Men răng là gì? Men răng yếu khắc phục như thế nào?

Men răng là gì? Men răng yếu khắc phục như thế nào?

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Men răng đóng vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng toàn diện. Tuy nhiên, men răng yếu đi có thể khiến cho răng bị nhạy cảm và ê buốt. Nhiều người lo lắng về tình trạng này không biết nên khắc phục như thế nào? Hãy theo dõi bài viết sau đây để được thông tin chi tiết về nguyên nhân và cách khắc phục men răng yếu.

Răng có thể trở nên nhạy cảm hơn khi men răng bị mòn
Răng có thể trở nên nhạy cảm hơn khi men răng bị mòn

Men răng là gì?

Men răng là lớp nằm ở ngoài cùng, bao phủ bên ngoài răng. Chức năng chính của men răng là tạo màu và bảo vệ tủy răng trước các tác động của hại khuẩn, nhiệt độ và ngoại lực. Màu sắc thường thấy của men răng là vàng nhạt, trắng xám, hoặc hơi xanh ở đường viền.

Trong men răng có chứa hàm lượng muối khoáng lên đến 96%, chất hữu cơ và nước chiếm khoảng 4% còn lại. Lớp men răng rất khó để bị phá vỡ, đây chính là sự kết nối chặt chẽ của các tinh thể Calci Phosphat.

Độ dày của men răng không đồng đều, dày nhất ở đầu răng và mỏng dần về phía chân răng. Sức khỏe của men răng mang yếu tố di truyền, nếu cha mẹ có men răng không khỏe mạnh thì ở con cũng sẽ có men răng yếu hơn thông thường.

Nhờ có men răng, ngà răng và tủy răng được bảo vệ tốt bởi các tác động bên ngoài, giúp quá trình ăn nhai được diễn ra dễ dàng và đảm bảo sức khỏe răng miệng hiệu quả.

Men răng là lớp nằm ở ngoài cùng, bao phủ bên ngoài răng
Men răng là lớp nằm ở ngoài cùng, bao phủ bên ngoài răng

Nguyên nhân khiến men răng yếu

Trong sinh hoạt thường ngày, có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến cho men răng yếu đi. Cùng tìm hiểu một số nguyên nhân gây nên men răng yếu như sau:

Do các yếu tố bên trong cơ thể

Bên trong cơ thể sẽ có một số tác động nhất định có thể khiến cho men răng yếu đi và bị mòn:

  • Sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… là những bệnh lý răng miệng sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào men răng, khiến cho men răng bị mòn và yếu đi.
  • Tuyến nước bọt hoạt động kém sẽ dẫn đến tình trạng khô miệng. Acid còn sót lại trong thức ăn sẽ gây ra tình trạng ăn mòn chân răng.
  • Men răng hoàn toàn có thể hư tổn do trào ngược dạ dày, suy dinh dưỡng, thiếu hụt acid,…
Tuyến nước bọt hoạt động kém sẽ dẫn đến tình trạng khô miệng. Acid còn sót lại trong thức ăn sẽ gây ra tình trạng ăn mòn chân răng
Tuyến nước bọt hoạt động kém sẽ dẫn đến tình trạng khô miệng. Acid còn sót lại trong thức ăn sẽ gây ra tình trạng ăn mòn chân răng

Do ảnh hưởng từ cuộc sống thường ngày

Trong cuộc sống thường ngày sẽ có một số tác động có thể khiến cho men răng yếu đi. Cụ thể:

  • Vi khuẩn sẽ phát triển và sinh sôi mạnh mẽ khi khoang miệng không được vệ sinh sạch sẽ, từ đó dễ dàng tấn công vào men răng.
  • Thói quen đánh răng theo chiều ngang hoặc dùng lực chải răng quá mạnh có thể khiến cho men răng bị mòn.
  • Men răng sẽ nhanh chóng bị suy yếu khi sử dụng quá nhiều thực phẩm có chứa đường và acid.
  • Nghiến răng hoặc sử dụng các thực phẩm quá cứng sẽ khiến cho răng bị sứt mẻ, dẫn đến tình trạng hở men răng hoặc ngà răng.
Men răng sẽ nhanh chóng bị suy yếu khi sử dụng quá nhiều thực phẩm có chứa đường và acid
Men răng sẽ nhanh chóng bị suy yếu khi sử dụng quá nhiều thực phẩm có chứa đường và acid

Các nguyên nhân khác

Bên cạnh các nguyên nhân vừa đề cập trước đó, tình trạng men răng yếu đi còn có thể xảy ra do một số tác động như sau:

  • Các thói quen không tốt như: Nghiến răng, dùng lực ăn nhai quá mạnh, thường xuyên ăn thức ăn nóng, lạnh,… có thể khiến mòn hoặc thậm chí vỡ men răng.
  • Sử dụng các loại thuốc như: Aspirin, Vitamin C nhai, Histamin,… trong thời gian dài có thể khiến cho men răng bị bào mòn, tổn thương, tạo ra các vết rỗ lớn.
  • Thói quen cắn móng tay có thể khiến cho men răng bị tổn thương.
  • Men răng yếu bị yếu đi còn có thể do yếu tố di truyền và tùy thuộc vào cơ địa của từng trường hợp nhất định.
Sử dụng các loại thuốc như: Aspirin, Vitamin C nhai, Histamin,... trong thời gian dài có thể khiến cho men răng bị bào mòn, tổn thương, tạo ra các vết rỗ lớn
Sử dụng các loại thuốc như: Aspirin, Vitamin C nhai, Histamin,… trong thời gian dài có thể khiến cho men răng bị bào mòn, tổn thương, tạo ra các vết rỗ lớn

Dấu hiệu khi men răng yếu

Theo thời gian, men răng có thể bị bào mòn do nhiều nguyên nhân, vấn đề này có thể xuất hiện một số biểu hiện cơ bản như: Trên răng xuất hiện đốm trắng đục, răng ê buốt và bị bong tróc khi ăn nhai. Thông tin chi tiết sẽ được chia sẻ ngay sau đây:

Răng xuất hiện đốm trắng đục

Răng sẽ bắt đầu xuất hiện những đốm trắng đục khi hoạt chất Fluor trên răng quá nhiều, ngoài ra, các vết lốm đốm trên răng cũng có thể xuất hiện do vi khuẩn tác động. Vấn đề này làm đảo ngược các hoạt chất trong men răng, biến đổi mảng nám thành acid. Theo đó, các đốm trắng bắt đầu xuất hiện rải rác trên bề mặt răng, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, vấn đề này sẽ trở thành nguyên nhân của một số bệnh lý răng miệng như: Viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy,…

Răng sẽ bắt đầu xuất hiện những đốm trắng đục khi hoạt chất Fluor trên răng quá nhiều
Răng sẽ bắt đầu xuất hiện những đốm trắng đục khi hoạt chất Fluor trên răng quá nhiều

Răng ê buốt từng cơn

Khi men răng yếu đi, những cơn ê buốt răng sẽ thường xuyên xuất hiện. Bên cạnh sự tấn công của vi khuẩn, men răng bị hỏng cũng có thể do tác động mạnh của ngoại lực, men răng sẽ bị sứt mẻ, thậm chí lộ ngà răng. Do đó, bạn sẽ cảm thấy khó chịu, đau nhức và ê buốt khi ăn nhai.

Răng bị bong tróc khi ăn thức ăn cứng

Lớp men răng bị mài mòn sẽ bong ra do tác động mạnh khi ăn thức ăn quá cứng. Đây chính là một trong những hiểu hiện cho thấy men răng của bạn đã bị yếu đi và rất dễ tổn thương. Ngay khi phát hiện biểu hiện này, bạn cần nhanh chóng đến với cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và chữa trị.

Khi men răng yếu đi, những cơn ê buốt răng sẽ thường xuyên xuất hiện
Khi men răng yếu đi, những cơn ê buốt răng sẽ thường xuyên xuất hiện

5 cách khắc phục tình trạng men răng yếu

Khi đã bị mài mòn, men răng hoàn toàn không có khả năng tự tái tạo. Tuy nhiên, tình trạng men răng yếu có thể cải thiện thông qua một số biện pháp đơn giản, dễ thực hiện. Để có thể giúp cho răng chắc khỏe hơn, bạn có thể áp dụng 5 cách khắc phục sau.

Hạn chế sử dụng thực phẩm có tác dụng khử khoáng men răng

Trong các thức ăn như bánh kẹo, bánh mì, nước ngọt,… đều có chứa Carbohydrate lên men – là một hoạt chất gây hại đến cấu trúc của răng khi kết hợp với hại khuẩn tạo nên acid.

Acid sẽ làm mòn các khoáng chất tự nhiên trong men răng, do đó, bạn cần hạn chế sử dụng bánh kẹo và các thực phẩm có chứa nhiều đường để bảo vệ men răng đã yếu.

Bánh kẹo, bánh mì, nước ngọt,... có chứa Carbohydrate lên men là một hoạt chất gây hại đến men răng
Bánh kẹo, bánh mì, nước ngọt,… có chứa Carbohydrate lên men là một hoạt chất gây hại đến men răng

Sử dụng thực phẩm bù khoáng bổ sung

Để khắc phục hiệu quả tình trạng men răng yếu, sử dụng thực phẩm bù khoáng bổ sung là cách thức được các chuyên gia nha khoa khuyên thực hiện. Tăng cường lượng men răng hiện có bằng cách bổ sung Fluor là giải pháp tốt nhất.

Theo đó, bạn cần nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ về việc sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa hàm lượng Fluor phù hợp để bù khoáng bổ sung cho men răng.

Vệ sinh răng đúng cách

Men răng sẽ bị mòn và yếu đi nếu bạn duy trì thói quen chải răng theo chiều ngang. Do đó, để có thể bảo vệ men răng, bạn cần làm quen với cách thức chải răng đúng tiêu chuẩn:

  • Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày.
  • Sử dụng bàn chải có lông mềm, nghiêng bàn chải 1 góc 45 độ khi chải răng.
  • Kết hợp dụng cụ vệ sinh lưỡi để làm sạch hại khuẩn.
  • Thời gian chải răng tối thiểu trong khoảng 2-3 phút/lần.
Kết hợp dụng cụ vệ sinh lưỡi để làm sạch hại khuẩn trong khoang miệng
Kết hợp dụng cụ vệ sinh lưỡi để làm sạch hại khuẩn trong khoang miệng

Xây dựng chế độ ăn uống giàu khoáng chất

Khi men răng bị hư tổn trong khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng sâu răng, và chế độ ăn uống không hợp lý là nguyên nhân hàng đầu của hiện trạng này. Để có thể tái tạo khoáng chất cho răng, các bác sĩ tại nha khoa Shark khuyến khích bạn sử dụng những thực phẩm như sau:

  • Hoa quả, rau củ.
  • Các loại hạt.
  • Nhóm thực phẩm chứa nhiều Protein.
  • Các thực phẩm được chế biến từ sữa ít béo.
Tăng cường ăn hoa quả và rau củ để bổ sung khoáng chất cho cơ thể
Tăng cường ăn hoa quả và rau củ để bổ sung khoáng chất cho cơ thể

Khám răng đúng định kỳ

Để khắc phục tình trạng men răng yếu, thăm khám răng miệng đúng định kỳ đóng vai trò rất quan trọng. Bạn cần đến thăm khám nha sĩ ít nhất trong khoảng 6 tháng 1 lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng được ổn định. Trong trường hợp bị mòn hoặc mất men răng, bạn sẽ được tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.

Bạn cần đến thăm khám nha sĩ ít nhất trong khoảng 6 tháng 1 lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng
Bạn cần đến thăm khám nha sĩ ít nhất trong khoảng 6 tháng 1 lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng

Men răng yếu và những thông tin liên quan đã được chia sẻ chi tiết thông qua bài viết vừa rồi. Để ngăn chặn hiệu quả tình trạng này, hãy liên hệ với Nha khoa Shark thông qua Hotline 1800 2069 hoặc 0941 623 322 để được tư vấn chi tiết và hoàn toàn miễn phí.

5/5 - (1 vote)

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

CHỌN DỊCH VỤ BẠN QUAN TÂM:

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

CHỌN DỊCH VỤ BẠN MUỐN ĐẶT LỊCH:

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

CHỌN DỊCH VỤ BẠN QUAN TÂM:

Đăng ký tư vấn

X