Phanh môi bám thấp là gì? Khi nào nên cắt phanh môi?

Phanh môi bám thấp là gì? Khi nào nên cắt phanh môi?

Đăng ký tư vấn
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Trong quá trình phát triển và chăm sóc trẻ nhỏ, sức khỏe của bộ phận miệng đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc ăn uống mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển nói chung. Một vấn đề phổ biến mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm đó là “phanh môi bám thấp ở trẻ“. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về tình trạng này và những biện pháp đối phó trong bài viết dưới đây.

phanh môi bám thấp

Phanh môi bám thấp là gì?

Phanh môi bám thấp là hiện tượng phanh môi không bám vào đúng vị trí trên cung hàm, khi điểm cuối của phanh môi nằm ở điểm giữa của hàm răng trên hoặc bám vào sâu bên trong xương hàm trên. Đây là trường hợp bẩm sinh ở trẻ, bố mẹ cần xử lý kịp thời để không ảnh hưởng tới sức khỏe sau này của bé. 

Những biểu hiện phanh môi bám thấp ở trẻ

Đối với trường hợp này, nếu các mẹ thấy bé có những dấu hiệu sau đây thì cần theo dõi và có biện pháp khắc phục ngay:

  • Trẻ gặp khó khăn khi bú sữa và cảm thấy khó nuốt.
  • Trẻ bú bình dễ dàng hơn bú sữa mẹ.
  • Trẻ thường cáu kỉnh, quấy khóc khi bú sữa mẹ.
  • Khi phát hiện trẻ chậm nói và có hiện tượng nói ngọng.
  • Phần răng cửa dưới mọc thưa hoặc lệch so với vị trí đúng.
  • Khi lưỡi của trẻ không thể chạm tới môi, vòm miệng.
Phanh môi là hiện tượng bẩm sinh ở trẻ, thường thấy khi trẻ quấy khóc và lưỡi không chạm tới vành môi
Phanh môi là hiện tượng bẩm sinh ở trẻ, thường thấy khi trẻ quấy khóc và lưỡi không chạm tới vành môi

Có thể thấy, những dấu hiệu này rất giống với hiện tượng phanh lưỡi bám thấp. Do đó, để xác định rõ bé nhà mình đang gặp phải tình trạng này, các mẹ nên đưa bé tới nha khoa để thăm khám và xử lý kịp thời.

Những tác hại của phanh môi bám thấp

Hiện tượng phanh môi bám thấp không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của bé. Tuy nhiên, trên thực tế, các mẹ cần điều trị sớm cho bé, bởi nếu để lâu sẽ gây ra một số ảnh hưởng nguy hiểm như:

  • Việc ăn uống của bé bị ảnh hưởng, nếu để lâu sẽ khiến bé không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng.
  • Làm khuôn mặt không cân đối, gây mất thẩm mỹ.
  • Hiện tượng này xảy ra sẽ khiến răng bé mọc lệch, làm lệch khớp cắn.
  • Nếu để quá lâu sẽ ảnh hưởng tới khả năng nói của bé, dẫn tới nói ngọng.
  • Ngoài ra, khi bị phanh môi thì việc chăm sóc răng miệng ở trẻ cũng sẽ khó khăn hơn, làm dễ mắc các bệnh lý về răng miệng.
Nếu hiện tượng phanh môi không được điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ lười ăn và dễ mắc các bệnh lý về răng miệng
Nếu hiện tượng phanh môi không được điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ lười ăn và dễ mắc các bệnh lý về răng miệng

Bởi vì những tác hại này sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống sau này của bé, nên mẹ cần phải điều trị cho trẻ từ khi còn nhỏ, tránh để khi lớn mới điều trị sẽ không hiệu quả.

Biện pháp cải thiện phanh môi bám thấp ở trẻ hiệu quả

Tình trạng phanh môi bám thấp làm cách  nào để cải thiện? Khi mẹ đưa bé tới bác sĩ nha khoa, sẽ có 2 phương pháp sau được áp dụng cho bé:

  • Phẫu thuật cắt phanh môi bằng phương pháp truyền thống: Đối với cách này, bác sĩ sẽ lấy dao để tiến hành cắt phanh môi. Khi khách hàng có thể cử động môi thuận lợi, các bác sĩ sẽ bắt đầu khâu vết thương lại. Ở phương pháp này, thời gian để vết thương lành là từ 7 – 10 ngày.
  • Phẫu thuật cắt phanh môi bằng Laser: Giống với tên gọi, phương pháp này sẽ dùng tia Laser để cắt phanh môi. Cách này sẽ giúp mọi người thoải mái hơn, không gây đau nhức trong quá trình phẫu thuật. Đặc biệt, thời gian phục hồi cũng được rút ngắn hơn.
Phẫu thuật cắt phanh môi bằng tia laser hiệu quả
Phẫu thuật cắt phanh môi bằng tia laser hiệu quả

Mỗi phương pháp cắt phanh môi sẽ có những ưu và nhược khác nhau. Các bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết để giúp bé lựa chọn được hình thức phẫu thuật cắt môi phù hợp và an toàn nhất.

Trẻ nên cắt phanh môi ở độ tuổi nào?

Cắt phanh môi cần được điều trị càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ sau này. Trên thực tế, không phải độ tuổi nào cũng thích hợp để tiến hành phẫu thuật. Độ tuổi thích hợp nhất để cắt phanh môi là từ 11 – 12 tuổi, bởi vì lúc này răng nanh đã mọc đủ và khoảng cách giữa 2 răng cửa đã khép lại.

Trẻ từ 11 - 12 là độ tuổi cắt phanh môi hợp lý và đảm bảo hiệu quả
Trẻ từ 11 – 12 là độ tuổi cắt phanh môi hợp lý và đảm bảo hiệu quả

Tuy nhiên, trong một số trường hợp mà hiện tượng phanh môi ảnh hưởng tới giọng nói của trẻ, gây đau nhức, tụt nướu,… thì mẹ cần đưa bé đi cắt phanh môi sớm..

Ngoài ra, có một số trường hợp mẹ không nên đưa trẻ đi cắt phanh môi như: trẻ còn quá nhỏ, cơ thể yếu ớt và trẻ chưa mọc đủ răng nanh; trẻ đang trong giai đoạn điều trị bệnh cấp tính và mãn tính.

Một số lưu ý sau khi trẻ cắt phanh môi bám thấp

Để quá trình phẫu thuật cắt phanh môi diễn ra hiệu quả, nhanh chóng và mau phục hồi thì các mẹ cần giúp bé lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tránh cho trẻ ăn đồ cay và đồ nóng. Cần cho bé ăn những đồ ăn mềm, lỏng và dễ nuốt.
  • Chăm sóc răng miệng và vệ sinh đúng cách.
  • Sử dụng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ để cho trẻ uống.
  • Tuyệt đối không cho trẻ ngậm hoặc cắn vật cứng vì sẽ dễ làm nhiễm trùng vết thương.
  • Ngoài ra, việc bé thường xuyên lấy tay chạm vào vết thương cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Khuyến khích bé uống nhiều nước để làm sạch khoang miệng sau khi phẫu thuật cắt phanh môi. 
  • Cần cho trẻ vận động trở lại bình thường để tránh để lại sẹo.

Đặc biệt, khi thấy trẻ có dấu hiệu chảy máu ở vị trí vết thương và sốt cao bất thường thì cần đưa bé tới cơ sở nha khoa uy tín ngay lập tức để được thăm khám và chữa trị.

Mong rằng với những thông tin về phanh môi bám thấp mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ chủ động trong quá trình điều trị cho bé. Nếu còn thắc mắc, liên hệ với Nha khoa Shark qua hotline 1800 2069 để được bác sĩ và chuyên gia tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Đánh giá bài viết

 

Bình luận bài viết

Gửi Bình Luận send

KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Bác sĩ liên hệ

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn
Tư vấn ngay
Đặt lịch hẹn
1800 2069

X

ĐẶT LỊCH HẸN

Để được phục vụ tốt nhất

ĐẶT LỊCH HẸN

X

CHỌN THỜI GIAN

Hôm nay, ngày

  • 8:00
  • 8:30
  • 9:00
  • 9:30
  • 10:00
  • 10:30
  • 11:00
  • 11:30
  • 12:00
  • 12:30
  • 13:00
  • 13:30
  • 14:00
  • 14:30
  • 15:00
  • 15:30
  • 16:00
  • 16:30
  • 17:00
  • 17:30
  • 18:00
  • 18:30
  • 19:00
  • 19:30

FORM ĐẶT LỊCH HẸN

Đặt lịch hẹn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN,
THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

Đăng ký tư vấn

X

Chúc mừng bạn 🎉, đã nhận voucher:

Mã code:

ĐĂNG KÝ NGAY
NHẬN VOUCHER LIỀN TAY

Nhận voucher