Lồi xương chân răng là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Lồi xương chân răng là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Lồi xương chân răng là tình trạng phổ biến ở người trung niên, trong khoang miệng thường xuất hiện khối cứng dưới niêm mạc nhưng không hề gây đau nhức. Tình trạng này tuy không gây nguy hiểm nhưng ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới quá trình ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Cùng nha khoa Shark tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này trong bài viết dưới đây.

Lồi xương chân răng

Lồi xương chân răng là gì?

Lồi xương chân răng hay còn gọi là Torus xương hàm, có khối xương hình tròn lồi ra dưới chân răng. Đây là các khối xương lành tính, phát triển chậm, có thể xuất hiện ở cả 2 hàm và không gây nguy hiểm gì cho sức khỏe răng miệng. 

Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc phải tình trạng này khá cao, khoảng 68,5%. Trong đó, số người bị chân răng lồi ra hàm dưới sẽ cao hơn so với hàm trên.

  • Xương chân hàm dưới bị lồi: Tình trạng lồi chân răng hàm dưới thường gặp ở người đã qua 30 tuổi. Do đó, tình trạng này xuất hiện phổ biến ở người trung niên. Xương chân răng bị lồi ra trong khoảng 1-2 năm và sẽ dừng phát triển.
  • Xương chân hàm trên bị lồi: Tình trạng xương chân răng hàm trên bị lồi cũng tương tự với xương hàm dưới. Tuy nhiên, tỷ lệ người mắc phải thường thấp hơn.
Lồi xương chân răng là tình trạng xuất hiện khối xương tròn lồi ra ở dưới chân răng
Lồi xương chân răng là tình trạng xuất hiện khối xương tròn lồi ra ở dưới chân răng

Hình dạng và kích thước lồi xương chân răng thường gặp

Mức độ ảnh hưởng của tình trạng xương chân răng bị lồi sẽ tùy thuộc vào hình dáng và kích thước của khối xương. Bạn có thể tham khảo hình dạng và kích thước xương chân răng bị lồi thường gặp dưới đây:

Hình dạng

  • Hình phẳng: Khối xương bị lồi rộng, dẹt, phẳng và thường có đáy rộng.
  • Hình thoi: Khối xương hẹp và dài, kéo dài từ phần gai cửa tới vùng sau của khẩu cái cứng.
  • Dạng hòn: Những hòn xương nhỏ, xuất hiện riêng lẻ và kết hợp thành một khối xương duy nhất. Khi đó, bạn có thể thấy các rãnh giữa những hòn xương nhỏ. 
  • Dạng thùy: Khối xương có phần đáy rộng và có cuống. Đây là hình dạng khối xương có kích thước lớn nhất trong các hình dạng xương chân răng bị lồi.

Kích thước

  • Vết: Khi chạm tay vào sẽ có cảm giác khối xương lồi ra chân răng so với vùng xung quanh.
  • Nhỏ: Xương chân răng bị lồi khoảng 3 mm.
  • Vừa:  Xương chân răng bị lồi khoảng từ 3-5 mm.
  • To:  Xương chân răng bị lồi trên 5 mm.
Xương chân răng bị lồi có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau
Xương chân răng bị lồi có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau

Dấu hiệu của lồi xương chân răng

Thông thường, xương chân răng bị lồi sẽ xuất hiện ở phía sau phần răng cối nhỏ và răng nanh. Ban đầu, khi khối xương còn nhỏ sẽ khó để phát hiện. Khi phát triển mạnh, khối xương mới lồi ra nhiều hơn và sau khi đạt đến kích thước nhất thước, khối xương sẽ ngừng phát triển.

Đây là bệnh lý lành tính và không gây ảnh hưởng cho sức khỏe răng miệng. Bạn có thể nhận biết tình trạng xương chân răng bị lồi thông qua các dấu hiệu sau:

  • Khó nhai nuốt, cảm giác bị cộm cấn dưới chân răng.
  • Xuất hiện cục nhỏ dưới nang chân răng nhưng không gây đau nhức.
  • Không thể đeo hàm giả tháo lắp.
  • Thức ăn dễ bị mắc kẹt và bám lại ở phần xương chân răng bị lồi.
Cục xương hình tròn nổi lên dưới chân răng hàm dưới nhưng không gây đau nhức
Cục xương hình tròn nổi lên dưới chân răng hàm dưới nhưng không gây đau nhức

Nguyên nhân chân răng lồi ra

Xương chân răng bị lồi có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác. Trong đó, yếu tố di truyền chiếm khoảng 70% và các yếu tố khác chiếm khoảng 30% còn lại.

  • Di truyền: Tình trạng này có thể di truyền từ đời này sang đời khác. Nếu trong gia đình bạn, ông bà hoặc cha mẹ bị lồi xương hàm răng thì có thể đời con cháu cũng thể mắc phải tình trạng này.
  • Nghiến răng: Thói quen nghiến răng thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân khiến xương chân răng bị lồi, nhất là ở vùng xương hàm. 
  • Thói quen ăn uống: Khi ăn uống không khoa học, bổ sung quá nhiều canxi sẽ làm tăng tăng mật độ khoáng của xương, khiến xương chân răng có nguy cơ bị lồi ra.
  • Cấu trúc khớp cắn: Cấu trúc khớp cắn và mật độ răng có thể ảnh hưởng tới phần xương hàm, gây lồi xương chân răng.

Biến chứng khi chân răng lồi ra

Hầu hết các trường hợp xương chân răng bị lồi ra sẽ không gây nguy hiểm gì. Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ sự phát triển bất thường trong cơ thể, tình trạng này có thể gây ra một số biến chứng sau:

  • Tùy thuộc vào kích thước khối xương sẽ gây cản trở khi nuốt thức ăn.
  • Quá trình vệ sinh răng miệng khó khăn hơn bình thường. Do đó, bạn sẽ tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng như: Sâu răng, hôi miệng, viêm nướu răng,…
  • Khi nói chuyện, giao tiếp hàng ngày có thể gặp phải các vấn đề về giọng nói, chẳng hạn như bị nói ngọng, phát âm không chuẩn,…
Xương chân răng bị lồi có thể gây ra tình trạng sâu răng, ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng
Xương chân răng bị lồi có thể gây ra tình trạng sâu răng, ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng

Bị lồi xương chân răng khi nào cần đi khám?

Mặc dù tình trạng xương chân răng bị lồi ra ngoài không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe răng miệng và sẽ ngừng phát triển sau khoảng 1-2 năm. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan vấn đề này. Nếu xuất hiện những biểu hiện dưới đây, bạn hãy nhanh chóng tới gặp bác sĩ để kiểm tra và xử lý kịp thời:

  • Vùng xương chân răng bị lồi ngày càng gây đau nhức và khó chịu. Khi cơn đau lan rộng trong miệng, bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi nhai nuốt và nói chuyện.
  • Xương chân răng lồi nghiêm trọng và không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Nói chuyện bị hụt hơi, không rõ tiếng do răng bị mọc chìa ra bên ngoài. Lúc này, xương chân răng bị lồi ra đã phát triển nặng.
  • Màu sắc phần xương bị lồi thay đổi nhiều theo thời gian.
  • Xuất hiện các bệnh lý răng miệng xung quanh chân răng bị lồi xương như: Đau ngứa chân răng, viêm nướu, sâu răng,…

Do đó, bạn nên điều trị dứt điểm tình trạng xương chân răng bị lồi để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng và quá trình sinh hoạt hàng ngày.

Có thể bạn quan tâm: có nên nặn mủ chân răng

Cấy ghép Implant – Khắc phục chân răng lồi ra hiệu quả

Cấy ghép Implant giúp khắc phục hiệu quả tình trạng xương chân bị lồi, cải thiện cả về thẩm mỹ lẫn chức năng nhai cắn cho răng đã mất và ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm. Đây là phương pháp phục hình răng hiện đại nhất hiện nay, được nhiều khách hàng và chuyên gia nha khoa đánh giá cao về mức độ an toàn và hiệu quả khi điều trị.

Xương chân răng bị lồi có thể khắc phục hiệu quả bằng phương pháp cấy ghép Implant
Xương chân răng bị lồi có thể khắc phục hiệu quả bằng phương pháp cấy ghép Implant

Sau khi loại bỏ phần xương chân răng bị lồi, khách hàng sẽ được cấy ghép Implant để khôi phục toàn bộ cấu trúc của răng. Bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép trụ Implant vào xương hàm để thay thế phần chân răng thật. Khi trụ đã tích hợp tốt với xương hàm, bác sĩ gắn mão sứ lên trên trụ Implant thông qua khớp nối Abutment.

Quá trình cấy ghép Implant diễn ra độc lập và không gây ảnh hưởng tới các răng xung quanh. Phương pháp có tuổi thọ kéo dài khoảng 20 năm hoặc có thể trọn đời nếu chăm sóc răng miệng đúng cách. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên thực hiện cấy ghép Implant tại nha khoa uy tín và tuân thủ hướng dẫn sau khi điều trị của bác sĩ.

Hy vọng bài viết vừa rồi của Nha khoa Shark đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng lồi xương chân răng. Đây là bệnh lý không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe răng miệng nhưng cần điều trị dứt điểm để tránh gây ra các biến chứng nghiêm trọng. 

Có thể bạn quan tâm: Nhiễm trùng chân răng

 

Đánh giá bài viết

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Video liên quan

background-video icon--play

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1

Lý do chọn Nha Khoa Shark

Banner bài viết 1 mb
Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X