc răng thật với đầy đủ thân răng và chân răng, giúp cho người dùng ngăn ngừa hiệu quả tình trạng tiêu xương hàm.
Các biện pháp phòng ngừa gãy răng
Để có thể phòng ngừa tình trạng răng bị gãy, bạn có thể áp dụng một trong những biện pháp sau đây.
Không dùng răng như một công cụ
Để có thể ngăn ngừa tình trạng gãy răng hiệu quả, bạn không nên sử dụng răng như một công cụ trong cuộc sống thường ngày như: Sử dụng răng để mở nắp chai, sử dụng răng để mở bao bì sản phẩm,… Những thói quen này tưởng chừng như vô hại, nhưng thực tế khiến cho răng chịu ảnh hưởng rất nhiều.
Đây cũng chính là nguyên nhân phổ biến làm gãy răng ở những người trưởng thành.
Hạn chế ăn thực phẩm quá cứng
Sử dụng răng để ăn nhai những thực phẩm quá cứng như: Xương, nước đá, kẹo,… cùng có thể khiến cho răng bị gãy. Không những vậy, những mô mềm xung quanh răng cũng có thể bị tổn thương. Chính vì vậy, để có thể phòng ngừa răng bị gãy, bạn cần hạn chế sử dụng những thực phẩm quá cứng.
Điều trị bệnh lý răng miệng
Các bệnh lý răng miệng là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng gãy răng như: Sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu, viêm tủy răng,… Vì vậy nếu muốn phòng ngừa vấn đề này, thì chúng ta cần phải điều trị các bệnh lý về răng miệng đúng cách và dứt điểm để không làm cho cấu trúc của răng bị tổn thương.
Đeo dụng cụ bảo hộ khi chơi thể thao
Răng thường rất dễ bị gãy do những chấn thương hay va đập, nhất là trong những lúc chơi thể thao. Vì vậy, để giữ cho răng không bị gãy do chấn thương khi chơi thể thao, hãy đeo dụng cụ bảo vệ răng, điều này là hết sức cần thiết.
Nha khoa Shark – Địa chỉ khắc phục răng gãy hiệu quả
Nha khoa Shark sở hữu đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm và có chuyên môn cao trong lĩnh vực phục hình răng, sẽ đem đến cho bạn kết quả phục hình răng gãy tối ưu nhất.
Nha khoa Shark là chuyên gia hàng đầu về phương pháp trám răng, bọc răng sứ và trồng răng Implant.
Khi đến với nha khoa Shark, khách hàng sẽ được kiểm tra và tư vấn, xây dựng phác đồ phục hình răng thích hợp nhất dành cho mình. Nha khoa Shark sẽ đem đến cho bạn:
- Quy trình phục hình răng trong môi trường sạch sẽ.
- Phòng phẫu thuật phục hình đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
- Quy trình khử trùng và vô khuẩn dụng cụ an toàn.
- Trang thiết bị hiện đại, tân tiến bậc nhất.
- Thời gian phục hình răng gãy nhanh chóng, không đau.
- Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và tận tâm.
Những thông tin vừa rồi đã giúp bạn giải đáp cho câu hỏi bị gãy răng có ảnh hưởng gì không. Nếu có bất cứ thắc nào cần được giải đáp, hãy liên hệ với Nha khoa Shark thông qua Hotline: 1800 2069 để được tư vấn tận tình và hoàn toàn miễn phí.
Bình luận bài viết