- Mặc định
- Lớn hơn
Tiêu xương hàm là một trong những vấn đề nguy hiểm trong lĩnh vực nha khoa, thường xuất phát từ việc răng bị gãy hoặc mất mà không được điều trị kịp thời. Hậu quả không chỉ là ảnh hưởng đến chức năng nhai nuốt, mà còn gây ra sự mất cân đối về thẩm mỹ của gương mặt và có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể. Hãy cùng Nha khoa Shark khám phá thêm về căn bệnh này trong bài viết dưới đây để có những biện pháp phòng tránh hiệu quả.
Tiêu xương hàm là gì?
Tiêu xương hàm còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Tiêu xương răng, tiêu chân răng, tiêu xương ổ răng. Đây là tình trạng suy giảm phần xương xung quanh chân răng, dẫn đến sự thiếu hụt về mật độ, số lượng, chiều cao và thể tích xương hàm. Vấn đề này có thể xảy ra ở cả hàm trên và hàm dưới, gây ảnh hưởng không nhỏ đến khớp cắn và cấu trúc khuôn mặt.
Khi không được điều trị kịp thời, tiêu xương hàm sẽ tiến triển nghiêm trọng hơn theo thời gian, thậm chí lây lan sang những vùng xương lân cận. Không chỉ gây ra các vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe răng miệng, tiêu xương răng còn tạo tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể.
Nguyên nhân gây ra tiêu xương hàm
Tình trạng tiêu xương ổ răng chủ yếu bắt nguồn từ 4 nguyên nhân chính: Mất răng, viêm nha chu, mang hàm giả tháo lắp hoặc làm cầu răng sứ, và do khớp cắn bị sang chấn. Để chi tiết hơn về các nguyên nhân này, bạn hãy theo dõi những thông tin sau đây.
Do mất răng
Mất răng là nguyên nhân chủ yếu và phổ biến nhất của tình trạng tiêu xương hàm. 1 lỗ hổng sâu sẽ xuất hiện sau khi mất đi 1 chiếc răng. Theo thời gian, những chiếc răng còn lại sẽ dần xô lệch về vị trí bị trống, từ đó mật độ xương sẽ trở nên thưa hơn. Tìm hiểu thời gian mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm tại bài viết: Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm?
Đồng thời, vị trí xương hàm bị mất răng sẽ không còn được kích thích từ hoạt động ăn nhai, nên sẽ dần bị tiêu biến.
Do viêm nha chu
Viêm nha chu có thể khiến cho nướu bị sưng đỏ, gây đau nhức và chảy máu chân răng. Khi không được điều trị kịp thời và đúng cách, nướu sẽ mất đi khả năng bám chắc vào chân răng, từ đó tạo điều kiện cho hại khuẩn tấn công.
Tiếp theo giai đoạn là tình trạng tụt nướu, hình thành túi nha chu khiến xương ổ răng bị phá hủy. Do đó, viêm nha chu hoàn toàn có thể khiến cho xương hàm bị tiêu biến, và gây mất răng vĩnh viễn.
Do mang hàm giả tháo lắp, làm cầu răng sứ
Sử dụng hàm giả tháo lắp và làm cầu răng sứ là cách thức phục hình thân răng đã mất được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, 2 phương pháp này không có tác dụng ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm. Sau 1 khoảng thời gian nhất định, tình trạng tiêu xương hàm chắc chắn sẽ xảy ra.
Do khớp cắn bị sang chấn
Tình trạng sang chấn khớp cắn xảy ra do mô xương quanh răng chịu áp lực lớn bởi khớp cắn sâu, khớp cắn ngược hoặc do dùng lực siết quá mạnh khi chỉnh nha. Theo thời gian, xương hàm dần tiêu biến, làm ảnh hưởng thẩm mỹ và khả năng ăn nhai.
Dấu hiệu nhận biết bị tiêu xương hàm
Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng tiêu xương răng, do đó biểu hiện của vấn đề này cũng được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Kịp thời phát hiện tiêu xương ổ răng thông qua những dấu hiệu cơ bản, bạn sẽ có thể can thiệp cách thức xử lý đúng lúc.
- Bị thu hẹp kích thước và chiều cao ở vùng xương hàm bị mất răng.
- Xương hàm ở vùng mất răng bị hạ thấp.
- Xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng, nướu sưng tấy đỏ.
- Tụt nướu khiến thân răng trong dài hơn.
- Răng bắt đầu lung lay, đặc biệt nghiêm trọng khi ăn nhai.
5 dạng tiêu xương hàm phố biến
Tiêu xương răng có thể xuất hiện ở nhiều dạng khác nhau. Cụ thể là:
- Tiêu xương theo chiều ngang: Tức là thu hẹp mật độ xương hàm tại vị trí bị mất răng. Theo đó, các chiếc răng kế cận sẽ dần xô lệch về khoảng trống.
- Tiêu xương theo chiều dọc: Xương hàm tại vị trí bị mất răng sẽ trũng sâu xuống, vùng nướu tương ứng cũng bị teo nhỏ theo thời gian.
- Tiêu xương tại khu vực xoang: Là dạng tiêu xương hàm sẽ xảy ra khi bị mất răng ở hàm trên lâu năm, các đỉnh xoang hạ xuống khiến thể tích xoang tăng dần.
- Tiêu xương cả khuôn mặt: Xảy ra khi bị mất răng vĩnh viễn ở cả hàm trên và hàm dưới, dạng tiêu xương này có những dấu hiệu rõ rệt như: Hóp má, da xuất hiện nhiều nếp nhăn, lõm khuôn miệng,…
- Hạ thấp xương hàm: Là tình trạng nghiêm trọng nhất có thể xảy ra khi tiêu xương răng không được kịp thời phát hiện và điều trị.
Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm?
Tiêu xương hàm là vấn đề chắc chắn sẽ xảy ra sau khi bị mất răng vĩnh viễn nếu không can thiệp trồng răng kịp thời, thời gian xảy ra nhanh hoặc chậm sẽ tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
Trung bình, sau khoảng 3 tháng mất răng, những dấu hiệu tiêu xương răng đầu tiên sẽ xuất hiện, cụ thể là: Nướu bị lõm, các răng còn lại dần dịch chuyển, nghiêng về vị trí bị khuyết thiếu. Trong 1 năm tiếp theo, 25% xương hàm sẽ tiêu biến, làm thay đổi cấu trúc khuôn mặt, gây ra tình trạng: Da nhăn, hóp má, khiến gương mặt trông già hơn so với tuổi thật.
Sau 3 năm mất răng vĩnh viễn, tình trạng tiêu xương hàm sẽ diễn ra ở mức 45-60%, những dấu hiệu được thể hiện rõ ràng và nghiêm trọng.
Còn chân răng có bị tiêu xương hàm không?
Còn chân răng có bị tiêu xương không? Dễ thấy, khi mất răng nhưng vẫn còn chân răng, tình trạng xương hàm tiêu biến vẫn sẽ xảy ra. Để giải thích cho điều này, các bác sĩ cho biết: Thân răng đã mất đồng nghĩa với việc khu vực xương hàm tương ứng không còn được chịu lực từ hoạt động ăn nhai. Vì vậy, tiêu xương hàm là vấn đề hiển nhiên sẽ xảy ra, nếu bạn không kịp thời phục hình răng đã mất.
Để tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian trồng răng, bạn cần tiến hành càng sớm càng tốt. Thời điểm vàng để phục hình răng chính là khoảng 1-2 tháng sau khi mất răng, đây là khoảng thời gian chưa xuất hiện dấu hiệu tiêu xương hàm.
Tiêu xương hàm có nguy hiểm không?
Các bác sĩ xác định rằng: Tiêu xương hàm răng có tính chất nguy hiểm cao, là 1 trong các biến chứng nghiêm trọng nhất của tình trạng mất răng vĩnh viễn. Không chỉ làm ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ, vấn đề này còn có tác động không nhỏ đến sức khỏe, khiến quá trình điều trị về sau gặp nhiều khó khăn.
- Ảnh hưởng sức khỏe: Xương hàm bị tiêu biến sẽ gián tiếp gây tụt nướu, tạo điều kiện cho hại khuẩn sinh sôi và tấn công. Không chỉ gây đau nhức, đây còn là nguyên nhân hình thành nhiều bệnh lý răng miệng.
- Ảnh hưởng khả năng ăn nhai: Những chiếc răng còn lại thường nghiêng về khoảng trống trên cung hàm sau khi bị mất răng. Theo thời gian, khớp cắn sẽ bị lệch khiến khả năng ăn nhai suy giảm, những chiếc răng còn lại dần lung lay.
- Ảnh hưởng thẩm mỹ: Tiêu xương hàm sẽ làm thay đổi tính cân đối của khuôn mặt, khiến bạn trông già hơn so với tuổi thật.
- Ảnh hưởng quá trình điều trị về sau: Tình trạng tiêu xương hàm răng càng nghiêm trọng, quá trình điều trị về sau càng gặp nhiều khó khăn, tốn kém nhiều hơn về chi phí và thời gian. Vì vậy, các bác sĩ luôn khuyên rằng bạn nên trồng răng khi cần thiết, càng sớm càng tốt.
Tiêu xương hàm có tác động như thế nào đến quy trình cấy ghép Implant?
Sau khi bị mất răng, bạn có thể phục hình răng toàn diện bằng phương pháp cấy ghép Implant – Kỹ thuật trồng răng hiện đại nhất trên thị trường nha khoa tính đến thời điểm hiện đại.
Tuy nhiên, tình trạng tiêu xương hàm hoàn toàn có thể khiến cho quy trình trồng răng trở nên phức tạp hơn: Không đảm bảo được sức khỏe răng nhân tạo ở mức tối đa, tỷ lệ cao đào thải trụ Implant, và cần thực hiện phẫu thuật xương, ghép màng xương phức tạp.
Răng không được khỏe mạnh sau khi cấy ghép
Tình trạng tiêu xương răng nghiêm trọng làm cho sức khỏe răng sau khi phục hình không được đảm bảo. Đặc biệt, trong trường hợp bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật sẽ không thể đáp ứng độ cứng chắc của trụ Implant, đồng thời không hồi phục được khả năng ăn nhai.
Phải kết hợp phẫu thuật ghép xương, ghép màng xương
Trong quy trình trồng răng Implant, bác sĩ sẽ cần tiến hành ghép xương hoặc ghép màng xương trong trường hợp xương hàm không đáp ứng được số lượng và chất lượng. Vấn đề này làm tốn kém thêm thời gian và chi phí.
Tăng khả năng đào thải trụ Implant sau khi cấy ghép
Xương hàm bị tiêu biến, không đáp ứng được mật độ và thể tích cần thiết sẽ không thể giữ được trụ Implant, làm tăng nguy cơ khiến trụ bị đào thải khỏi cơ thể. Vấn đề này còn bắt nguồn từ việc chẩn đoán không chính xác của bác sĩ. Theo đó, quy trình trồng răng Implant càng trở nên phức tạp hơn.
Vì vậy, đối với mọi trường hợp bị mất răng, bạn cần nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ để trồng răng sớm nhất có thể. Việc chủ quan và kéo dài thời gian phục hình răng sẽ khiến cho tình trạng tiêu xương hàm trở nên nghiêm trọng hơn.
Cách khắc phục và phòng tránh tình trạng tiêu xương hàm
Như vậy, tiêu xương ổ răng là vấn đề cần được can thiệp giải quyết kịp thời. Để đảm bảo an toàn ở mức tối đa, bạn cần thực hiện các cách thức phòng tránh hữu hiệu. Những thông tin sau được cung cấp bởi nha khoa Shark sẽ giúp bạn tìm hiểu về khía cạnh này.
Cách khắc phục
Để khắc phục tình trạng tiêu xương hàm, việc đầu tiên bạn cần thực hiện chính là tìm hiểu và lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín. Tại đây, các bác sĩ sẽ sử dụng 3 phương pháp chủ yếu để xử lý vấn đề này:
- Cấy ghép Implant
Là phương pháp phục hình răng hiện đại nhất, có thể phục hình răng đã mất lâu năm, hiệu quả ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm. Đây là phương pháp phục hình răng được các nha sĩ đánh giá tốt toàn diện với nhiều khía cạnh.
- Cấy ghép xương
Kỹ thuật ghép xương được chỉ định đối với những trường hợp có xương hàm không đủ mật độ đáp ứng quy trình trồng răng Implant. Sau khoảng 2 tuần, vết thương tại vị trí cấy ghép xương sẽ lành lại, phát triển xương mới để bù vào lượng xương hàm đã mất.
- Nâng xoang
Nâng xoang được chỉ ở những trường hợp tiêu biến xương hàm trên, khiến xoang hàm bị hạ thấp. Kỹ thuật này hỗ trợ làm tăng kích thước chiều ngang ở xoang hàm, giúp quá trình trồng răng diễn ra thuận lợi hơn.
Cách phòng tránh
Để phòng tránh tình trạng tiêu xương hàm thật hiệu quả, bạn cần xây dựng chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách và hợp khoa học. Cụ thể, hãy làm theo những hướng dẫn như sau:
- Đánh răng mỗi ngày tối thiểu 2 lần với bàn chải có đầu lông mềm.
- Thay bàn chải đúng định kỳ từ 3-4 tháng 1 lần.
- Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và máy tăm nước để làm sạch hại khuẩn trong khoang miệng.
- Ngăn chặn sự phát triển của hại khuẩn bằng việc hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều tinh bột, nhiều chất béo,…
- Tăng cường bổ sung cho cơ thể hàm lượng chất xơ, khoáng chất và Vitamin cần thiết để hỗ trợ cho răng hàm chắc khỏe hơn.
- Tuân thủ lịch thăm khám nha khoa đúng định kỳ từ 3-6 tháng 1 lần để bác sĩ theo dõi sát sao sức khỏe răng miệng của bạn.
Vừa rồi là những thông tin có thể giúp bạn khắc phục và phòng tránh hiệu quả tình trạng tiêu xương hàm. Nha khoa Shark hy vọng rằng với những kiến thức nha khoa vừa chia sẻ, chúng tôi đã có thể giúp bạn bảo vệ được sức khỏe răng miệng tốt hơn, và giữ được sự tự tin lâu dài trong nụ cười. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần hỗ trợ, nha khoa Shark luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn.
Bình luận bài viết